Tổng hợp

Vì sao nhà bỏ hoang, không có người ở xuống cấp rất nhanh?

Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu Vì sao nhà bỏ hoang, không có người ở xuống cấp rất nhanh?

Ở những thành phố lớn trên thế giới, có thể bạn đã nhìn thấy người ta vẫn có thể sống và làm việc trong những căn nhà hàng chục năm tuổi, thậm chí là hàng trăm năm, điều kỳ diệu là nó vẫn luôn trong điều kiện rất tốt. Nhưng nếu một ngôi nhà bị bỏ hoang chỉ trong một vài năm, nó đã xuống cấp với tốc độ đáng kinh ngạc. Nguyên nhân là gì? Và lý do chính xác vì sao nhà có người ở luôn được bảo vệ tốt hơn nhà hoang?

Bạn đang xem bài: Vì sao nhà bỏ hoang, không có người ở xuống cấp rất nhanh?

Hóa ra, có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này hơn bạn nghĩ đấy.

Thời tiết

Một ngôi nhà bị bỏ hoang chỉ trong một vài năm, nó đã xuống cấp với tốc độ đáng kinh ngạc.
Một ngôi nhà bị bỏ hoang chỉ trong một vài năm, nó đã xuống cấp với tốc độ đáng kinh ngạc. (Ảnh: Ram Kay/Shutterstock).

Bất cứ công trình nào nằm ngoài trời đều phải chống chọi lại những yếu tố tự nhiên tác động tiêu cực đến toàn bộ cấu trúc của công trình đó. Ví dụ, trong mùa hè, nước mưa có thể thấm vào bên trong trần hay tường khiến chúng bị ẩm. Nhưng đến mùa đông, nước đóng băng khiến độ bền của tường bị suy giảm. Trên thực tế, đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến tường của những ngôi nhà bỏ hoang bắt đầu nứt, sụp đổ vào mùa đông.

Thêm vào đó, vật liệu dùng để xây dựng cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nếu một công trình sử dụng nhiều vật liệu kim loại như sắt, thép, chúng sẽ nhanh chóng bị gỉ (rỉ) sét nếu không được duy tu thường xuyên và điều này cũng sẽ khiến các công trình xuống cấp nhanh chóng.

Nước

Nước là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với các công trình bị bỏ hoang. Một khi nước từ mưa, tuyết hay bất cứ nguyên nhân nào khác thấm vào nhà mà không được kiểm tra, về cơ bản thì tòa nhà đó xem như đã bị treo án tử.

Nước làm mềm tường và trần bằng thạch cao, làm mục gỗ, kim loại bị gỉ sét và nhiều vấn đề khác khiến cấu trúc cũng như tính toàn vẹn của công trình bị tổn hại nghiêm trọng.

Hơn nữa, nếu một nhiệt độ của công trình xuống quá thấp trong mùa đông, như đã nói ở trên, mức độ ảnh hưởng của nước còn nghiêm trọng hơn nữa vì nó đóng băng lại và làm suy yếu độ cứng và độ bền của bê tông và xi măng.

Thực vật

Khi nước đã ngấm vào tường đủ nhiều, “một cánh cửa mới” mở ra cho những yếu tố khác, như thực vật sẽ có điều kiện sinh sôi bên trong căn nhà chẳng hạn. Bạn có để ý rằng trên những bức tường của nhà bỏ hoang đều xuất hiện cây cối, rêu, nấm mốc, thậm chí chúng còn có thể làm nứt trần và sàn của ngôi nhà.

Thực vật phát triển mạnh trong những ngôi nhà bỏ hoang.
Thực vật phát triển mạnh trong những ngôi nhà bỏ hoang. (Ảnh: Petr Novacek/Shutterstock).

Cây cối và thực vật nói chung sẽ thu hút chim chóc cũng như những loài động vật khác, tất cả những yếu tố đó đều góp phần làm ngôi nhà bị hủy hoại nhanh chóng.

Vật liệu thi công

Vật liệu thi công có tác động rất lớn đến tuổi thọ của công trình. Một số vật liệu (như đá chẳng hạn) có thể giúp công trình vững chắc hơn, nhưng nó cũng sẽ có những điểm bất lợi khác.

Ví dụ, gỗ là một loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng; nhưng một ngôi nhà được thi công chủ yếu bằng gỗ sẽ có tuổi thọ chỉ khoảng 50 năm (hoặc thấp hơn nữa tùy vào nhiệt độ và môi trường xung quanh). Tương tự, với những công trình thi công bằng bê tông sẽ có tuổi thọ khoảng 50 đến 100 năm, trong khi đó những công trình bằng đá có tuổi thọ lên đến vài thế kỷ.

Lưu ý, đây chỉ là tuổi thọ ước tính của một công trình dựa trên loại vật liệu xây dựng, như đã đề cập, có rất nhiều yếu tố khác thúc đẩy hoặc làm chậm quá trình xuống cấp của một công trình.

Thiếu sự duy tu thường xuyên

Một trong những lý do lớn nhất mà một tòa nhà hơn 100 năm tuổi vẫn có thể đứng vững trong khi một tòa nhà có thể chỉ còn lại cái móng sau vài năm bỏ hoang, đó là vì nó được chăm sóc, bảo dưỡng bởi con người sinh sống ở đó.

Việc chăm sóc, bảo dưỡng một căn nhà hay bất cứ công trình nào đều rất quan trọng và điều này không hề được phóng đại.

Trong một căn nhà có người sinh sống, chỉ một lỗ nhỏ trên trần, tường hay sàn xuất hiện sẽ được con người khắc phục nhanh chóng.

Bạn sẽ không bao giờ thấy một ngôi nhà có người ở lại trong tình trạng như thế này
Bạn sẽ không bao giờ thấy một ngôi nhà có người ở lại trong tình trạng như thế này. (Ảnh: muratart/Shutterstock).

Ngược lại, chỉ một vết nứt trên cửa sổ của một căn nhà bỏ hoang cũng đã đủ để khiến cả công trình bị hủy hoại trong vài năm tới. Đó là lý do vì sao người ta thường hay nói cứ mỗi năm bị bỏ hoang, công trình sẽ “già” đi 5 tuổi.

Con người

Như đã đề cập, một tòa nhà bỏ hoang sẽ bị xuống cấp nếu không có sự can thiệp của con người. Nhưng cũng chính sự can thiệp của con người có thể khiến một tòa nhà xuống cấp thêm trầm trọng hơn.

Một tòa nhà bỏ hoang sẽ thu hút sự chú ý của con người, nhất là trong lần đầu tiên. Những vị khách “ghé thăm” có thể tàn phá công trình như nạy ván lót sàn, xé giấy dán tường… để lấy đồng, kim loại và gỗ từ căn nhà. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người ta đến đập phá căn nhà chẳng vì lý do gì.

Một căn nhà bỏ hoang bị vẽ bậy lên tường
Một căn nhà bỏ hoang bị vẽ bậy lên tường. (Ảnh: Josh Cornish/Shutterstock).

Tất cả những hoạt động trên đều làm tổn hại đến tính toàn vẹn của cấu trúc công trình. Thực tế, đó cũng là lý do một số người thuê bảo vệ và đặt biển cảnh báo “Cấm vào” để bảo vệ một tòa nhà hoang dù không còn người sinh sống ở đó. Về cơ bản thì chi phí thuê bảo vệ để giữ gìn tòa nhà thường ít tốn kém hơn là số tiền phải bỏ ra để sửa chữa lại sau khi bị phá hoại.

Đó là lý do bạn nên chuẩn bị một kế hoạch để bảo vệ một ngôi nhà đang để không trước các yếu tố từ môi trường và cả con người ngay cả khi không có ai sinh sống bên trong. Nếu không kiểm tra thường xuyên, mẹ thiên nhiên sẽ nhanh chóng lấy lại đống gỗ, bê tông và gạch đá từ ngôi nhà của bạn mà thôi.

    Xem thêm Vì sao nhà bỏ hoang, không có người ở xuống cấp rất nhanh?

    Ở những thành phố lớn trên thế giới, có thể bạn đã nhìn thấy người ta vẫn có thể sống và làm việc trong những căn nhà hàng chục năm tuổi, thậm chí là hàng trăm năm, điều kỳ diệu là nó vẫn luôn trong điều kiện rất tốt. Nhưng nếu một ngôi nhà bị bỏ hoang chỉ trong một vài năm, nó đã xuống cấp với tốc độ đáng kinh ngạc. Nguyên nhân là gì? Và lý do chính xác vì sao nhà có người ở luôn được bảo vệ tốt hơn nhà hoang?

    Bạn đang xem bài: Vì sao nhà bỏ hoang, không có người ở xuống cấp rất nhanh?

    Hóa ra, có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này hơn bạn nghĩ đấy.

    Thời tiết

    Một ngôi nhà bị bỏ hoang chỉ trong một vài năm, nó đã xuống cấp với tốc độ đáng kinh ngạc.
    Một ngôi nhà bị bỏ hoang chỉ trong một vài năm, nó đã xuống cấp với tốc độ đáng kinh ngạc. (Ảnh: Ram Kay/Shutterstock).

    Bất cứ công trình nào nằm ngoài trời đều phải chống chọi lại những yếu tố tự nhiên tác động tiêu cực đến toàn bộ cấu trúc của công trình đó. Ví dụ, trong mùa hè, nước mưa có thể thấm vào bên trong trần hay tường khiến chúng bị ẩm. Nhưng đến mùa đông, nước đóng băng khiến độ bền của tường bị suy giảm. Trên thực tế, đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến tường của những ngôi nhà bỏ hoang bắt đầu nứt, sụp đổ vào mùa đông.

    Thêm vào đó, vật liệu dùng để xây dựng cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nếu một công trình sử dụng nhiều vật liệu kim loại như sắt, thép, chúng sẽ nhanh chóng bị gỉ (rỉ) sét nếu không được duy tu thường xuyên và điều này cũng sẽ khiến các công trình xuống cấp nhanh chóng.

    Nước

    Nước là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với các công trình bị bỏ hoang. Một khi nước từ mưa, tuyết hay bất cứ nguyên nhân nào khác thấm vào nhà mà không được kiểm tra, về cơ bản thì tòa nhà đó xem như đã bị treo án tử.

    Nước làm mềm tường và trần bằng thạch cao, làm mục gỗ, kim loại bị gỉ sét và nhiều vấn đề khác khiến cấu trúc cũng như tính toàn vẹn của công trình bị tổn hại nghiêm trọng.

    Hơn nữa, nếu một nhiệt độ của công trình xuống quá thấp trong mùa đông, như đã nói ở trên, mức độ ảnh hưởng của nước còn nghiêm trọng hơn nữa vì nó đóng băng lại và làm suy yếu độ cứng và độ bền của bê tông và xi măng.

    Thực vật

    Khi nước đã ngấm vào tường đủ nhiều, “một cánh cửa mới” mở ra cho những yếu tố khác, như thực vật sẽ có điều kiện sinh sôi bên trong căn nhà chẳng hạn. Bạn có để ý rằng trên những bức tường của nhà bỏ hoang đều xuất hiện cây cối, rêu, nấm mốc, thậm chí chúng còn có thể làm nứt trần và sàn của ngôi nhà.

    Thực vật phát triển mạnh trong những ngôi nhà bỏ hoang.
    Thực vật phát triển mạnh trong những ngôi nhà bỏ hoang. (Ảnh: Petr Novacek/Shutterstock).

    Cây cối và thực vật nói chung sẽ thu hút chim chóc cũng như những loài động vật khác, tất cả những yếu tố đó đều góp phần làm ngôi nhà bị hủy hoại nhanh chóng.

    Vật liệu thi công

    Vật liệu thi công có tác động rất lớn đến tuổi thọ của công trình. Một số vật liệu (như đá chẳng hạn) có thể giúp công trình vững chắc hơn, nhưng nó cũng sẽ có những điểm bất lợi khác.

    Ví dụ, gỗ là một loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng; nhưng một ngôi nhà được thi công chủ yếu bằng gỗ sẽ có tuổi thọ chỉ khoảng 50 năm (hoặc thấp hơn nữa tùy vào nhiệt độ và môi trường xung quanh). Tương tự, với những công trình thi công bằng bê tông sẽ có tuổi thọ khoảng 50 đến 100 năm, trong khi đó những công trình bằng đá có tuổi thọ lên đến vài thế kỷ.

    Lưu ý, đây chỉ là tuổi thọ ước tính của một công trình dựa trên loại vật liệu xây dựng, như đã đề cập, có rất nhiều yếu tố khác thúc đẩy hoặc làm chậm quá trình xuống cấp của một công trình.

    Thiếu sự duy tu thường xuyên

    Một trong những lý do lớn nhất mà một tòa nhà hơn 100 năm tuổi vẫn có thể đứng vững trong khi một tòa nhà có thể chỉ còn lại cái móng sau vài năm bỏ hoang, đó là vì nó được chăm sóc, bảo dưỡng bởi con người sinh sống ở đó.

    Việc chăm sóc, bảo dưỡng một căn nhà hay bất cứ công trình nào đều rất quan trọng và điều này không hề được phóng đại.

    Trong một căn nhà có người sinh sống, chỉ một lỗ nhỏ trên trần, tường hay sàn xuất hiện sẽ được con người khắc phục nhanh chóng.

    Bạn sẽ không bao giờ thấy một ngôi nhà có người ở lại trong tình trạng như thế này
    Bạn sẽ không bao giờ thấy một ngôi nhà có người ở lại trong tình trạng như thế này. (Ảnh: muratart/Shutterstock).

    Ngược lại, chỉ một vết nứt trên cửa sổ của một căn nhà bỏ hoang cũng đã đủ để khiến cả công trình bị hủy hoại trong vài năm tới. Đó là lý do vì sao người ta thường hay nói cứ mỗi năm bị bỏ hoang, công trình sẽ “già” đi 5 tuổi.

    Con người

    Như đã đề cập, một tòa nhà bỏ hoang sẽ bị xuống cấp nếu không có sự can thiệp của con người. Nhưng cũng chính sự can thiệp của con người có thể khiến một tòa nhà xuống cấp thêm trầm trọng hơn.

    Một tòa nhà bỏ hoang sẽ thu hút sự chú ý của con người, nhất là trong lần đầu tiên. Những vị khách “ghé thăm” có thể tàn phá công trình như nạy ván lót sàn, xé giấy dán tường… để lấy đồng, kim loại và gỗ từ căn nhà. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người ta đến đập phá căn nhà chẳng vì lý do gì.

    Một căn nhà bỏ hoang bị vẽ bậy lên tường
    Một căn nhà bỏ hoang bị vẽ bậy lên tường. (Ảnh: Josh Cornish/Shutterstock).

    Tất cả những hoạt động trên đều làm tổn hại đến tính toàn vẹn của cấu trúc công trình. Thực tế, đó cũng là lý do một số người thuê bảo vệ và đặt biển cảnh báo “Cấm vào” để bảo vệ một tòa nhà hoang dù không còn người sinh sống ở đó. Về cơ bản thì chi phí thuê bảo vệ để giữ gìn tòa nhà thường ít tốn kém hơn là số tiền phải bỏ ra để sửa chữa lại sau khi bị phá hoại.

    Đó là lý do bạn nên chuẩn bị một kế hoạch để bảo vệ một ngôi nhà đang để không trước các yếu tố từ môi trường và cả con người ngay cả khi không có ai sinh sống bên trong. Nếu không kiểm tra thường xuyên, mẹ thiên nhiên sẽ nhanh chóng lấy lại đống gỗ, bê tông và gạch đá từ ngôi nhà của bạn mà thôi.

      Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
      Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/vi-sao-nha-bo-hoang-khong-co-nguoi-o-xuong-cap-rat-nhanh/

      Trang chủ: tmdl.edu.vn
      Danh mục bài: Tổng hợp

      Lương Sinh

      Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
      Back to top button