Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội soạn dàn ý phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng.
I. Dàn ý phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng – Mẫu 1
1. Mở bài
Bạn đang xem bài: 2 Dàn ý phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng hay nhất
– Giới thiệu đoạn trích: Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, nhân vật Từ Hải xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”.
2. Thân bài
– Bối cảnh ra đi của Từ Hải: Sau nửa năm chung sống hạnh phúc, mặn nồng với nàng Kiều
– Tư thế ra đi: Hiên ngang, dứt khoát
– Mong muốn của nàng Kiều: Muốn đi theo Từ Hải
– Hành động, lời nói của của Từ Hải:
+ Trách móc nàng Kiều
+ Động viên, an ủi và hứa hẹn về một tương lai tươi sáng
3. Kết bài
– Khái quát về hình tượng nhân vật Từ Hải
II. Dàn ý phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng – Mẫu 2
1. Mở bài
Bạn đang xem bài: 2 Dàn ý phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng hay nhất
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du cùng trích đoạn “Chí khí anh hùng”
2. Thân bài
– Giới thiệu khái quát về đoạn trích
+Vị trí đoạn trích
+Nội dung chính
– Lí tưởng cao cả, khát vọng lớn lao của người anh hùng Từ Hải
+ Từ “trượng phu” kết hợp cụm từ ước lệ “lòng bốn phương” với thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, khâm phục để diễn tả chí nguyện lập công, lập danh lớn lao của người anh hùng.
+ Bậc “trượng phu” luôn hướng đến những không gian bao la, mang tầm vóc vũ trụ của “trời bể mênh mang”
+ Từ Hải hiện lên với vọng làm chủ: một người, một ngựa, một gươm hiên ngang, mạnh mẽ “lên đường thẳng rong”.
– Niềm tin sắt đá “lập công, lập danh” vào tương lai của Từ Hải
+ Trước mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải cũng đưa ra những lí lẽ từ chối “thấu tình đạt lí” để từ chối.
+ Từ Hải hứa hẹn ngày “rước nàng nghi gia”, thể hiện niềm tin sắt đá vào sự nghiệp của bản thân với “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”
– Tư thế ra đi, lên đường hiên ngang, làm chủ vũ trụ của Từ Hải
+ Những động từ “quyết”, “dứt áo”, “ra đi” đã thể hiện hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không do dự của người anh hùng.
+ Giữa không gian “gió mây”, “dặm khơi” kì vĩ, rộng lớn, con người hiện lên với tư thế sánh ngang tầm vũ trụ.
+ Hình ảnh “chim bằng” sải cánh trên bầu trời cao rộng, trong bao la “dặm khơi” cùng gió, cùng mây đã làm nổi bật tư thế của người anh hùng có bản lĩnh phi thường.
3. Kết bài
Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
III. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
Trong Truyện Kiều, bên cạnh việc bày tỏ tấm lòng đồng cảm, trân trọng với con người tài hoa nhưng phải chịu kiếp bạc mệnh như Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du còn bộc lộ ước mơ về một hình tượng người anh hùng lý tưởng thắp lên ánh sáng hy vọng được giải phóng giữa thực tế xã hội toàn thối nát. Điều này được thể hiện rất rõ đoạn trích Chí khí anh hùng.
Sau nhiều năm lưu lạc, chịu đủ mọi khổ ải, tủi nhục chốn phong trần, Thúy Kiều đã gặp Từ Hải. Người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất ấy là ánh sáng chói lọi giữa cuộc đời tăm tối của một kiếp hồng nhan. Từ Hải không chỉ cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh, giúp nàng báo ân, báo oán mà còn trân trọng, coi nàng như một người tri kỉ. Vẻ đẹp về tầm vóc và lí tưởng của người anh hùng Từ Hải được tác giả Nguyễn Du tập trung khắc họa rõ nét nhất thông qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
———————–HẾT————————–
Trên đây là Dàn ý phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 1. Đoạn trích được trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 tuần thứ 30. Bên cạnh bài dàn ý trên các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu liên quan như: Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, Soạn bài Chí khí anh hùng ngắn gọn, Phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng;
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm văn học lớp 12