Tifosi là ai?
Có tài liệu cho rằng Tifosi xuất phát từ chữ typhus (nghĩa là khói) trong tiếng Hy Lạp. Cũng có tài liệu cho rằng khái niệm Tifosi đã có từ trước Chiến tranh thế giới II và trở nên phổ biến trong thập niên 1920. Đấy là cách nói trại đi từ một danh từ y học, tifico. Nhưng tóm lại, khái niệm Tifosi ban đầu được dùng để mô tả một… căn bệnh. Đấy là một loại bệnh hoạn về tinh thần, nhưng lại có khả năng lây lan trong cộng đồng, và sức lây lan rất cao.
Chả thế mà “Tifosi” trong tiếng Ý bắt nguồn từ từ “tifo”, nghĩa là “gào thét như những thằng điên khùng”. Không điên khùng thì quả thật không thể trở thành một CĐV chính cống, dù đôi khi cái cách cổ động đều có một cái gì đó quá tâm thần.
Bạn đang xem bài: Tifosi là ai? Nguồn gốc của Tifosi
Ví dụ: người ta có thể không đánh nhau vì miếng cơm manh áo, nhưng sẵn sàng xông vào nhau chỉ vì một sự đụng chạm đến đội bóng mà họ tôn thờ, người ta cũng có thể sẵn sàng quên vợ và người thân chỉ vì một trận bóng đá, cũng như đau khổ đến cùng cực chỉ vì một thất bại.
Cụ thể, trong bóng đá, Tifosi là cụm từ để chỉ các cổ động viên của đội tuyển Italia. Cổ động viên Italia thì không nhất thiết phải là người Ý. Những người mang quốc tịch khác nhưng có trong mình tình yêu với đội bóng thiên thanh thì được gọi là Tifosi.
Nguồn gốc của Tifosi
Vào khoảng năm 1920 sau hàng loạt những chiến thắng của đội tuyển quốc gia Ý từ những cuộc thi đá bóng lớn trên toàn thế giới, và đem về cho nước nhà của họ nhiều hãnh diện. Những kẻ bị thần kinh là tên gọi mà các cổ động viên dành cho đội tuyển quốc gia ý này bằng sự cuồng nhiệt. nhiệt huyết của họ.
Từ đó cái tên Tifosi này được ra đời tuy nhiên cái tên này không được sử dụng phổ biến tại thời điểm lúc ấy bởi đa số những người hâm mộ đều luôn tỏ thái độ không thích và ngày tỏ thái độ gay gắt khi có người gọi như vậy và không chấp nhận.
Nguyên nhân khiến người khác gọi các cổ động viên bóng đá ý là Tifosi bởi tại đây thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột và người dân có thể gây gổ hay dẫn đến đánh nhau bởi các lý do rất bình thường. Vì vậy mà cổ động viên đội bóng Italia đều không thể nào thiếu tính bạo lực thay vì sự hòa nhã như cái tên đất nước thơ mộng Italia.
Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2011 đã cho thấy rằng có đến khoảng tầm 26 nghìn người trong tổng số 57 triệu dân nước ý chấp nhận mình được gọi với cái tên mang nhiều tiêu cực ấy. Tuy nhiên Ý được xem như là 1 vùng đất thơ mộng nhưng khi đề cập đến bóng đá thì vô cùng sôi nổi và luôn sục sôi tình yêu bóng đá.
Những tình cảm mà những người được gọi là Tifosi thì đối với họ chúng đều xuất phát từ những trái tim dành cho đội bóng mà mình yêu thích họ có thể đứng lên dùng bạo lực để bảo vệ đội bóng mà mình yêu thích tránh khỏi các thế lực gây những ảnh hưởng không 6 đến đội tuyển đó.
Họ không hề đánh mất kiểm soát như những người khác nói mà những hành động đấy đều xuất phát từ tình yêu bóng đá cháy bóng, niềm yêu nước, yêu quý các cầu thủ.
Những sự thật thú vị về các cổ động viên bóng đá Ý
Một nửa dân số Ý mắc bệnh yêu bóng đá
Vào năm 2001, người ta thực hiện một cuộc thăm dò dư luận trên toàn nước Ý. Bạn biết không, thời điểm ấy dân số của xứ sở mỳ ống là 57 triệu người, và có tới hơn 26 triệu người khẳng định mình là một Tifosi.
Vì sao bạo lực rất phổ biến trong bóng đá Ý?
Không phải ngẫu nhiên mà trong bóng đá nói chung hay bóng đá Ý nói riêng xuất hiện các đội bóng thù địch, và các cổ động viên của những đội bóng thù địch lại sẵn sàng lao vào nhau bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu như thế.
Tại Ý, tình yêu bóng đá mang tính cục bộ, tức là người dân ở đâu sẽ cổ vũ cho đội bóng ở đó. Khi hai khu vực tồn tại xung đột, vậy thì các câu lạc bộ tại đó sẽ hình thành mối quan hệ thù địch. Và như một lẽ tất yếu, các fan cũng sẽ có ánh nhìn không thiện cảm về nhau.
Trong xã hội Ý tồn tại những mâu thuẫn vô cùng trầm trọng và gần như không có cách nào để hóa giải. Thế nên về bản chất, người ta tham gia vào những cuộc ẩu đả như một cách để giải tỏa những bức bối trong lòng.
Có thể nói, những mâu thuẫn liên quan tới bóng đá chỉ là hình thức bên ngoài của những mâu thuẫn lợi ích ẩn chứa trong lòng xã hội mà thôi. Nếu không có những mâu thuẫn xã hội, vậy thì mối quan hệ giữa các đội bóng kình địch cũng sẽ không căng thẳng tới như thế.
Ở Ý có những nhóm cổ động viên được gọi là Ultra
Ultra là những cổ động viên hết mực trung thành. Thế nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ để trở thành một Ultra đúng nghĩa.
Các Ultra là những người luôn sẵn sàng sử dụng bạo lực. Họ luôn “chiếm đóng” một khu vực nhất định trên khán đài và khiến cho lực lượng an ninh cũng phải e dè vì độ “điên” của mình.
Nếu vậy tại sao không gọi họ là những Hooligan? Sự khác biệt giữa Hooligan cùng với Ultra nằm ở động cơ sử dụng bạo lực. Các Hooligan sử dụng bạo lực vì họ thích thế. Các Ultra thì có những mục đích sâu xa hơn, và bạo lực chỉ là một phương tiện mà thôi.
Các Ultra có nhiều mục đích, một trong số đó là cố gắng chống lại sự trấn áp từ cảnh sát. Ngoài ra, họ còn muốn chống lại các lệnh cấm đối với pháo sáng, chống lại các quyết định tăng giá vé vô lý hay gian lận, bất công trên sân cỏ,…
Hiện nay, độ tuổi trung bình của các Ultra là 28. Theo nhiều nghiên cứu thì con số này đang có xu hướng giảm xuống theo sự tham gia này một đông đảo của các băng nhóm với thành phần chủ yếu là những thanh thiếu niên mới lớn và dễ bị kích động.
Một trong những điều khiến bóng đá sở hữu sức hút mãnh liệt, đấy là các mâu thuẫn vượt ra khỏi đường pitch. Tuy nhiên điều gì quá cũng không tốt, và khi những mâu thuẫn vốn đã chẳng thể dung hòa lại trở nên trầm trọng hơn nữa, đó sẽ là điều vô cùng nguy hiểm.
Sự ảnh hưởng của Tifosi lên nền bóng đá Ý
Có thể nói, Tifosi đã tạo nên một sự ảnh hưởng vô cùng to lớn trong cộng đồng yêu bóng đá thế giới, đặc biệt là các cổ động viên của đội tuyển Italia. Họ cuồng nhiệt, bùng cháy và không ngại va chạm để bảo vệ đội tuyển yêu thích.
Ban đầu, Tifosi chỉ là một bộ phận rất nhỏ các cổ động viên tại Italia, tuy nhiên, cơn sóng Tifosi ngày càng lan rộng và hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có sự hiện diện của những thành viên thuộc nhóm này.
Điều này tuy rằng thể hiện được sự yêu thích nồng nhiệt của các cổ động viên của đội tuyển Ý, dù vậy nó vẫn gây nên các hậu quả không mong muốn. Hầu hết các Tifosi dù ở bất cứ đất nước nào cũng luôn tạo ra các cuộc tranh chấp, ẩu đả ngay cả trong và ngoài sân cỏ.
Gây nên sự hỗn loạn khó kiểm soát, tạo ra cái nhìn không mấy thiện cảm cũng như ấn tượng không tốt cho những người yêu bóng đá khác.
Thế nào là một Tifosi điển hình?
Ngoài việc tạo ra không khí cuồng nhiệt, thậm chí là cuồng bạo trên khán đài, những Tifosi thường mang nét rất riêng, liên quan đến con người Italy. Cụ thể:
Tifosi là một nét văn hóa cổ vũ bất chấp sự can thiệp của các lực lượng khác. Họ sẵn sàng đoàn kết lại để chống lại sự mạnh tay của cảnh sát, chống lại những điều luật, lệnh cấm sử dụng cờ quạt, pháo sáng vào sân. Ngoài ra, họ cũng tẩy chay nạn phe vé, việc bán giá vé quá cao, chống lại sự bất công trên sân cỏ hay thậm chí là các quyết định của trọng tài. Họ thường tuần hành, la hét ngoài sân và sẵn sàng bạo động, va chạm với cảnh sát.
Càng ngày, các CĐV quá khích càng đượct rẻ hóa. Họ có độ tuổi trung bình khoảng 28 và được sổ dung thêm những thanh thiếu niên dễ bị kích động bởi các luồng tư tưởng.
Nhiều người nói rằng, các cổ động viên có nhiều cách khác nhau để cổ vũ đội bóng mình yêu thích. Có những người cuồng nhiệt sẽ dành thời gian rảnh của mình để nói về những cầu thủ trong đội bóng mà họ thích, nhưng cũng có những người lại cuồng theo kiểu hooligan máu lửa và bạo lực, luôn sẵn sàng chiến đấu khi đội bóng mà họ tôn thờ bị xúc phạm. Tifosi là kiểu thứ hai.
Bóng đá Ý đã qua thời kỳ đỉnh cao quả mình từ những năm 1990-2000. Giờ đây, các đội bóng của họ không còn mạnh như trước nữa. Thế nhưng, ở một góc nào đó trên khán đài, người ta vẫn thấy những Tifosi náo loạn với những pháo sáng khói um cả sân vận động với tình yêu bất diệt dành cho đội bóng Ý. Cách cổ vũ này khiến nhiều vụ bạo loạn diễn ra, thậm chí đổ máu một cách không thực sự có ích.
Vài nét về các CĐV quá khích (ultras) ở Italia
– Họ là những người đoàn kết lại để chống lại sự mạnh tay của cảnh sát, chống lại các lệnh cấm không cho họ mang nhiều cờ quạt, pháo, vào sân, chống lại giá vé quá cao, chống lại sự bất công trên sân cỏ và thể hiện thái độ bằng các cuộc tuần hành, biểu ngữ hoặc ẩu đả với cảnh sát.
– Phần đông các CĐV quá khích có độ tuổi trung bình khoảng 28, và ngày càng được trẻ hóa với sự gia nhập của các băng nhóm thanh thiếu niên bị kích động bởi các tư tưởng bài ngoại và cực hữu.
– Vũ khí chính của những CĐV quá khích hiện nay không còn đơn thuần là bom xăng, mà họ đã chuyển sang dùng bom tự tạo và bom đinh để tăng tính sát thương.
– Có đến 298 trận thuộc 4 hạng đấu ở Italia mùa này đã xảy ra xô xát giữa các CĐV quá khích với cảnh sát.
– 1400 CĐV quá khích bị cảnh sát Italia xếp vào diện cực kỳ nguy hiểm và bị cấm đến các sân vận động xem bóng đá.
– Hàng năm có khoảng 2000 CĐV quá khích bị cảnh sát bắt.
– Hiện có khoảng 60000 CĐV quá khích trên toàn Italia.
********************
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tifosi-la-ai-nguon-goc-cua-tifosi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp