Giáo dục

3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết

3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 3 bộ đề Mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng – Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đang xem bài: 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết

.. Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ chính: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cây cầu?

Lời giải:

Những chi tiết miêu tả cây cầu: Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”

Lời giải:

Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ “cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy”, câu hỏi tu từ

Tác dụng:

+ Diễn tả vẻ đẹp tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của cô gái (nhân vật Nguyệt).

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

Câu 4. Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?

Lời giải:

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên:

– Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Khẳng định sự sống bất diệt.

Câu 5. Em hãy nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn tríc?

Lời giải:

Quan niệm nghệ thuật về con người trong đoạn trích: con người thời chiến mang theo vẻ đẹp anh hùng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lãng mạn, là sự hòa nhập giữa cái tôi với cái ta công đồng. Cái tôi riêng chung ấy chính là quan niệm nghệ thuật về con người thời chiến.

Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng – Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đang xem bài: 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết

Qua tầm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng loè nhoè, mỗi lúc xe nảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim. Khoảng gần khuya, trên các chỏm rừng, gió tây nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi giạt đi. Gió thổi vào cành lá nguỵ trang trên nóc xe ràn rạt. Trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi. Dòng sông bên trái đường phút chốc biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín, thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một mầu trắng xoá.

Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao ! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng…

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54-55)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Lời giải:

Các phương thức biểu đạt là: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2. Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả miêu tả trong đoạn trích?

Lời giải:

Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích là:

+ Lớp sương

+ Mảnh trăng

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Mành trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mành bạc”.

Lời giải:

Biện pháp tu từ: So sánh “như một mảnh bạc”.

Tác dụng: Gợi ra sự lung linh của ánh trăng, tăng sức gợi hình gợi cảm.

Câu 4. Anh/chị có nhận xét gi về vẻ đep của thiên nhiên và con ngườii đuợc thể hiện trong đoạn trích.

Lời giải:

Vẻ đẹp thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau vô cùng huyền diệu, lung linh và đẹp một cách lạ thường.

Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng – Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đang xem bài: 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết

Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!

Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng…

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54-55)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.

Lời giải:

Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích:

+ Lớp sương bềnh bồng;

+ Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.”

Lời giải:

+ Hình ảnh so sánh: “mảnh trăng” được so sánh với “mảnh bạc”

+ Tác dụng: gợi vẻ đẹp trong sáng, lung linh của ánh trăng.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích.

Lời giải:

Mẫu trả lời số 1:

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích:

+ Chi tiết chọn lọc, chân thực.

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

+ Xây dựng hình tượng song hành: Nguyệt – trăng.

+ Bút pháp lãng mạn bay bổng.

Mẫu trả lời số 2:

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích:

Tác giả miêu tả mái tóc Nguyệt “từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao”, khuôn mặt Nguyệt “khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!” Thông qua các chi tiết miêu tả, tác giả ngợi ca vẻ đẹp ánh trăng, nhân vật Nguyệt xinh đẹp, tràn đầy sức sống. Từ đó ta thấy tác giả thật tài tình khi lấy hình tượng ánh trăng để nói lên khát vọng, niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai tươi sáng. Với các chi tiết, hình ảnh tác giả sử dụng chọc lọc, cô đọng, chân thực pha lẫn tính lãng mạn đã giúp tác phẩm chạm đến trái tim người đọc.

*****************

Trên đây là 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/de-doc-hieu-manh-trang-cuoi-rung/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button