Tổng hợp

Trường giáo dưỡng là gì? Quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?

 

Trường giáo dưỡng (Reformatories là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?

Bạn đang xem bài: Trường giáo dưỡng là gì? Quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?

Bên cạnh những hình phạt tù, pháp luật nước ta đã rất nhân đạo trong quy định về những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì thuộc một số trường hợp mà được áp dụng có thể đưa vào trại giáo dưỡng thay vì áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hiểu hết những quy định đối với trường giáo dưỡng. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Truong-giao-duong-la-gi-Quy-dinh-ve-bien-phap-dua-vao-truong-giao-duong

  

Căn cứ pháp lý: Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;

1. Trường giáo dưỡng là gì?

Pháp luật nước ta bên cạnh những quy định mang tính răn đe để trừng trị những đối tượng xem thường pháp luật. Bên cạnh đó, một số trường hợp khi hậu quả của hành vi vi phạm chưa nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để áp dụng khung hình phạt nhẹ, mang tính nhân đạo. Và một trong những hình phạt khoan hồng chính là áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng đối với những chủ thể phạm tội dưới 18 tuổi.

Theo đó, trường giáo dưỡng một cụm từ đã khá quen thuộc với nhiều người, đây được hiểu là nơi tập trung những trẻ vị thành niên từ 12 đến dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt tù. Việc đưa vào trường giáo dưỡng sẽ phụ thuộc vào thân nhân, tính chất của hành vi phạm tội và hoàn cảnh sống của trẻ em đó mà có cần thiết để đưa vào trại giáo dưỡng hay không.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Trường giáo dưỡng: Reformatories

Cơ sở giáo dục: Educational institution

Điều kiện: Condition

Thi hành: Enforce

Khái niệm về trường giáo dưỡng dịch sang tiếng anh như sau:

Reformatories is a place where juveniles from 12 to under 18 years old who commit illegal acts need special education when it is not necessary to apply prison sentences. Placement in a reformatory will depend on the relative, the nature of the offense and the child’s living situation, which is necessary for placement in a reformatory.

3. Quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Thứ nhất, điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

– Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; tổ chức cai nghiện ma túy; điều trị cho học sinh, trại viên bị nhiễm HIV/AIDS; kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám, chữa bệnh của học sinh, trại viên; kinh phí tổ chức đưa học sinh dưới 16 tuổi, học sinh, trại viên bị ốm khi chấp hành xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc do ngân sách trung ương bảo đảm và được dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

– Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của Ủy ban nhân dân địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; được tham gia hợp đồng, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc sử dụng vào việc dạy văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, khám, chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy cho người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Như vậy, để có thể được áp dụng biện pháp giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng thì kinh phí là điều không thể thiếu đối với biện pháp này. Và nguồn kinh phí để có thể chi trả những khoản chi phí, sinh hoạt của từng cá nhân được giáo dưỡng tại các cơ sở này là vô cùng tốn kém. Để phần nào hỗ trợ những đối tượng này thì cơ quan nhà nước cụ thể là Bộ công an sẽ bảo đảm mức chi tiêu này hàng năm. Đồng thời những cá nhân được áp dụng biện pháp này còn có thể tự tạo ra công việc có thu nhập tại trường như thực hiện các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt…hoặc tham gia các hợp đồng kinh tế khác dưới sự cho phép và quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

– Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ gồm:

+ Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;

+ Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.

– Sau khi kiểm tra tính pháp lý xong thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện chuyển lại toàn bộ hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện để xem xét, quyết định việc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:

+ Các tài liệu, giấy tờ như Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa người vào trường giáo dưỡng.

+ Văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Lưu ý: Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản, để làm cơ sở sử lý sau này nếu phát sinh ra tranh chấp hoặc sai phạm…

Thứ ba, hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng

Cũng như những thủ tục pháp lý khác thì việc đưa người vào trường giáo dưỡng cũng cần lập hồ sơ và tuân thủ theo các quy định về trình tự, thủ tục. Cụ thể như sau:

Hồ sơ gồm:

+ Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);

+ Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);

+ Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).

– Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận.

Thứ ba, hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng

  • Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện hoãn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn. Hồ sơ gồm:

+ Đơn xin hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;

+ Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng ốm nặng của người phải chấp hành quyết định hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận về gia đình của người phải chấp hành quyết định đang có khó khăn đặc biệt.

  • Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:

+ Đơn xin miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;

+ Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Một trong các giấy tờ sau:

  • Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang mắc bệnh hiểm nghèo của người phải chấp hành quyết định;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tình trạng không còn nghiện ma túy của người phải chấp hành quyết định;
  • Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận về việc có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc có giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên về việc lập công;
  • Văn bản của cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động;
  • Văn bản của bệnh viện chứng nhận về tình trạng đang mang thai.
  • Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
  • Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn nếu có đủ điều kiện giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.

Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Học sinh bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.

Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ nguy hiểm xã hội mà người có thẩm quyền xét thấy người vi phạm có điều kiện được áp dụng biện pháp giáo dưỡng tại các cơ sở giáo dưỡng thì phối hợp cùng gia đình chuẩn bị hồ sơ cần thiết đáp ứng theo yêu cầu để nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, yêu cầu xem xét việc đưa người vị phạm thực hiện biển pháp giáo dưỡng, tách khỏi xã hội một thời gian ngắn vì mức độ hậu quả gây ra và độ tuổi. Đây cũng được xem như một quyền lợi mà người vi phạm có quyền được hưởng và đồng thời cũng là chế tài bắt buộc phải thực hiện nếu gây ra hậu quả cho xã hội ở mức độ nhẹ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá về trường giáo dưỡng là gì và quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/truong-giao-duong-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button