Viên bi xanh là gì? Bức ảnh viên bi xanh là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Viên bi xanh là gì?
Viên bi xanh hay hòn be bi xanh (tiếng Anh: The Blue Marble) là bức ảnh rõ nét đầu tiên chụp bề mặt Trái Đất được chiếu sáng đầy đủ có ký hiệu chính thức của NASA AS17-148-22727. Bức ảnh này được chụp bởi phi hành đoàn tàu vũ trụ Apollo 17 trên đường tới Mặt Trăng vào lúc 05:39 sáng EST (10:39 UTC) ngày 7 tháng 12 năm 1972, từ một khoảng cách khoảng 29.000 kilômét (18.000 dặm) từ bề mặt của hành tinh.
Bạn đang xem bài: Viên bi xanh là gì? Bức ảnh viên bi xanh là gì?
Tấm ảnh gốc ghi lại hình ảnh Trái Đất ngược (Nam Cực nằm phía trên) (ảnh trái), nhưng người ta đã xoay ngược lại bức ảnh để phù hợp với hình ảnh truyền thống của hành tinh (ảnh phải).
Bức ảnh chủ yếu cho thấy Trái Đất từ biển Địa Trung Hải đến Nam Cực. Trong bức ảnh, Nam bán cầu bị che phủ bởi nhiều mây, đại lục châu Á nằm trên đường chân trời còn Bán đảo Ả Rập và Madagascar, gần như toàn bộ bờ biển châu Phi có thể nhìn thấy rõ.
Khi chụp bức ảnh này, các nhà du hành vũ trụ nhìn thấy Trái Đất có hình dáng và kích thước của một viên bi thủy tinh, nên nó được đặt tên là Viên bi xanh.
Cho tới nay không ai đến được vị trí để có thể chụp được bức ảnh toàn cảnh Trái Đất như tấm ảnh Hòn Bi Ve Xanh bởi Apollo 17 là chuyến bay có người lái sau cùng đáp xuống Mặt Trăng.
Bức ảnh “Viên bi xanh” này là một trong những hình ảnh được sao chép nhiều nhất trong lịch sử.
Cụm từ Hòn Bi Ve Xanh thường được các tổ chức bảo vệ môi trường sử dụng để xây dựng và quảng bá hình ảnh quan tâm đến môi trường.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp