Giáo dục

1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm? Các dụng cụ tính thời gian trong lịch sử

1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm? Có những đơn vị đo thời gian nào đang được áp dụng phổ biến trên thế giới? Thời gian của mỗi người trong một ngày là như nhau, do đó việc hiểu rõ các đơn vị đo thời gian cũng như cách quy đổi sẽ giúp chúng ta có cách sắp xếp, phân bố thời gian cho công việc, học hành và giải trí phù hợp.

Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người đã phát minh ra rất nhiều dụng cụ và khái niệm đơn vị đo thời gian. Để hiểu rõ hơn về những dụng cụ đo thời gian “từ cổ chí kim”, quý vị hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá.

Bạn đang xem bài: 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm? Các dụng cụ tính thời gian trong lịch sử

Tìm hiểu 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm, thập kỷ và thiên niên kỷ

1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm?

1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm?

Theo quy ước quốc tế, các đơn vị đo thời gian được quy đổi sang các giá trị tương đương như sau:

  • 1 thiên niên kỷ = 1000 năm
  • 1 thế kỷ = 100 năm
  • 1 thập kỷ = 10 năm
  • 1 năm = 12 tháng
  • 1 quý = 3 tháng
  • 1 tháng = 28 – 29 – 30 – 31 ngày
  • 1 ngày = 24 giờ
  • 1 giờ = 60 phút
  • 1 phút = 60 giây

Từ đó, chúng ta có thể xác định câu trả lời cho thắc mắc 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm là 100 năm. Để có thể quy đổi các giá trị thế kỷ sang năm thì chúng ta chỉ cần nhân giá trị đó với 100 là đã nhận được kết quả chính xác mà mình cần. 

Ví dụ:

  • 5 thế kỷ = 5 x 100 = 500 năm
  • ½ thế kỷ = ½ x 100 = 50 năm
  • 0.8 thế kỷ = 0.8 x 100 = 80 năm

Thời gian là gì?

Thời gian là một đại lượng đo lường thể hiện trình tự xảy ra của các sự kiện và khoảng kéo dài của chúng. Với thời điểm mốc và thời điểm kết thúc được gắn với một sự kiện nhất định, khoảng thời gian được tính toán bao gồm số lượng các chuyển động của đối tượng bất kỳ có tính lặp lại. Hiện nay, thời gian chỉ có một chiều duy nhất được phát hiện và nghiên cứu là quá khứ – hiện tại – tương lai.

Thời gian luôn có tính vận động liên tục nên để có thể xác định giá trị thì cần phải gắn thời gian với vật chất hoặc vật thể bất kỳ. Do đó, các khái niệm cũng như giá trị tính toán ước lượng về thời gian đều chỉ mang tính tương đối, không thể tuyệt đối chính xác như các đại lượng khoa học khác.

Đơn vị đo thời gian là các khái niệm dùng để xác định độ lớn của thời gian trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong hệ đo lường quốc tế SI, đơn vị tính thời gian phổ biến nhất là giây. Bên cạnh đó, nhân loại cũng đang sử dụng những đơn vị đo thời gian khác như thiên niên kỷ, thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, quý, ngày, giờ, phút,…

Do các yếu tố địa lý, các điểm thời gian ở những vị trí khác nhau trên lục địa là khác nhau. Hiện nay, thế giới đang sử dụng các múi giờ UTC được tính theo đồng hồ nguyên tử để đảm bảo sự tương thích với quy luật tự vận động của Trái Đất. Bên cạnh giờ UTC, một số hệ thống vẫn đang sử dụng giờ GMT được tính theo phương pháp thiên văn học. 

Các dụng cụ tính thời gian phổ biến trong lịch sử nhân loại

Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu đến một số dụng cụ tính thời gian phổ biến trong lịch sử. Bên cạnh các loại lịch tính ngày và đồng hồ hiện đại tính thời gian, con người đã từng phát minh và sử dụng rất nhiều loại dụng cụ đo thời gian trong suốt chiều dài của lịch sử phát triển thế giới. Một số dụng cụ có thể được kể đến như:

  • Đồng hồ mặt trời: Đây là loại đồng hồ được sử dụng phổ biến ở Ai Cập cổ với nguyên lý hoạt động dựa trên ánh sáng mặt trời. Ban đầu, con người dựng các cột lớn và theo dõi chiều dài bóng cột trên mặt đất cũng như hướng bóng để xác định thời gian trong ngày. Sau đó, thiết bị này được cải thiện thành hệ thống đĩa tròn chia thành 12 phần bằng nhau và có kim hứng bóng để chỉ giờ. 
  • Đồng hồ sao: Để khắc phục những hạn chế vào ban đêm của đồng hồ mặt trời, người Ai Cập đã sử dụng đồng hồ thiên văn Merkhet hoạt động dựa vào sao Bắc Cực để tính giờ ban đêm. Người sử dụng loại đồng hồ này có thể xác định khoảng thời gian bằng cách quan sát một số ngôi sao nhất định di chuyển qua lại đường ranh giới Bắc Nam được tạo thành từ thước và dây dọi của đồng hồ. 
  • Đồng hồ voi: Đây có thể xem là một hệ thống máy móc được thiết kế vô cùng phức tạp. Chiếc đồng hồ được tạo hình một con voi rỗng, bên trong có bể nước và thùng nước có lỗ chảy ở dưới đáy. Thời gian để thùng chìm hoàn toàn vào trong bể và 1 giờ 30 phút. Khi thùng chìm xuống sẽ tác động lên sợi dây làm con chim trên đỉnh tháp quay báo giờ và rơi một quả bóng vào miệng con rồng ở dưới. Hiệu quả hoạt động của chiếc đồng hồ này tương tự với đồng hồ quả lắc hiện nay. 
  • Đồng hồ nước: Cấu tạo cơ bản của một chiếc đồng hồ nước bao gồm bộ phận chứa nước và bộ phận hứng nước, nhằm đo thời gian chảy của lượng nước nhất định trong ngày. Đây cũng là một sản phẩm được phát minh bởi người Ai Cập cổ và được du nhập vào các nền văn minh khác như Hy Lạp, Ả Rập,…
  • Đồng hồ cát: Theo nhiều nghiên cứu của giới sử gia, đồng hồ cát được phát minh vào khoảng thế kỷ thứ 8 ở nước Pháp. Nhưng đến tận thế kỷ 14 thì loại dụng cụ đo thời gian này mới trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng. Đồng hồ cát thường có thiết kế nhỏ và chỉ có thể đo được các quãng thời gian ngắn khác nhau như vài phút, 15 phút, 30 phút hoặc một giờ. 
  • Đồng hồ nến: Xuất hiện ở các nước châu Á vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, đồng hồ nến sử dụng một cây nến đang cháy cùng một bảng chia vạch ngang. Thời gian sẽ được xác định bằng chiều cao của nến còn lại tương ứng với vạch chia nào trên bảng..
  • Đồng hồ nhang: Đây là phương thức tính thời gian được phát minh bởi người Trung Quốc vào thời nhà Tống. Cấu tạo ban đầu của loại đồng hồ này là một nén hương có từng đoạn màu sắc hoặc mùi hương khác nhau, khi hương cháy đến mốc nào thì báo hiệu thời gian cho người dùng. Sau đó, loại đồng hồ này được cải tiến thành các quả cầu kim loại buộc dọc nén hương lớn theo khoảng cách đều nhau, khi hương cháy hết một đoạn làm quả cầu rơi xuống tạo ra tiếng động báo giờ. 
  • Đồng hồ đèn dầu: Cách hoạt động của chiếc đồng hồ này được xác định tương tự như đồng hồ nến. Với một khung chứa dầu cá voi để đốt đèn và các mốc thời gian đã qua, người dùng có thể xác định thời gian bằng cách xem vạch dầu còn lại trong bình chứa. 

Các đơn vị đo thời gian cơ bản là kiến thức khoa học thường thức vô cùng gần gũi đối với cuộc sống con người. Việc hiểu rõ các khái niệm và cách quy đổi đơn vị thời gian như 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm, 1 năm có bao nhiêu ngày,… giúp chúng ta dễ dàng sắp xếp công việc, học tập sao cho hợp lý. Nếu các bạn thấy bài viết của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá hữu ích, thì hãy chia sẻ ngay cho những người xung quanh cùng tham khảo.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/1-the-ky-bang-bao-nhieu-nam/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button