Ngược dòng lịch sử, hôm nay Tmdl.edu.vn sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin về trào lưu triết học ánh sáng vào thế kỷ XVIII ở châu Âu. Hãy đón đọc bài viết dưới đây ngay nhé!
Trào lưu triết học ánh sáng là gì?
Trào lưu triết học ánh sáng là gì?
“Trào lưu triết học chính là làn sóng với rất nhiều những nhà triết học, nhà xã hội học và nhà chính trị đưa ra những tư tưởng mới. Và những tư tưởng ấy được gọi là “ánh sáng”.
Bạn đang xem bài: Trào lưu triết học ánh sáng là gì? Vai trò, ý nghĩa
Được tài trợ
Nhưng “ánh sáng” ở đây là chỉ ánh sáng tự nhiên để phân biệt với ánh sáng siêu nhiên được gắn liền với thần học.
Đặc trưng của trào lưu triết học ánh sáng là:
Được tài trợ
- Đa dạng về quan điểm (nghĩa là các nhà triết học ánh sáng đã có một quan niệm khác về con người).
- Đa dạng về tác giả, trường phái.
- Đa dạng về phản ánh quyền lợi giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Thống nhất một quan điểm đó là tấn công vào chế độ phong kiến chuyên chế và đòi hỏi phải thay chế độ này thành một chế độ xã hội mới.
Nội dung tư tưởng chính của trào lưu triết học ánh sáng
Nội dung tư tưởng chính của trào lưu triết học ánh sáng là phê phán mạnh mẽ các quan niệm cũ về thế giới và con người:
- Lên án sự thối nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki – tô giáo.
- Đề cao quyền tự do con người.
Từ đó đưa ra những lý thuyết về việc xây dựng nhà nước tư bản chủ nghĩa.
Lý tưởng chung của các nhà khai sáng là ý tưởng về sự tiến bộ. Ðó là sự tin tưởng rằng điều kiện sống của con người sẽ ngày càng tốt hơn và thế hệ sau sẽ sống tốt hơn thế hệ trước. Đồng thời họ sẽ đóng góp thành quả của họ cho thế hệ mai sau.
Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng
Những quan điểm tiến bộ của trào lưu triết học ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng. Nó đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến; phê phán sự mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và giáo hội.
Trào lưu triết học ánh sáng ra đời định hướng cho một xã hội mới trong tương lai. Đây là tiền đề của một cuộc cách mạng xã hội.
Ý nghĩa của trào lưu triết học ánh sáng
Với tinh thần nhân đạo và triết lí sâu sắc, trào lưu triết học ánh sáng ở Tây Âu thời kì cận đại đã góp phần làm phong phú tư duy lý luận. Đây được coi là vũ khí tư tưởng cho cách mạng tư sản.
Trào lưu triết học ánh sáng thể hiện tư tưởng dân chủ tư sản, phê phán chế độ phong kiến lạc hậu và những giáo lý lỗi thời. Đồng thời, nó còn phản ánh những mâu thuẫn xã hội đương thời và đề xuất xây dựng một xã hội mới.
Xem thêm: Những thành tựu văn hóa thời cận đại – Lý thuyết Lịch Sử 11
Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?
Trào lưu triết học ánh sáng mở ra một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Các nhà triết học, sử học, văn học, những người có tư tưởng tiến bộ đã liên tục tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế bằng những học thuyết mới tiến bộ.
Triết học ánh sáng thế kỷ XVIII là sự kế thừa và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỷ XVII. Đồng thời, nó còn đánh giá lại các giá trị triết học truyền thống.
Các nhà tư tưởng Pháp có những quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lợi của các giai cấp khác nhau. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến, họ đều chĩa mũi nhọn vào chính quyền và đòi hỏi thay thế bằng một xã hội mới.
Nước Pháp ở trong tình trạng sôi sục lòng căm thù chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã chín muồi. Mùa hè năm 1789, quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã đứng dậy tiến hành đấu tranh lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến, lập nên chế độ tư bản chủ nghĩa.
Vì vậy, có thể nói trào lưu triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Kể tên các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu triết học ánh sáng
Sau đây Tmdl.edu.vn sẽ điểm qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu triết học ánh sáng. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé!
S.Đ.Môngtexkiơ (1689 – 1775)
S.Đ.Môngtexkiơ là một trong những nhà sáng lập ra triết học ánh sáng Pháp thế kỷ XVIII. Thế giới quan của Môngtexkiơ chứa đựng những tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
Ông phê phán chế độ phong kiến và nhà nước quân chủ cực đoan thông qua những tác phẩm văn học. Những quan niệm của Môngtexkiơ thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới, đem lại tự do cho mọi người.
Tuy nhiên, quan điểm của Môngtexkiơ không phải tiến hành cách mạng để lật đổ chế độ cũ mà chỉ là cải cách, tổ chức chính quyền. Ông mong muốn một xã hội mới phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của giai cấp tư sản.
Trong thời kỳ chế độ chuyên chế đang thống trị dưới hình thức tàn bạo nhất ở Pháp thì tư tưởng của ông về đấu tranh có ý nghĩa tiến bộ rất lớn. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Pháp.
Phrăngxoa Mari Vônte (1694 – 1778)
Phrăngxoa Mari Vônte là một nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. Cùng với Môngtexkiơ, ông là một trong những người sáng lập ra triết học khai sáng Pháp.
Quan điểm của Vônte là phê phán chế độ phong kiến và giáo hội. Ông muốn thực hiện cải cách trong khuôn khổ của chế độ quân chủ sáng suốt, nắm quyền là những người giàu có.
Tuy có những nhược điểm trong quan điểm giai cấp hạn chế, nhưng Vônte vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trong trong trào lưu triết học ánh sáng.
Gian Giắc Ruxô (1712 – 1778)
Gian Giắc Ruxô là một nhà triết học, nhà văn, nhà sân khấu. Ông là một trong những ngọn cờ tư tưởng của thế kỉ ánh sáng Pháp. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng (1789 – 1794).
Là người nhiệt thành ủng hộ cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội, Ruxô coi chế độ phong kiến Pháp đương thời là sự tập trung mọi xấu xa của xã hội công dân. Vì vậy, nó cần thiết phải lật đổ.
Mô hình nhà nước và xã hội lý tưởng của Ruxô được xây dựng trên cơ sở công lý và lý tính. Đó là chế độ dân chủ cộng hoà, trong đó chính quyền lập pháp thuộc về nhân dân và phục vụ toàn dân.
Hy vọng với bài viết trên các bạn đã nắm được trào lưu triết học ánh sáng là gì cũng như vai trò, ý nghĩa của nó đối với cách mạng tư sản Pháp thể kỷ XVIII. Hãy theo dõi Tmdl.edu.vn mỗi ngày để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp