Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu thị trường là gì? Thị trường có vai trò như thế nào trong Marketing.
Thị trường là gì? Ý nghĩa của thị trường đối với hoạt động Marketing?
Định nghĩa thị trường là gì?
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Bạn đang xem bài: Thị trường là gì? Thị trường có vai trò như thế nào trong Marketing?
Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v… Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
Ý nghĩa của thị trường đối với hoạt động Marketing?
Theo quan điểm kinh tế học, thị trường bao hàm mọi người mua và người bán trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ. Như vậy, thị trường nước ngọt sẽ gồm những người bán chủ yếu như các hãng Coca – Cola, Pepsi – Cola, Seven – up v.v… và người mua là tất cả những người nào mua nước ngọt. Nhà kinh tế quan tâm đến cấu trúc, tiến trình hoạt động và kết quả hoạt động của mỗi thị trường.
Với một người làm marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và những người sẽ mua một loại sản phẩm nhất định. Một thị trường là tập hợp những người mua và một ngành sản xuất là tập hợp những người bán.
Chúng ta sẽ theo quan điểm marketing để nghiên cứu thị trường.
Như vậy quy mô của thị trường gắn liền với số lượng người mua có thể có đối với một loại sản phẩm nhất định nào đó mà người bán cống hiến cho thị trường. Những người tìm mua bất kỳ sản phẩm nào đó trong thị trường thường có ba đặc điểm : sự quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thị trường.
Để làm rõ những khái niệm này, chúng ta sẽ xem xét một trường hợp về thị trường xe gắn máy. Tạm thời không xét đến các doanh nghiệp cần mua xe gắn máy, mà chỉ tập trung và thị trường người tiêu dùng. Đầu tiên, chúng ta phải ước lượng số người tiêu dùng có quan tâm tiềm tàng đến việc mua một xe gắn máy. Giả sử qua điều tra bằng phương pháp phỏng vấn, biết được có khoảng mười phần trăm tổng số người tiêu dùng có mong muốn mua xe gắn máy, thì mười phần trăm số người tiêu dùng này sẽ tạo thành thị trường tiềm năng cho mặt hàng xe gắn máy.
Thị trường tiềm năng (the potentinal market) là tập hợp những người tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường.
Sự quan tâm của người tiêu dùng chưa đủ để định rõ một thị trường. Những khách hàng tiềm năìng đó còn phải có thu nhập đủ để mua món hàng đó. Giá cả càng cao, lượng người có thể có đủ thu nhập dành cho việc mua món hàng đó càng ít. Quy mô của một thị trường là hàm số của cả sự quan tâm lẫn thu nhập.
Những rào chắn tiếp cận (access barries) còn làm giảm quy mô thị trường hơn nữa. Nếu xe gắn máy không phân phối được tới một khu vực nào đó vì chi phí vận chuyển cao chẳng hạn, thì người làm marketing không thể tiếp cận với số khách hàng tiềm tàng tại khu vực đó được.
Thị trường hiện có (the available market) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập và có khả năng tiếp cận một sản phẩm nhất định của thị trường.
Đối với một số sản phẩm, doanh nghiệp hoặc Chính phủ có thể đưa ra những qui định hạn chế mức tiêu thụ cho một số nhóm khách hàng nhất định. Ví dụ, Chính phủ qui định cấm bán xe gắn máy cho những người dưới 18 tuổi. Số người còn lại sẽ tạo thành thị trường hiện có và đủ điều kiện.
Thị trường hiện có và đủ điều kiện (the qualified available market ) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập, có khả năng tiếp cận và đủ điều kiện đối với một sản phẩm nhất định của thị trường. Đến đây, doanh nghiệp phải lựa chọn xem nên theo đuổi toàn bộ thị trường hiện có và đủ điều kiện, hay chỉ tập trung vào một phân đoạn nhất định nào đó của thị trường.
Thị trường phục vụ (served market), hay còn gọi là thị trường mục tiêu (the target market), là một phần của thị trường hiện có và đủ điều kiện mà một doanh nghiệp quyết định theo đuổi.
Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh chỉ có thể thâm nhập được một phần thị trường mục tiêu, tức là bán được một số lượng nhất định xe gắn máy trên thị trường mục tiêu đó.
Thị trường đã thâm nhập (the penetrated market) là tập hợp những khách hàng đã mua sản phẩm đó.
Các nội dung liên quan đến thị trường trong Marketing
Điều kiện xuất hiện thị trường
- Xuất hiện phân công lao động xã hội
- Xuất hiện các chủ thể kinh tế độc lập với nhau
Các biểu hiện của thị trường
- Chợ truyền thống : Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận (mặc cả) giá của hàng hóa
- Chợ online: Nơi người mua được lựa chọn và so sánh giá cả
- Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa
- Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian
- Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá
Chức năng của thị trường
Ấn định giá cả đảm bảo sao cho số lượng hàng mà những người muốn mua bằng số lượng hàng của những người muốn bán. Không thể xem xét giá cả và số lượng một cách tách biệt được. Giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì, mua như thế nào và mua cho ai.
- Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá thế nào.
- Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa
- Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Yếu tố phân biệt thị trường
- Tính đồng nhất hay sự giống nhau của sản phẩm là mức độ mà một đơn vị sản phẩm giống với một đơn vị sản phẩm khác được đem ra mua bán. Có những cấp độ theo đó các sản phẩm đưa ra giao dịch giống nhau. Thực tiễn trắc nghiệm cho thấy, sản phẩm có tính đồng nhất hay không là việc sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho sản phẩm kia, việc thay thế sản phầm này bằng sản phầm kia mang tính đồng nhất sẽ không làm thay đổi giá trị thị trường.
- Chi phí vận chuyển giữ vai trò quan trọng. Sản phẩm càng có giá trị so với chi phí vận chuyển sản phẩm, thị trường càng rộng lớn và ngược lại chi phí vận chuyển càng lớn so với giá trị hàng hóa thì thị trường càng hẹp. Ví dụ thị trường gạch ngói là một thị trường địa phương; Mặt khác, thị trường vàng thỏi là thị trường toàn cầu.
- Chi phí thông tin liên lạc cũng giới hạn phạm vi của thị trường. Đối với người nội trợ đi chợ, thường thì chẳng đáng bỏ công ra đi tìm ra đúng chỗ bán mớ rau rẻ nhất. Nhưng đối với một số mặt hàng, các chi phí thông tin liên lạc cực cao. Thị trường bất động sản là một điển hình. Muốn biết rõ có bao nhiêu ngôi nhà định bán, ta sẽ phải dành rất nhiều thời gian tìm hiểu và tốn kém chi phí; do đó, sẵn sàng chi tiền hoa hồng hay tiền “cò” cho người trung gian giúp để có được một ngôi nhà ưng ý.
Các phương pháp nghiên cứu thị trường trong Marketing
Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình tìm hiểu, xác định các thông tin thị trường, qua đó, có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận. Quá trình tìm hiểu về thị trường cũng giúp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và phản ứng của họ để có thể cải tiến hàng hóa, nhằm mang lại một giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
Các phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản, bao gồm:
Khảo sát, điều tra
– Phỏng vấn/ khảo sát trực tiếp: Tạo bảng hỏi/ các câu hỏi để người dùng có thể điền trực tiếp
– Khảo sát qua email: Gửi câu hỏi qua thư điện tử email đến tệp khách hàng nào đó
– Khảo sát qua điện thoại: Thực hiện việc thu thập các thông tin cơ bản của người dùng, sau đó gọi điện để xin ý kiến đánh giá
– Khảo sát trực tuyến: Tạo bảng hỏi khảo sát trên mạng, sau đó chia sẻ vào các diễn đàn, hội nhóm.
Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu
– Ưu điểm: Thu thập được lượng thông tin lớn, hiểu rõ khách hàng hơn
– Nhược điểm: Độ tin cậy thấp vì chỉ đại diện cho một bộ phận người dùng.
Thử nghiệm
Đây là phương pháp khảo sát phản ứng khách hàng trước một sản phẩm mới, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện hơn.
Quan sát hành vi
– Bằng cách quan sát hành vi mua sắm của người tiêu dùng, bạn sẽ hiểu được thói quen cũng như nhu cầu thực sự của họ.
– Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian lâu dài, tốn nhiều công sức.
Theo dõi, phân tích hành vi sử dụng Internet của người dùng
– Để có thể đạt hiệu quả trong phương pháp này, bạn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng về Internet, Big Data… mới có thể hiểu, phân tích chính xác thông tin.
Vì sao doanh nghiệp muốn thành công phải nghiên cứu thị trường?
Đối với các doanh nghiệp mới khởi sự kinh doanh, muốn phát triển bắt buộc phải có quá trình nghiên cứu thị trường để thu thập, xử lý thông tin, tìm hiểu về thị trường,… Thực chất, quá trình nghiên cứu giúp bạn hiểu được tâm lý khách hàng, nhu cầu của họ, giải pháp mà họ mong muốn,…
+ Thu thập thông tin cần thiết
Nghiên cứu thị trường giúp thu nhập thông tin liên quan đến sản phẩm, đối thủ cạnh tranh để khai thác tối đa thời cơ, nắm bắt được nhu cầu thị trường là gì để cải tiến sản phẩm
+ Giảm bớt rủi ro
Thị trường không ngừng biến động, vì vậy, sự nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời biến động đó để tránh hoặc giảm bớt rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đưa ra biện pháp phù hợp.
+ Phục vụ chiến lược kinh doanh
Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ đánh giá được những kế hoạch tiềm năng phục vụ cho hoạch định chiến lược và kế hoạch Marketing của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Các bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường
Bước 1: Xác định mục tiêu hoặc vấn đề của doanh nghiệp
Có thể nói, việc nghiên cứu thị trường có giúp ích cho doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào việc bạn có xác định đúng đắn vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải hay mục tiêu của cuộc nghiên cứu này. Vì thế đây được xem là một bước cần thiết trong mọi quy trình nghiên cứu thị trường.
Một ví dụ dễ hiểu cho vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải đó là: “Liệu chúng ta có nên tiến vào thị trường đó hay không?” hoặc “Tính năng nào của sản phẩm cần được phát triển trong tương lai?”. Việc hiểu vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải một cách rõ ràng sẽ giúp cho kết quả của cuộc nghiên cứu thị trường tập trung và đạt hiệu quả.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp
Bước tiếp theo sau khi đã xác định được mục tiêu của việc nghiên cứu đó là lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Một số phương pháp nghiên cứu phổ biến để doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn, đó là:
+ Điều tra, khảo sát: Công cụ để thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp này đó chính là bảng câu hỏi (bảng hỏi). Doanh nghiệp sẽ thiết kế một bảng câu hỏi thông minh, bám sát vào mục tiêu đã đề ra để khảo sát khách hàng mẫu. Quy mô mẫu được khảo sát càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng đáng tin cậy bấy nhiêu.
+ Phỏng vấn nhóm: Người điều phối sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi được soạn sẵn hay các chủ đề để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa một nhóm người.
+ Phỏng vấn cá nhân: Giống như phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân bao gồm nhiều câu hỏi mở có tính chất tìm hiểu sâu. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ năng dẫn dắt và tạo thiện cảm với người được phỏng vấn. Bởi khách hàng có sẵn sàng chia sẻ với người lạ hay không, đều phụ thuộc kỹ năng của người phỏng vấn.
+ Quan sát: Khi bạn quan sát hành động của khách hàng được ghi lại trong hệ thống camera đặt tại cửa hàng, nơi công cộng, bạn có thể thấy rõ cách thức họ mua sắm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Phương pháp này giúp bạn có được một sự tổng hợp chính xác nhất về các thói quen thông thường cũng như hành vi mua sắm của khách hàng.
+ Thử nghiệm: Bạn sẽ đặt những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng để thử phản ứng của khách hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế. Việc này giúp bạn chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm, có thể là điều chỉnh lại giá cả hay cải tiến bao bì bắt mắt hơn.
Bên cạnh đó, trước hết, bạn cần xác định làm thế nào chọn mẫu mang tính đại diện: đó là đối tượng có đặc điểm như thế nào, doanh nghiệp có thể tìm họ ở đâu, số lượng bao nhiêu là đủ để có thể kết luận,…
Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị khảo sát
Tùy theo phương pháp nghiên cứu được lựa chọn mà sự chuẩn bị là khác nhau. Nhưng nhìn chung, trong bước này, bạn cần phải thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường.
Ví dụ như doanh nghiệp của bạn chọn phương pháp nghiên cứu là điều tra, khảo sát thì cần liệt kê các câu hỏi, từ đó thiết kế một bảng hỏi trực tiếp/online. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhận thấy phương pháp phỏng vấn cá nhân mang lại hiệu quả nhất, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một số câu hỏi chính và các thiết bị cần thiết cho phỏng vấn viên.
Bước 4: Thu thập thông tin
Đây chính là bước mà bạn sẽ tiến hành đưa bản khảo sát trên thị trường, hoặc thực hiện các buổi phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân hay quan sát, thực nghiệm. Trong quá trình thực hiện khảo sát; phỏng vấn hoặc thử nghiệm, các câu trả lời hay thậm chí mọi thái độ hành vi của khách hàng đều được thu thập và ghi lại.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Từ những thông tin được ghi chép, bạn sẽ tổng hợp những thông tin đó lại thành bản dữ liệu hoàn chỉnh, thống nhất. Tiếp theo đó, việc sử dụng các phần mềm chuyên xử lý, phân tích dữ liệu là cần thiết và chúng sẽ đem lại cho doanh nghiệp của bạn kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Một số phần mềm phân tích dữ liệu phổ biến và đáng tin cậy hiện nay, đó là Excel, SPSS, Minitab,… Nhiệm vụ của các phần mềm này là tạo bảng và đồ thị, biểu đồ phân chia; phân khúc kết quả vào các nhóm phù hợp như độ tuổi, giới tính và cuối cùng là tìm ra xu hướng chính của kết quả nghiên cứu.
Bước 6: Minh họa dữ liệu và trình bày kết quả
Cuối cùng, đây chính là bước mà bạn có thể trình bày về cả quá trình nghiên cứu thị trường cũng như kết quả thu được để trả lời cho câu hỏi được đưa ra bước 1. Hãy đảm bảo rằng tất cả các thông tin, dữ liệu thu thập được biểu thị một cách khoa học, logic và dễ theo dõi.
Một điều đặc biệt bạn cần lưu ý, đó là, hãy bắt đầu trình bày từ vấn đề, mục tiêu của doanh nghiệp. Sau đó là lý do vì sao bạn lại chọn phương pháp nghiên cứu này, cách thức tiến hành chúng như thế nào. Và đối với mỗi kết quả nghiên cứu được đưa ra, hãy trình bày kèm theo cả ý nghĩa và tác động của chúng đối với vấn đề của doanh nghiệp.
Sau cùng, điều quan trọng nhất mà bạn cần đạt được là trả lời được câu hỏi được đưa ra ban đầu, hay cụ thể hơn đó là giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp.
Qua bài viết ở trên, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đã giúp các bạn hiểu rõ thị trường là gì? Ý nghĩa của thị trường đối với hoạt động Marketing? Các bước nghiên cứu thị trường trong Marketing. Các bạn có thể truy cập website Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/thi-truong-la-gi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp