Tổng hợp

Tiền phúng điếu là gì? Những quy định thăm hỏi phúng viếng cần lưu ý

Tiền phúng điếu là gì?

Phúng điếu hay còn gọi là chấp điếu – một trong những nghi thức mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi nhà mà việc chấp điếu hay miễn điếu có nên hay không, điều này không bắt buộc.

Theo nghĩa Hán Việt, “Phúng” có nghĩa là những lễ vật mang viếng người chết. Những lễ vật này bao gồm hoa quả, nhang đền, hoa viếng, phong bì phúng điếu,… Phần lễ vật này nhằm thể hiện sự kính trọng của người đi viếng gửi đến gia đình. Mong phụ giúp gia đình phần nào nỗi mất mát đau thương.

Bạn đang xem bài: Tiền phúng điếu là gì? Những quy định thăm hỏi phúng viếng cần lưu ý

Còn từ “Điếu” có nghĩa là việc người còn sống đến thăm viếng gia đình có tang sự. Mặc dù người chết đã được khâm liệm nhưng đây được xem là lần gặp cuối cùng với người chết. Mong linh hồn của người mất sớm về nơi an nghỉ cuối cùng. Mặc khác an ủi, động viên phần nào đến người thân của người chết. Mong mọi người sẽ bớt đau buồn và vượt qua đau thương này.

Nói túm lại, phúng điếu là việc bạn đến thăm viếng người chết lần cuối cùng. Đồng thời mang theo lễ vật như tiền phúng điếu,… để chia sẻ phần nào chi phí hậu sự. Có một số trường hợp đặc biệt, tang sự có phúng nhưng không điếu hoặc có điếu nhưng không phúng. Vì thế tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà “chấp điều hay miễn điếu”, không bắt buộc.

Tiền phúng điếu là gì?
Tiền phúng điếu là gì?

Nguồn gốc của phúng viếng

Tục phúng viếng khi dự đám tang bắt nguồn từ truyền thống tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau của hàng xóm láng giềng Việt Nam. Từ thời xa xưa, khi nhà nào có việc lớn như ma chay, cưới gả thì đều xem như việc của cả làng, mỗi người phụ giúp một tay để cùng tang quyến tổ chức tang ma. Người nào không thể giúp sức thì giúp đỡ bằng lễ vật như cau trầu, hoa quả, bánh trái, nhang đèn, phướn liễn và tiền bạc.

Ngày nay trong các lễ tang, hoa tươi được kết thành vòng hay hoa cườm thường được sử dụng để đi phúng điếu và nguồn gốc của việc này được cho là bắt nguồn từ các nước phương Tây, du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc. Cứ thế theo thời gian, phúng điếu dần trở thành một phong tục quen thuộc, không thể thiếu trong các đám tang của người Việt.

Tuy nói tang gia có thể “chấp hoặc miễn điếu”, nhưng đa số đám tang vẫn hay chấp điếu vì điều đó không chỉ hỗ trợ gia đình về mặt chi phí, mà còn mang ý nghĩa tương trợ lẫn nhau. Hơn nữa, người Việt còn hay có quan niệm: “ Cho đi để nhận lại” hay “ai sao mình vậy”. Dần dà về sau phúng điếu đã trở thành phong tục không thể thiếu trong ma chay Việt Nam.

Những quy định thăm hỏi phúng viếng cần lưu ý

Đi điếu nơi tang lễ cần chú ý rất nhiều điều vì đám tang là một trong những sự kiện có nhiều kiêng kị nhất trong phong tục Việt Nam. Thế nên những việc như: Nên mua gì để phúng điếu? Có kiêng kị gì không là điều cần phải tìm hiểu kĩ để tránh phạm phải những điều không mong muốn.

Dưới đây là một số điều nên chú ý khi dự tang lễ bạn nên tham khảo:

  • Ăn mặc lịch sự kín đáo, không diện đồ màu nổi, trang điểm đậm hay đeo nhiều đồ có giá trị cao để phô trương. Bạn có thể tìm hiểu thêm về trang phục đám tang tại bài viết: Trang phục trong đám tang người Việt
  • Nên bật chế độ rung cho điện thoại khi đang làm lễ cúng tụng, để không làm ảnh hưởng đến bầu không khí trang nghiêm của tang lễ.
  • Không nên trò chuyện hay để trẻ nhỏ cười giỡn lớn tiếng trong đám tang.
  • Không được bàn tán, khen chê người chết nếu không quen biết hay thân thiết với họ.
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn hành kinh hạn chế lưu lại lâu ở đám tang. Vì thể trạng họ lúc này rất yếu, sẽ dễ bị hàn khí của đám ma làm cho nhiễm bệnh.

Nghi thức vái lạy khi đi phúng viếng đám tang

Khi đi phúng điếu tang lễ ngoài những lưu ý về cách ăn mặc hay tác phong, bạn còn phải tìm hiểu nghi thức vái lạy người đã khuất sao cho hợp lễ nhất. Quan niệm về vái lạy khi dự tang lễ có các nguyên tắc sau:

  • Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên chỉ lạy đúng 2 lạy và vái 2 vái.
  • Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy và 2 vái, sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống).
  • Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy và vái 3 vái.
  • Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà, người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì,… của người quá cố, thì chỉ đứng để vái 2 vái mà thôi.
  • Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Đồ phúng viếng đám tang phổ biến

Ngày nay ngoài tiền, đa số mọi người sẽ đi viếng đám ma bằng vòng hoa, giỏ trái cây tươi, vật phẩm cúng như: nhang đèn, giấy tiền vàng mã,… Sau đây là một số gợi ý Tháp Long Thọ xin chia sẻ, mời các bạn tham khảo.

Phúng viếng bằng vòng hoa tươi

Phúng hoa thường là sự lựa chọn nhiều nhất vì sẽ góp phần xua đi không khí u ám của tang lễ. Bạn nên chọn những loại hoa tươi và mang ý nghĩa phù hợp với đám tang để phúng như : hoa lan, hoa hồng trắng, hoa cúc, hoa hồng tím,…

Tuy nhiên hãy hạn chế dùng những loại hoa phúng viếng có màu sắc tươi nổi, không phù hợp để viếng đám tang như vàng, đỏ tươi, hồng, xanh,.. vì đôi khi sẽ dễ khiến gia chủ hiểu nhầm thành ý người tặng.

Trái cây tươi rất phù hợp phúng viếng đám tang

Bên cạnh đó, những giỏ trái cây tươi cũng sẽ rất ý nghĩa, vừa có thể chưng bày vừa có thể sử dụng sau đám tang, không bị lãng phí. Trái cây thì bạn nên chọn những trái còn tươi xanh để chưng được lâu hơn và sắp xếp chúng vào giỏ thành hình tháp cho đẹp mắt và trang trọng.

Cách viết lời phúng viếng chia buồn và phong bì phúng viếng đám tang

Đối với các công ty khi đi viếng đám tang thì họ sẽ có mẫu phong bì công ty phong cách đặt riêng để cho tránh nhầm lẫn đối với các phong kì khác. Còn đối với bạn bè, họ hàng hay xóm giềng chỉ cần dùng những phong thư đơn giản là được.

Thông thường, trên phong bì đám tang sẽ có 2 phần. Đó là From (đến) và To (từ). Cách viết phong bì đi đám ma cho 2 phần này như sau:

  • From: Viết tên người đi đám ma, đi phúng viếng
  • To: Viết chữ “ Kính viếng ông/ bà/ cô/ chú/ bác/ anh/ em,…”.

Gợi ý viết lời phúng viếng chia buồn

Ngoài việc đi tiền phúng điếu, bạn còn có thể viết thêm những câu chia buồn ý nghĩa ở mặt sau phong bì, nhằm mục đích an ủi động viên người nhà mau chóng lấy lại được tinh thần.

  • Em/anh không biết nói gì hơn ngoài câu chia buồn cùng gia đình mình. Mong gia đình kiên cường, cố gắng động viên nhau vượt qua nỗi đau mất mát này. Mọi người sẽ luôn bên cạnh gia đình mình!
  • Có câu “Chính lúc chết đi là lúc vui sống muôn đời”. Gia đình mình hãy nghĩ rằng khi chết đi, chúng ta mới có được sự sống trọn vẹn để động viên nhau cùng vượt qua khó khăn này. Em/anh và mọi người sẽ luôn bên cạnh gia đình.
  • Em xin gửi lời chia buồn với anh/chị cùng gia đình mình. Cầu mong cho hương hồn (người mất) sẽ trở về cõi vĩnh hằng.
  • Sinh lão bệnh tử, không ai có thể tránh khỏi. Mong anh/chị đừng quá đau buồn, cố gắng giữ gìn sức khỏe để làm chỗ dựa cho gia đình mình. Em xin chia buồn cùng anh/chị và gia đình mình.
  • Em có thể hiểu nỗi đau của anh/chị và gia đình mình lúc này. Chân thành gửi lời chia buồn từ đáy lòng em với anh/chị và gia đình. Mong gia đình mình cố gắng vượt qua để (người mất) được ra đi thanh thản.
  • Cầu mong linh hồn (người mất) sẽ trở về cõi vĩnh hằng. Lẵng hoa chia buồn này như một lời nhắn nhủ rằng anh/chị/em chúng tôi luôn mãi nhớ về bạn. Mong (người mất) yên nghỉ và phù hộ cho gia đình vượt qua nỗi đau mất mát này.

Chuyện nhân gian vui buồn đều có

Kiếp nhân sinh như gió thoáng qua

Sinh ra trong một kiếp con người

Sớm ở tối về là lẽ thường thôi…

Thật ngon giấc nhé

  • Thay mặt đoàn thể anh em, tôi xin phép được chia buồn cùng gia đình. Xin phép gia đình cho tôi được thắp nén nhang cầu cho linh hồn (người mất) được yên nghỉ.

Đi phúng điếu lễ tang thông gia cần chuẩn bị gì?

Khi đi đám ma thông gia, ngoài phúng phong bì ra mọi người còn thường phúng bằng nhiều loại lễ vật khác nhau để bày tỏ thêm nhiều thành ý. Việc đi viếng đám tang bằng lễ vật có thể cúng bái người đã khuất trực tiếp rất ý nghĩa. Vì những lễ vật đó thể hiện rằng bạn đã bỏ ra cả thời gian, tiền của và lẫn sự quan tâm sâu sắc dành cho tang quyến. Tấm lòng đó rất quý và đáng được trân trọng.

Thường thấy khi đi đám tang sui gia, người ta hay phúng liễn có thêu chữ, vừa trang trọng vừa thành kính. Liễn có nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau, cả phật giáo lẫn công giáo cho bạn tiện bề lựa chọn sao cho phù hợp.

Liễn đám tang hay còn gọi là bức trướng đám tang hay bức trướng tang lễ. Bức liễn đám tang là lễ vật phúng điếu của sui gia kèm theo vòng hoa và trái cây, trên tấm liễn có in các câu đối và thêu hình phật, hình rồng phượng, hình đức cha đức mẹ ( dành cho người theo đạo) với mong muốn các hương hồn người đã khuất được theo chân phật, sớm về cõi lành.

Nên đi phúng điếu bao nhiêu tiền?

Khi đi phúng điếu người chết, bạn không quên mang theo lễ vật như vòng hoa, trái cây, nhang đèn,… đặc biệt là không thể thiếu phong bì phúng điếu. Tùy theo quan hệ giữa người thăm viếng và gia đình có tang sự mà phần lễ vật phúng điếu ít hay nhiều khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu là mong chia sẻ phần nào chi phí hậu sự cùng gia đình.

Việc chấp điếu hay miễn điếu khi gia đình có tang sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi một số gia đình rất dư giả những vẫn chấp điếu nhằm thể hiện sự tương thân tương ái. Không muốn tình cảm giữa gia đình và người thăm viếng bị cách cắt. Do đó việc đi phong bì phúng điếu ít hay nhiều tùy thuộc vào người thăm viếng, chẳng ai bắt buộc điều này.

Nên đi phúng điếu bao nhiêu tiền?
Nên đi phúng điếu bao nhiêu tiền?

Người đi phúng điếu nên lưu ý điều gì?

Trước khi đi phúng điếu người mất, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây. Tránh phạm sai lầm kẻo rước họa vào thân.

+ Tùy theo mối quan hệ với gia đình tang sự thân thiết ra sao mà phần lễ phúng điếu ít hay nhiều. Quan trọng phải có để bày tỏ lòng thành kính với người quá cố.

+ Khi nhà bạn có trọng tang, chẳng hạn như ba mẹ, người thân qua đời thì không nên đi phúng điếu người khác.

+ Khi phúng viếng, nếu linh cửu còn ở tại nhà thì vái 2 lạy, còn nếu đã chôn cất xong thì vái 4 lạy trước bàn thờ người mất.

+ Khi thăm phúng viếng, bạn nên ăn mặc lịch sự, kín cổ cao tường. Không diện những trang phục quá nổi màu, tuyệt đối không trang điểm quá đậm.

+ Không nên nói chuyện hay đùa giỡn khi phúng viếng người chết. Đặc biệt không nên bàn tán, khen chê quá khứ của người chết trong tang lễ.

+ Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai tuyệt đối không đi phúng viếng người chết. Điều này khiến đứa trẻ dễ bị ma quỷ đeo bám quấy khóc.

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tien-phung-dieu-la-gi-nhung-quy-dinh-tham-hoi-phung-vieng-can-luu-y/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button