Vốn điều lệ là một trong yếu tố được chủ doanh nghiệp quan tâm khi tiến hành đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước. Vậy vốn điều lệ là gì? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để biết các thông tin liên quan đến vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là gì?
Bạn đang xem bài: Vốn điều lệ là gì? Những điều cần biết về vốn điều lệ
Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 đã giải thích cụ thể về khái niệm vốn điều lệ là gì như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần
Theo đó, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản đã đượp góp hoặc cam kết góp bởi các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
Ngoài ra, vốn điều lệ đôi khi còn cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.
Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(Khoản 1 Điều 47, Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(Khoản 1 Điều 75, Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
– Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
– Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cồ phần.
Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
+ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
+ Chào bán cổ phần riêng lẻ;
+ Chào bán cổ phần ra công chúng.
– Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
+ Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(Khoản 1, 5 Điều 112, Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh
– Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh.
– Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
– Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Ý nghĩa của vốn điều lệ công ty
- Vốn điều lệ công ty cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động.
- Vốn điều lệ cho ta biết cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp. Ví dụ: Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này khi công ty kinh doanh có lợi nhuận 500 triệu, nếu nội bộ không có thỏa thuận gì khác thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ là thành viên A đươc 60% lợi nhuận tương đương 300 triệu, thành viên B được 40% lợi nhuận tương đương 200 triệu.
- Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty. Cũng cùng ví dụ như trên. Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu.Sau này công ty X kinh doanh bị thua lỗ 1,5 tỷ và bị phá sản. Thì trách nhiệm của mỗi thành viên A, B trong trường hợp này sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Tức là thành viên A chịu trách nhiệm hữu hạn tối đa số tiền là 600 triệu, thành viên B chịu trách nhiệm hữu hạn số tiền tối đa là 400 triệu. Phần công ty X thua lỗ vượt quá 500 triệu so với số tiền các thành viên cam kết góp ban đầu thì các thành viên không phải chịu trách nhiệm.
Góp vốn điều lệ công ty bằng những loại tài sản nào?
tài sản góp vốn gồm những loại nào?
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.
Theo quy định này, những tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm:
- Đồng Việt Nam.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng.
- Quyền sử dụng đất.
- Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Lưu ý, chỉ những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cá nhân, tổ chức đó mới có quyền đem góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Cũng theo quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty:
– Tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất: Phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty.
– Tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn: Phải giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thông qua tài khoản.
Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không?
Khi đăng ký vốn điều lệ có cần chứng minh?
Bên cạnh nội dung vốn điều lệ là gì, nhiều người cũng đặc biệt quan tâm đến việc có phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hay không.
Hiện nay pháp luật không quy định về nghĩa vụ chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Tại các bước đăng ký thành lập, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ.
Theo đó, vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.
Tuy nhiên, nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định, trường hợp yêu cầu vốn ký quỹ thì doanh nghiệp sẽ cần phải chứng minh.
Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?
Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tùy vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Thông thường doanh nghiệp sẽ xem xét đến các yếu tố sau để quyết định vốn điều lệ:
– Khả năng tài chính của chủ sở hữu.
– Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
– Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;
– Dự án kinh doanh ký kết với đối tác…
Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Do pháp luật không quy định giới hạn vốn điều lệ. Do đó, trừ trường hợp kinh doanh những ngành nghề có quy định vốn pháp định và mức ký quỹ thì doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn điều lệ cho phù hợp.
Trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định (ví dụ như dịch vụ bảo vệ, ngân hàng, bảo hiểm,…) hoặc yêu cầu phải ký quỹ (như dịch vụ sản xuất phim, cho thuê lại lao động…) thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hay ký quỹ theo như quy định.
Vốn điều lệ tối đa là bao nhiêu?
Như đã đề cập, pháp luật không giới hạn vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa nên doanh nghiệp có thể tự quyết định số vốn điều lệ phù hợp.
Nếu quy mô kinh doanh lớn và có tiềm lực tài chính, nhà đầu tư có thể đăng ký vốn điều lệ lớn. Ngay cả khi trong quá trình doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, chủ đầu tư vẫn góp thêm vốn để tăng mức vốn điều lệ.
Video về vốn điều lệ là gì
Kết luận
Vốn điều lệ là yếu tố tối quan trọng cho việc thành lập và phát triển một công ty, bài viết trên đây đã cung cấp đến các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến vốn điều lệ. Chúc các bạn thành công!
Vốn điều lệ là gì? Những điều cần biết về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là một trong yếu tố được chủ doanh nghiệp quan tâm khi tiến hành đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước. Vậy vốn điều lệ là gì? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để biết các thông tin liên quan đến vốn điều lệ. Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ là gì? Góp vốn bằng tiền mặt được hay không? Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 đã giải thích cụ thể về khái niệm vốn điều lệ là gì như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần Theo đó, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản đã đượp góp hoặc cam kết góp bởi các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn. Ngoài ra, vốn điều lệ đôi khi còn cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn. Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ Thay Đổi Vốn Điều Lệ Công Ty Tại Bình Dương – Tư Vấn TƯ VẤN NHÂN ĐỨC Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên – Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. – Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: + Tăng vốn góp của thành viên; + Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới. – Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: + Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; + Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này; + Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020. (Khoản 1 Điều 47, Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên – Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: + Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty; + Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020. (Khoản 1 Điều 75, Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần – Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. – Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cồ phần. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây: + Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; + Chào bán cổ phần riêng lẻ; + Chào bán cổ phần ra công chúng. – Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: + Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; + Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020; + Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020. (Khoản 1, 5 Điều 112, Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh – Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh. – Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. – Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Ý nghĩa của vốn điều lệ công ty TĂNG, GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH Vốn điều lệ công ty cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động. Vốn điều lệ cho ta biết cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp. Ví dụ: Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này khi công ty kinh doanh có lợi nhuận 500 triệu, nếu nội bộ không có thỏa thuận gì khác thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ là thành viên A đươc 60% lợi nhuận tương đương 300 triệu, thành viên B được 40% lợi nhuận tương đương 200 triệu. Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty. Cũng cùng ví dụ như trên. Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu.Sau này công ty X kinh doanh bị thua lỗ 1,5 tỷ và bị phá sản. Thì trách nhiệm của mỗi thành viên A, B trong trường hợp này sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Tức là thành viên A chịu trách nhiệm hữu hạn tối đa số tiền là 600 triệu, thành viên B chịu trách nhiệm hữu hạn số tiền tối đa là 400 triệu. Phần công ty X thua lỗ vượt quá 500 triệu so với số tiền các thành viên cam kết góp ban đầu thì các thành viên không phải chịu trách nhiệm. Góp vốn điều lệ công ty bằng những loại tài sản nào? Những quy định về tài sản góp vốn khi thành lập công ty tài sản góp vốn gồm những loại nào? Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì: 1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn. 2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật. Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty. Theo quy định này, những tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm: Đồng Việt Nam. Ngoại tệ tự do chuyển đổi. Vàng. Quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật. Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Lưu ý, chỉ những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cá nhân, tổ chức đó mới có quyền đem góp vốn thành lập doanh nghiệp. Cũng theo quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty: – Tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất: Phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty. – Tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn: Phải giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thông qua tài khoản. Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không? Vốn điều lệ là gì? Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty Khi đăng ký vốn điều lệ có cần chứng minh? Bên cạnh nội dung vốn điều lệ là gì, nhiều người cũng đặc biệt quan tâm đến việc có phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hay không. Hiện nay pháp luật không quy định về nghĩa vụ chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Tại các bước đăng ký thành lập, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ. Theo đó, vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Tuy nhiên, nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định, trường hợp yêu cầu vốn ký quỹ thì doanh nghiệp sẽ cần phải chứng minh. Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ? Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tùy vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Thông thường doanh nghiệp sẽ xem xét đến các yếu tố sau để quyết định vốn điều lệ: – Khả năng tài chính của chủ sở hữu. – Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp. – Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập; – Dự án kinh doanh ký kết với đối tác… Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu? Do pháp luật không quy định giới hạn vốn điều lệ. Do đó, trừ trường hợp kinh doanh những ngành nghề có quy định vốn pháp định và mức ký quỹ thì doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn điều lệ cho phù hợp. Trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định (ví dụ như dịch vụ bảo vệ, ngân hàng, bảo hiểm,…) hoặc yêu cầu phải ký quỹ (như dịch vụ sản xuất phim, cho thuê lại lao động…) thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hay ký quỹ theo như quy định. Vốn điều lệ tối đa là bao nhiêu? Như đã đề cập, pháp luật không giới hạn vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa nên doanh nghiệp có thể tự quyết định số vốn điều lệ phù hợp. Nếu quy mô kinh doanh lớn và có tiềm lực tài chính, nhà đầu tư có thể đăng ký vốn điều lệ lớn. Ngay cả khi trong quá trình doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, chủ đầu tư vẫn góp thêm vốn để tăng mức vốn điều lệ. Video về vốn điều lệ là gì Kết luận Vốn điều lệ là yếu tố tối quan trọng cho việc thành lập và phát triển một công ty, bài viết trên đây đã cung cấp đến các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến vốn điều lệ. Chúc các bạn thành công!
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/von-dieu-le-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-von-dieu-le/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp