Tổng hợp

Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022

Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022

Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022 diễn ra từ ngày 12/9/2022 – 03/12/2022, với 3 vòng thi: Vòng loại, Bán kết và Chung kết. Vòng loại sẽ có 4 tuần thi từ 12/9 – 30/10/2022, thí sinh trả lời 30 câu hỏi trong vòng 10 phút.

Bạn đang xem bài: Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022

Sau đó, những thí sinh đủ tiêu chuẩn sẽ tham gia tiếp vòng Bán kết, Chung kết. Chi tiết Thể lệ cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022 mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá:

Thể lệ cuộc thi Học và làm theo lời Bác 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỂ LỆ
Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

– Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2001 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

– Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/194519/8/2022) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/19452/9/2022) và kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2022.

– Góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

– Góp phần thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

– Góp phần thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”.

2. Yêu cầu

– Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố; các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm (gọi tắt là cơ sở đào tạo) thành lập Ban tổ chức và triển khai Cuộc thi sâu rộng đến toàn thể học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trẻ, đoàn viên, thanh niên tham gia dự thi.

– Tích cực tuyên truyền và tổ chức cho các tập thể và cá nhân tham gia để Cuộc thi lan tỏa và thu hút các thí sinh ở trong nước và lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài dự thi.

– Nội dung thi đảm bảo phù hợp với từng đối tượng thí sinh dự thi.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI, NỘI DUNG, HÌNH THỨC DỰ THI

1. Đối tượng dự thi

1.1. Bảng A: Dành cho học sinh phổ thông (bao gồm học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên).

1.2. Bảng B: Dành cho sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo và lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.

1.3. Bảng C: Dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trẻ, đoàn viên, thanh niên (không thuộc đối tượng của Bảng A và Bảng B, dưới 35 tuổi).

2. Nội dung

– Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ; tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục Việt Nam, những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Nội dung cơ bản trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tác phẩm “Dân vận” và tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam.

– Những nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Những thành tựu, kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong 30 năm đổi mới (1986-2022), những chủ trương lớn trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

3. Cách thức đăng ký, hình thức thi và thứ tự các vòng thi

3.1. Cách thức đăng ký

– Thí sinh đăng ký tài khoản và tham gia làm bài thi trực tuyến tại trang điện tử của Cuộc thi: http://hocvalamtheobac.vn từ 09h00 ngày 24/8/2022. Mỗi thí sinh chỉ được phép đăng ký, sử dụng một tài khoản duy nhất để tham gia Cuộc thi.

– Thí sinh có thể tải ứng dụng (app) hocvalamtheobac để đăng ký và tham dự thi.

– Thông tin chính thức về Cuộc thi được Ban tổ chức cập nhật trên các trang thông tin điện tử: http://hocvalamtheobac.vn, http://www.moet.gov.vn, http://www.doanthanhnien.vn, http://www.gdtd.vn và Fanpage: https://www.facebook.com/hocvalamtheobac/.

3.2. Hình thức thi

– Hình thức thi: Thị trực tuyến toàn bộ các vòng của cuộc thi (từ vòng loại đến vòng chung kết) trên website: http://hocvalamtheobac.vn

– Thí sinh trả lời các câu hỏi ngẫu nhiên do hệ thống lựa chọn. Hệ thống, sẽ tự động ghi nhận kết quả và cập nhật vào website.

3.3. Thứ tự các vòng thi

a) Vòng loại (gồm 04 tuần thi)

– Vòng loại gồm có 04 tuần thi, thí sinh được quyền thi tối đa 02 lần/tuần thi. Bài thi có điểm số cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất sẽ là kết quả ghi nhận thành tích của thí sinh trong mỗi tuần thi.

– Thí sinh trả lời 30 câu hỏi trong vòng 10 phút. Thời gian được tính từ lúc thí sinh bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm số tối đa của thí sinh trong vòng thi này là 300 điểm. Trong quá trình thi, thí sinh có thể quay lại chỉnh sửa phương án đã trả lời hoặc lựa chọn kết thúc bài thi bất kỳ lúc nào.

– Kết thúc vòng loại, điểm của thí sinh là tổng điểm của 04 tuần thi (xét theo điểm thi và thời gian thi được ghi nhận mỗi tuần thi) là tiêu chí lựa chọn thí sinh được tham dự Vòng Bán kết, cụ thể:

+ Bảng A: Mỗi trường phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên chọn tối đa 05 thí sinh có kết quả thi cao nhất (điểm thi của mỗi tuần cần đạt từ 200 điểm trở lên) tham dự Vòng Bán kết .

+ Bảng B: Mỗi cơ sở đào tạo chọn tối đa 05 thí sinh có kết quả thi cao nhất (điểm thi của mỗi tuần cần đạt từ 200 điểm trở lên) tham dự Vòng Bán kết.

+ Bảng C: Mỗi cơ sở đào tạo chọn tối đa 05 thí sinh; mỗi tỉnh/thành phố chọn tối đa 05 thí sinh có kết quả thi cao nhất (điểm thi của mỗi tuần cần đạt từ 200 điểm trở lên) tham dự Vòng Bán kết.

b) Vòng Bán kết

– Cách thức tổ chức thi Vòng Bán kết: Thí sinh trả lời 30 câu hỏi trong vòng 10 phút. Thời gian được tính từ lúc thí sinh bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm số tối đa của thí sinh trong vòng thi này là 300 điểm. Trong quá trình thi, thí sinh có thể quay lại chỉnh sửa phương án đã trả lời hoặc lựa chọn kết thúc bài thi bất kỳ lúc nào.

Thí sinh được quyền thi tối đa 02 lần. Lần thi có điểm số cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất sẽ là kết quả chính thức của thí sinh.

– Kết thúc thi Vòng Bán kết, Ban Tổ chức chọn thí sinh có thành tích cao nhất vào thi Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc, cụ thể như sau:

+ Bảng A: Lấy tổng số 63 thí sinh, mỗi tỉnh/thành phố chỉ chọn 01 thí sinh có điểm thi cao nhất, thời gian thi ngắn nhất.

+ Bảng B: Lấy tổng số 50 thí sinh, mỗi cơ sở đào tạo chỉ chọn 01 thí sinh có điểm thi cao nhất, thời gian thi ngắn nhất.

+ Bảng C: Lấy tổng số 63 thí sinh, mỗi tỉnh/thành phố chỉ chọn 01 thí sinh có điểm thi cao nhất, thời gian thi ngắn nhất.

c) Vòng Chung kết

– Cách thức tổ chức thi Vòng Chung kết: Thí sinh trả lời 30 câu hỏi trong vòng 10 phút. Thời gian được tính từ lúc thí sinh bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm số tối đa của thí sinh trong vòng thi này là 300 điểm. Trong quá trình thi, thí sinh có thể quay lại chỉnh sửa phương án đã trả lời hoặc lựa chọn kết thúc bài thi bất kỳ lúc nào. Thí sinh chỉ được quyền thi 01 lần. Bài thi có điểm số cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất sẽ là kết quả chính thức của thí sinh.

– Kết thúc thi Vòng Chung kết, căn cứ kết quả thi của thí sinh, Ban Tổ chức sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp và xét giải cho các bảng thi.

III. THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI VÀ CÁC VÒNG THI

1. Thời gian tổ chức Cuộc thi

1.1. Thời gian thi thử: Bắt đầu từ 09h00 ngày 24/8/2022 đến 22h00 ngày 31/8/2022.

1.2. Phát động Cuộc thi: thứ Hai ngày 11/9/2022 (Bộ GDĐT sẽ ban hành công văn phát động).

1.3 Thời gian thi: Từ 10h00 ngày 11/9/2022 đến 09h30 ngày 03/12/2022.

2. Các vòng thi

2.1. Vòng loại: Từ 10h00 ngày 11/9/2022 đến 22h00 ngày 31/10/2022.

– Tuần 1: Từ 10h00 ngày 12/9/2022 đến 22h00 ngày 18/9/2022.

– Tuần 2: Từ 09h00 ngày 26/9/2022 đến 22h00 ngày 02/10/2022.

– Tuần 3: Từ 09h00 ngày 10/10/2022 đến 22h00 ngày 16/10/2022.

– Tuần 4: Từ 09h00 ngày 24/10/2022 đến 22h00 ngày 30/10/2022.

Sau khi kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức công bố danh sách thí sinh đoạt giải tuần (có 10 thí sinh/bảng/tuần), vào 09h00 ngày thứ sáu của tuần kế tiếp.

– Công bố danh sách thí sinh được tham dự Vòng Bán kết của cuộc thi, vào 9h00 ngày 11/11/2022.

2.2. Vòng Bán kết: Từ 9h00 ngày 14/11/2022 đến 22h00 ngày 20/11/2022.

– Công bố danh sách thí sinh được tham dự Vòng Chung kết toàn quốc của Cuộc thi vào 19h00 ngày 25/11/2021.

2.3. Vòng Chung kết: Từ 9h00 đến 19h30 ngày 03/12/2022.

– Công bố kết quả xét các giải cá nhân của các bảng thi vào 19h00 ngày 08/12/2022.

IV. GIẢI THƯỞNG

1. Giải cá nhân (dành cho 03 bảng)

1.1. Ban tổ chức sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố, các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm xem xét và tổ chức khen thưởng cho thí sinh có số điểm cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất (tính giá trị đến phần trăm giây)

Hình thức khen thưởng: Trao Giấy chứng nhận đạt giải cuộc thi và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật (bao gồm chịu trách nhiệm về kinh phí nếu có), cụ thể như sau:

– Ban tổ chức cuộc thi Trung ương sẽ báo cáo trình lãnh đạo Bộ xem xét lựa chọn các cá nhân đạt giải cao trong cuộc thi để có hình thức tuyên dương, khen thưởng phù hợp (Ban tổ chức sẽ thông báo sau).

1.2. Giải thưởng tuần, Vòng loại, Vòng bán kết:

a) Giải thưởng tuần: Mỗi tuần thì sẽ trao 10 giải (mỗi bảng thi) cho 10 thí sinh đạt kết quả thi trắc nghiệm cao nhất trong tuần (01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba), mỗi cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo chỉ được chọn 01 thí sinh kết quả cao nhất.

b) Giải thưởng Vòng loại: Trao 30 giải/Bảng (01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba và 20 giải tư).

c) Giải thưởng Vòng Bán kết: Trao 30 giải/Bảng (01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba và 20 giải tư).

d) Giải thưởng Vòng Chung kết: Trao mỗi bảng 30 giải, cụ thể như sau:

– 01 giải nhất và 03 giải nhì.

– 06 giải ba và 20 giải tư.

1.3. Cách thức xét giải Vòng loại, Vòng Bán kết:

– Bảng A: Chọn từ 63 tỉnh/thành phố ra 30 thí sinh có kết quả cao nhất; theo nguyên tắc mỗi địa phương chỉ lấy 01 thí sinh có kết quả thi cao nhất.

– Bảng B: Chọn 30 thí sinh có kết quả thi cao nhất, theo nguyên tắc mỗi cơ sở đào tạo chỉ lấy 01 thí sinh có kết quả thi cao nhất.

– Bảng C: Lựa chọn 30 thí sinh có kết quả thi cao nhất, theo nguyên tắc chỉ lấy 01 thí sinh đối với 01 cơ sở đào tạo hoặc 01 thí sinh đối với mỗi tỉnh/thành phố.

1.4. Cách thức xét giải Vòng chung kết | Xét kết quả thi của thí sinh từ cao xuống thấp và xét theo cơ cấu giải đã được quy định tại khoản d, mục 4.1.2 của Thể lệ này.

2. Giải tập thể

– 10 giải cho 10 Sở giáo dục và đào tạo có tỷ lệ học sinh tham gia làm bài thi nhiều nhất (số lượng thí sinh dự thi/tổng số học sinh của tỉnh, thành phố).

– 20 giải cho 20 cơ sở đào tạo có tỷ lệ sinh viên tham gia làm bài thi nhiều nhất (số lượng thí sinh dự thi/tổng số sinh viên của cơ sở đào tạo).

– Mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng.

V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thí sinh chỉ được sử dụng 01 tài khoản duy nhất đã đăng ký để dự thi.

2. Thí sinh có biểu hiện gian lận sẽ không được Ban tổ chức công nhận kết quả và xét giải.

3. Nếu thí sinh có bất kỳ thông tin cá nhân nào sai lệch so với thẻ học sinh, thẻ sinh viên, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh thì không được tính kết quả và xét giải.

4. Các nhà trường và cơ sở giáo dục thường xuyên rà soát kết quả thi của thí sinh trong đơn vị; Phối hợp với bộ phận kỹ thuật và thường trực Ban tổ chức Cuộc thi để loại bỏ các tài khoản ảo, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi của thí sinh.

VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Thường trực Ban tổ chức Cuộc thi:

1. Điện thoại đường dây nóng, hỗ trợ các thí sinh về nội dung liên quan: đăng ký tạo tài khoản dự thi, đăng nhập thi, hỗ trợ sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố và các cơ sở đào tạo thống kê, kết xuất dữ liệu: 0868081186, email: [email protected]

2. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đ/c Nguyễn Xuân Hà, chuyên viên chính, ĐT: 083.748.5979; email: [email protected] (Ghi chú: số điện thoại này chỉ hỗ trợ công tác tổ chức và kết nối với Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường đào tạo).

Trên đây là Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/the-le-cuoc-thi-tuoi-tre-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh-nam-2022/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button