Tổng hợp

Tự luyến là gì? Bệnh tự luyến là gì?

Tự luyến là gì?

Tự luyến có tên tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder, tên khoa học là rối loạn nhân cách ái kỷ. Theo các chuyên gia, người mắc tự luyến thường cho mình là hoàn hảo 100% nhưng bị khiếm khuyết về mặt tính cách. Cụ thể, tự luyến là cụm từ phiếm được dùng để chỉ tính cách của con người. Đây cũng có thể xem là cách mà nhiều người thường tự nhận mình giỏi giang, vượt trội hơn người. Nói theo cách dễ hiểu, tự luyến cũng có thể gọi là tự kiêu, tự mãn về bản thân mình.

Tự luyến là gì? 
Tự luyến là gì? 

Bệnh tự luyến là gì?

Theo các bác sĩ đánh giá, tự luyến là một chứng bệnh có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng khác thua gì những bệnh lý về tâm thần khác. Và một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh này đó chính là lạm dụng mạng xã hội.

Bạn đang xem bài: Tự luyến là gì? Bệnh tự luyến là gì?

Bệnh tự luyến trong tiếng Trung là gì? Bệnh này có nghĩa là 自恋

Bệnh tự luyến tiếng Anh có nghĩa là gì? Bệnh tự luyến, tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder là tên khoa học của chứng bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Đây cũng là một chứng bệnh rối loạn nhân cách. Những người mắc phải bệnh này có xu hướng là  ” thổi phồng” tầm quan trọng của bản thân đối với mọi người, luôn cho mình là nhất, là cái rốn của vũ trụ.

Ich kỉ và cao ngạo là hai tính từ đúng nhất để chỉ những kẻ tự luyến.

Vậy tự luyến trong tình yêu là gì? Hiểu một cách đơn giản là họ chỉ yêu chính bản thân mình, họ luôn tỏ ra yêu đối phương nhưng thực chất họ luôn chỉ nghĩ cho mình, luôn nghĩ mình là hoàn hảo nhất, không quan tâm đến cảm xúc, hay tình trạng của đối phương.

Theo nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Stuart C. Yanofsky tại trường Đại học Baylor College of Medicine, người mắc chứng bệnh tự luyến thường nghĩ bản thân là hoàn hảo 100% mặc dù họ có những khiếm khuyết nghiêm trọng về tính cách.

Bệnh tự luyến là gì?
Bệnh tự luyến là gì?

Nguyên nhân dẫn đến việc tự luyến

Cho đến nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác, cụ thể của chứng bệnh tự luyến. Nhưng theo nhiều nghiên cứu và giả thuyết đưa ra hai hướng dẫn đến bệnh ái kỷ:

  • Có thể dựa vào gen di truyền cũng góp phần làm hình thành tính tự luyến của một con người.
  • Xuất phát từ tâm sinh lý như nuông chiều, được khen ngợi, tâng bốc ngay từ nhỏ quá nhiều hoặc bị bỏ bê, ngược đãi.
  • Cũng có thể do ảnh hưởng bởi môi trường, văn hóa bên ngoài tác động vào tâm lý con người.

Ngoài ra việc tác động làm chứng tự luyến tăng cao hơn chính là do gia đình đánh giá cao con mình, hoặc luôn dành cho con nhỏ lời khen ngợi.

Nguyên nhân dẫn đến việc tự luyến
Nguyên nhân dẫn đến việc tự luyến

Đặc điểm nhận biết người đang mắc chứng tự luyến

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đối phương có phải là người tự luyến hay không, chỉ qua giao tiếp, người tự luyến có biểu hiện cơ bản là đề cao bản thân trước mặt người khác, có tính cách thất thường, không quan tâm đến những người xung quanh. Đa phần tự luyến thường xuất hiện ở đàn ông hơn là phụ nữ.

  • Tự cho bản thân mình nổi trội đến hài hước
  • Muốn mọi người tán dương, khen ngợi, ngưỡng mộ
  • Cho rằng bản thân đẹp, một phiên bản độc nhất và vượt trội
  • Thường hay nói về bản thân, cho rằng những điều tốt đẹp đang có và diễn ra với mình là lẽ đương nhiên
  • Không hài lòng khi người khác không ủng hộ, phản ứng gay gắt khi có ai đó nhận xét không tốt về mình
  • Không đồng cảm hoặc phớt lờ suy nghĩ của người khác
  • Để đạt được mục đích của mình họ có thể lợi dụng người khác
  • Thường khoe thân, khoe khoang trên mạng xã hội

Bệnh tự luyến có gây nguy hiểm hay không?

Chứng rối loạn nhân cách ái kỷ phần lớn được chẩn đoán ở những người trưởng thành bởi vì trẻ em hoặc thanh thiếu niên vẫn còn đang ở trong quá trình phát triển tâm lý và cải thiện nhân cách của mình.

Những người tự luyến luôn mong muốn được người xung quanh dành cho mình những lời tán dương và tâng bốc có cánh, tự cho rằng bản thân là quan trọng nhất và hoàn hảo hơn người khác.

Do đó, họ luôn có xu hướng tỏ ra nổi nóng, tức giận, nói những lời lẽ không chuẩn mực nếu không nhận được sự đồng tình, thừa nhận từ phía người đối diện hoặc thậm chí họ còn cảm thấy người khác đang không hề coi trọng mình dù sự thật chỉ là do họ tự tưởng tượng ra mà thôi.

Chính vì vậy, những người mắc bệnh tự luyến thường được đánh giá rất cao khi mới bắt đầu tiếp xúc vì họ rất biết cách để PR, “quảng cáo” bản thân vô cùng tốt, nhưng thực chất thì họ chính là những người cô đơn nhất vì không biết cách để kiềm chế và luôn nói quá nhiều về ưu điểm của bản thân mình.

Có câu “thùng rỗng kêu to”, do vậy người mắc phải bệnh tự luyến cũng rất dễ tổn thương, ghen tị và luôn đố kỵ khi nhận thấy những người khác giỏi giang hơn mình. Những lúc rơi vào hoàn cảnh như vậy, họ sẽ có xu hướng phê phán, chê bai, chà đạp người khác để bản thân mình trở nên vượt trội hơn và thỏa mãn được cái tôi quá lớn của mình.

Cũng vì thế mà những người tự luyến rất khó có thể tìm được cho mình những mối quan hệ thân thiết lâu dài hay tìm được tri kỷ cho chính mình vì không ai có thể chịu được tính cách này của họ.

Đồng thời, những người mắc căn bệnh tự luyến này sẽ có nguy cơ rất cao mắc phải bệnh trầm cảm bởi lẽ nếu không thể nhận thức được sự khen ngợi hay coi trọng là như thế nào. Họ rất dễ bị tổn thương, nhốt mình ở trong một thế giới riêng và tách biệt khỏi xã hội. Từ đó thu mình lại và thường xuyên sống trong trạng thái lo lắng, đơn độc hơn bao giờ hết.

Những tác hại nghiêm trọng của bệnh tự luyến

Những người mắc phải bệnh tự luyến luôn muốn bản thân được mọi người xung quanh ngưỡng mộ và khen ngợi họ. Họ giống như một quả khinh khí cầu luôn cần đốt cháy không khí liên tục thì mới có thể bay cao.

Do vậy một khi xuất hiện 1 dấu hiệu của sự không ủng hộ hoặc không thừa nhận tài năng của họ thì họ sẽ ngay lập tức phản ứng bằng việc tức giận, đưa ra những lời chỉ trích vô cùng khó nghe, thậm chí là cả một cơn thịnh nộ như vũ bão về phía đối phương.

Chính vì lẽ đó mà những người ái kỷ dù thường xuyên được đánh giá tốt về tính cách vào thời điểm ban đầu bởi vẻ hào nhoáng và những lời phô trương về bản thân. Nhưng nhìn chung về lâu về dài những người này sẽ không giữ được thiện cảm của đại đa số người xung quanh.

Bởi họ dễ dàng làm tổn thương tới tình cảm của người khác và khiến mọi người dần xa lánh họ. Vì vậy, họ sẽ rất khó có thể tìm kiếm được cho mình những mối quan hệ thân thiết, tri kỷ trong cuộc sống của mình.

Giống như một cây cổ thụ to lớn nhưng bên trong thân thì lại trống rỗng. Những người mắc căn bệnh tự luyến cũng dễ dàng cảm thấy bị tổn thương và đố kỵ  khi nhận ra những người xung quanh thực sự giỏi hơn mình. Khi đó để giải tỏa, họ sẽ tìm cách để phê phán, chà đạp lên những người tốt hơn để thỏa mãn được sự ganh ghét của bản thân. Điều này về lâu về dài có thể dẫn tới những hành vi phi lý trí thậm chí là cả vi phạm pháp luật.

Mặc dù bệnh tự luyến không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những hành vi và suy nghĩ cực đoan giống như những người đang mắc căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, những người mắc phải bệnh tự luyến lại có khả năng cao chuyển sang mắc phải bệnh trầm cảm. Bởi lẽ, một khi mà mọi người ở xung quanh dần xa lánh họ và những lời tán dương không còn xuất hiện nữa, khi mà họ cảm thấy bị tổn thương bởi những người xuất sắc hơn thì những người ái kỷ thường thu nhỏ mình lại trong một trạng thái tâm lý đơn độc. Từ đó, họ dần dần mắc thêm chứng bệnh trầm cảm.

Nên đối xử với những người mắc bệnh tự luyến thế nào?

Dù ở thời điểm ban đầu khi gặp những người mắc phải bệnh tự luyến thì hầu hết chúng ta có thể sẽ bị cuốn hút bởi vẻ ngoài quyến rũ hoặc những lời nói như “mật ngọt chết ruồi” phô trương về bản thân của họ. Tuy nhiên,  không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ dần nhận ra được, thực chất đối với họ, những người tồn tại xung quanh chỉ là 1 thứ công cụ để tô điểm thêm và thể hiện sự hoàn hảo của bản thân họ mà thôi.

Và họ không hề có sự quan tâm tới cảm xúc của bất cứ ai đang nghe họ nói. Chính vì vậy khi đã nhận biết bạn đang tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh tự luyến thì tốt nhất đừng nên tự so sánh bản thân mình với những gì người đó đang nói. Bởi lẽ nếu đưa ra so sánh, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự ti vì mình kém cỏi hơn so với những gì người ái kỷ đang nói. Vì thế, hãy bỏ ngoài tai mà cứ sống theo đúng bản chất và điều kiện hiện có của mình là được. Đừng tự làm tổn thương đến chính bản thân mình bằng những lời huyễn hoặc của người mắc bệnh tự luyến bạn nhé!

Đồng thời, chúng ta cũng không nên sa đà vào những cuộc tranh luận “ngớ ngẩn” với những người mắc bệnh tự luyến làm gì. Bởi vì như đã nói ở trên thì họ sẽ chẳng bao giờ chịu lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý từ những người xung quanh.

Họ luôn cho rằng những ý kiến của họ là chính xác nhất và sẽ không có ai có quyền được phủ nhận ý kiến của mình trừ họ. Do đó, đừng nên lãng phí thời gian cho những cuộc tranh luận kiểu như vậy nhé!

Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày nếu trường hợp bạn bắt buộc phải giữ mối quan hệ với những người mắc căn bệnh tự luyến, ví dụ như người đó là sếp của bạn chẳng hạn. Thì cách tốt nhất lúc này đó là hãy hưởng ứng theo những người ái kỷ đó theo một cách vô cùng chừng mực. Đồng thời hãy giữ cho mình 1 quan điểm vững vàng về 1 vấn đề nào đó để tránh cảm thấy sự tự ti và làm tổn thương chính bản thân của mình.

Bên cạnh đó, cần cân bằng lại trạng thái tâm lý của bản thân bằng cách tìm kiếm thêm cho mình những mối quan hệ khác mà bạn có thể bộc lộ chân thật toàn bộ con người của mình. Qua đó tránh đi việc chính mình cũng mắc phải bệnh tự luyến.

Nên đối xử với những người mắc bệnh tự luyến thế nào?
Nên đối xử với những người mắc bệnh tự luyến thế nào?

Thế nào là tự luyến trong tình yêu?

Tự luyến trong tình yêu là cụm từ để ám chỉ những người luôn nhạy cảm, mắc chứng lo âu và luôn cảm thấy mình ở trong trạng thái thiếu an toàn dù người yêu đang ở ngay bên cạnh.

Kiểu người này sẽ hay có những cơn giận bất chợt bùng lên, luôn tỏ ra khó chịu nếu bạn “lỡ miệng” khen ngợi hay ngắm nhìn một người khác giới khi đi ngoài đường. Trong tình yêu, những con người tự luyến sẽ hay biến mình thành kẻ chuyên nói dối và luôn đổ lỗi cho các yếu tố xung quanh khi người yêu của họ lên án họ ở một vấn đề nào đó.

Làm thế nào để trị tận gốc được căn bệnh tự luyến?

Như các bạn đã thấy, bệnh tự luyến chính là 1 chứng bệnh về tâm lý vô cùng nguy hiểm nên việc chỉ dùng thuốc sẽ không thể mang lại tác dụng gì nổi trội. Do đó, đối với căn bệnh này trước tiên bạn nên tìm tới bác sĩ tâm lý và tìm loại thuốc phù hợp. Nếu không có hiệu quả thì chỉ còn 1 cách duy nhất có thể trị bệnh tự luyến đó chính là trực tiếp nói chuyện với bản thân mình.

Bạn nên nhấn mạnh bằng cách đi sâu vào tiềm thức cũng như truyền đạt những gì bạn biết về bệnh tự luyến và hậu quả của nó cho người bệnh. Để từ đó giúp người bị bệnh tự luyến nhận ra được vì sao mình lại thành ra như vậy.

Ngoài ra, bạn cũng nên khuyên những người bị như vậy thường xuyên ra ngoài và giao tiếp với xã hội. Đồng thời luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường xuyên để quen với sinh hoạt lành mạnh hơn từ đó bớt đi những suy nghĩ thái quá.

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tu-luyen-la-gi-benh-tu-luyen-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button