Tổng hợp tài liệu Phân tích nhân vật Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông để thấy rõ được lòng tốt, tấm lòng nhân hậu, cao cả đằng sau thân hình có vẻ thô kệch của một người thợ rèn đối với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Có thể bạn quan tâm đến bài phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông của Guy đơ Mô-pa-xăng để phần nào đó nắm rõ được hết bố cục tác phẩm cũng như nhân vật trong chuyện từ đó triển khai cho mình những ý văn để viết bài.
Đề bài: Phân tích nhân vật Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông
Bạn đang xem bài: Phân tích nhân vật Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông
Bài văn của học sinh giỏi văn phân tích nhân vật Phi-lip – Mẫu 1
Sẽ không phải là ngẫu nhiên mà G.Mô-pa-xăng lại trở thành nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng thế kỉ XIX. Cũng không phải ngẫu nhiên mà thế giới nhân vật trong các tác phẩm của tác giả lỗi lạc này luôn có một tấm lòng nhân hậu tha thiết. Tất cả xuất phát từ tấm lòng nhân hậu cao cả của tác giả, lan tỏa đến thế giới nhân vật trong tác phẩm. Và nhân vật Phi-líp trong đoạn trích “Bố của Xi-mông” đã nói lên điều đó. Một cuộc gặp gỡ tình cờ, hay nói đúng hơn là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai con người ấy. Một người cần nhận được yêu thương, một người muốn trao đi, lan tỏa yêu thương. Chính hai mảnh ghép cô đơn của cuộc đời ấy gặp nhau và sưởi ấm trái tim cho nhau bằng tình yêu thương cao cả.
Xi-mông là con trai của chị Blang-sốt, một người phụ nữ xinh đẹp bị lừa dối nên phải nuôi con một mình. Tuổi thơ cậu bé ấy bất hạnh vô cùng khi bị bạn bè xa lánh, trêu đùa vì không có bố. Chú bé khốn khổ ấy phải tìm đến cái chết vì quá cô độc và tủi nhục. Chú thợ rèn Phi-líp đã dẫn em về nhà và gặp mẹ của em. Thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh bất hạnh của mẹ con Xi-mông, chú đã đồng ý làm bố của Xi-mông. Cuộc gặp gỡ bên bờ sông của hai con người ấy diễn ra vô tình bên bờ sông. Trong lúc em tuyệt vọng nhất với ý định tự tử: “Em lại khóc, người em cứ run lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được bài kinh vì những cơn nức nở dồn dập, xốn xang, choáng ngợp lấy em”. Đang trong lúc đau khổ nhất, em gặp chú Phi-líp. Khi được dẫn về nhà, trước mặt mẹ em, chú đã trả lời câu hỏi của cậu bé: “Chú có muốn làm bố cháu không?”, Phi-líp ngay lập tức trả lời mạnh mẽ và rất dứt khoát: “Có chứ, chú có muốn”. Vậy là chú Phi-líp đã cứu sống em từ tay của Thần Chết, giúp em thoát khỏi sự đau khổ, tuyệt vọng và quay trở lại với sự sống.
Ban đầu, Phi-líp nghĩ đây là một việc suy nghĩ nhất thời, để an ủi cho Xi-mông thoát khỏi sự suy nghĩ tuyệt vọng, đau khổ. Tuy nhiên, khi Xi-mông đến nói với chú tại lò rèn: “Bố Phi-lip này, lúc nãy thằng con bác Micot bảo rằng bố không phải là bố của con hẳn hoi vì bố không phải là chồng của mẹ”. Đến lúc này, chú Phi-lip đặt ra một vấn đề nghiêm túc. Xi-mông có thể sẽ rất buồn và tuyệt vọng lần nữa nếu như chú Phi-lip coi đó như một lời nói đùa với trẻ nhỏ. Bác thợ rèn là đồng nghiệp của chú Phi-lip đã giúp chú nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn của người mẹ Phi-lip, một người phụ nữ xinh đẹp nhưng đáng thương vô cùng. Chị ta không có lỗi, chú Phi-lip đã đi đến quyết định ngỏ lời cầu hôn với người phụ nữ ấy. Việc này đã khiến cho Xi-mông hạnh phúc thật sự, cậu bé hãnh diện và tự hào khi có bố: “Bố tớ là Phi-lip Remi và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ”.
Chú Phi-lip và những người thợ rèn như những vị thần. Họ là con người, không có những siêu năng lực thần kỳ nhưng có sức mạnh tình yêu thương vô bờ bến. Chính sự đồng cảm, thương mến giữa con người với con người đã giúp cho Xi-mông giải thoát khỏi nỗi đau buồn và đem lại hạnh phúc cho em, cho em điều mà em luôn thầm mong ước. Việc làm ấy cũng hàn gắn vết thương cho mẹ Phi-lip, cho một người phụ nữ bất hạnh khổ đau. Việc làm của những con người có tấm lòng nhân hậu ấy là sự đại diện cho sự công bằng, lòng nhân ái, giúp các nhân vật bị đau khổ, bất hạnh có niềm tin hơn vào cuộc sống. Họ là những con người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường trong cuộc sống.
Một trái tim có thể sưởi ấm được một trái tim, một lời nói có thể chữa lành được vết thương và một suy nghĩ, một hành động xuất phát từ lòng nhân ái, yêu thương con người có thể sưởi ấm tâm hồn và cứu sống một con người. Và Phi-lip như một vị thần giữa đời thường. Đó là vị thần của tình thương, của hạnh phúc và của tình phụ tử thiêng liêng cao quý. Phi-lip chính là nhân vật truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người: Hãy sống để cho đi, cho đi tình thương và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn thế.
Gợi ý thêm cho các bạn bài soạn Bố của Xi-mông trong truyện ngắn cùng tên để nắm bắt được tâm lý nhân vật qua đó hiểu hơn được ý nghĩa của tác phẩm về lòng yêu thương và sự đồng cảm.
Bài văn mẫu hay phân tích nhân vật Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông – Mẫu 2
“Bố của Xi-mông” là một truyện ngắn hiện thực khá hay của Guy đờ Mô-pa-xăng. Truyện này nói lên nỗi đau khổ của em bé Xi-mông và mẹ em vì những thành kiến, thói tục cổ lỗ, khi Xi-mông không rõ bố em là ai và niềm sung sướng tràn ngập khi em được nhận chú Phi-lip làm bố. Đặc biệt, truyện đã đề cao tấm lòng nhân hậu của Phi-lip, người thợ rèn đáng quý mến.
Hành động nhận làm bố Xi-mông của chú bị một số người cười chê là khờ dại. Thật ra, đó là một việc làm nhân đạo, cao cả. Vì chính việc làm này đã mang lại nhiều sung sướng, hạnh phúc cho Xi-mông, cứu em thoát khỏi cái chết. Bởi lẽ, ngay từ những ngày đầu tiên học ở trường, Xi-mông đã bị đám bạn bè độc ác, vô ý thức đùa cợt, trêu chọc về việc em không có bố. Bị chế giễu, bị đánh đập, Xi-mông tức giận nên ném đá vào bọn chúng rồi bỏ đi ra bờ sông. Em đã khóc ròng và nghĩ đến việc nhảy xuống sông cho chết đuối. Em ngắm đàn cá bơi lội, em bắt con nhái chơi, nhưng cái ý.định tự tử ấy cứ lởn vởn mãi. “Em lại khóc, người em cứ run lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyên như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được bài kinh vì những cơn nức nở tại trở lại dồn dập, xốn xang, choáng ngợp lấy em. ” Đang lúc đau khổ như thế thì Xi-mông gặp chú Phi-lip, biết được tình cảnh của em, chú ấy đã dẫn em về nhà. Trước mặt mẹ Xi-mông, chú đã trả lời câu hỏi của em này: “Chú có muốn làm bố cháu không?”,’ bằng lời khẳng định mạnh mẽ và dứt khoát: “Có chứ, chú có muốn.” Thế là lần thứ nhất chú Phi-lip đã cứu Xi-mông ra khỏi cơn tuyệt vọng, giành em khỏi tay thần chết.
Tuy nhiên đối với chú Phi-lip, lúc đầu chú nghĩ đây là một việc làm nhất thời, cốt để an ủi cho Xi-mông trong phút giây thoát khỏi cơn tuyệt vọng. Nhưng sau đó, đến lúc Xi-mông đến nói với chú tại lò rèn: “Bố Phi-lip này, lúc nãy thằng cọn bác Micốt bảo cho rằng bố không phải là bố của con hẳn hoi vì bố không phải là chồng của mẹ.” Lúc này, không còn là nhất thời nữa rồi! Vấn đề đặt ra trước chú Phi-lip lúc này là một vấn đề nghiêm túc. Xi-mông lại có thể đựng trước tình thế tuyệt vọng một lần nữa, nếu như chú Phi lip xem lời nói lần trước của mình là lời nói đùa. Chính các bác thợ rèn đồng nghiệp của chú Phi-lip, những vị thần khổng lồ ấy đã giúp chú vượt qua định kiến đối với mẹ Xi-mông. Chị ta lầm lỗi không phải do lỗi ở chị ta, để đi đến quyết định cuối cùng: ngỏ lời cầu hôn với người phụ nữ đáng thương mến này. Việc làm của chú Phi-lip đã mang lại cho Xi-mông hạnh phúc thật sự, cậu bé nhờ có đủ nghị lực để tuyên bố với các bạn cùng lớp: “Bố tớ là Phi-lip Rêmi (bác thợ rèn) và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ?
Chú Phi-lip và các bác thợ rèn trong truyện ngắn này được Guy đờ Mô-pa-xăng miêu tả như các vị phúc thần. Chú đã giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc. Việc làm ấy cũng giúp cho mẹ Xi-mông thoát khỏi khổ đau do lầm lỡ. Chú Phi-lip và các bác thợ đã nói và làm theo tiếng gọi của lương tri, thoát khỏi những thành kiến hẹp hòi, cổ hủ. Việc làm của họ như là đại diện cho sự công bằng, cho lòng nhân ái, giúp cho các nhân vật bị đau khổ, bất hạnh thoát khỏi đau khổ và có hạnh phúc. Hình ảnh của họ thật đẹp, thật hào hùng mà cũng nhân hậu xiết bao.
Có ý kiến cho rằng việc làm của chú Phi-lip: nhận làm bố của Xi-mông và làm chồng của mẹ em bé này thật là khờ dại. Không đúng. Phải nói đây là một việc làm nhân đạo, cao cả, xuất phát từ một tấm lòng yêu thương rộng lớn, đồng cảm sâu sắc đối với cảnh ngộ đáng thương mến của Xi-mông và của mẹ em bé này. Chú đã khơi dậy trong lòng người đọc tình cảm quý mến đối với việc làm tốt đẹp, thấm đẫm tình người của một người lao động nhân hậu, cao cả.
Kết luận:
Trên đây là một số bài văn mẫu được đánh giá cao vói nội dung Phân tích nhân vật Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông mà TMDL biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em đạt điểm cao cho bài viết của mình. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 9.
Để biết thêm nhiều bài đoạn văn hay hãy tham khảo ở tmdl.edu.vn nhé
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9