Cúng giao thừa vào đêm 30 Tết âm lịch (29 nếu tháng thiếu) là nghi lễ truyền thống không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngoài mâm cúng giao thừa, bài cúng giao thừa thì một vấn đề khác cũng được nhiều người thắc mắc đó là cúng giao thừa xong có hóa vàng luôn không? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời và hiểu rõ hơn về phong tục truyền thống này của người Việt nhé.
Bạn đang xem bài: Cúng giao thừa xong có hóa vàng không?
Cúng giao thừa
Cúng giao thừa được chia thành cúng giao thừa ngoài trời (tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần mới) và cúng giao thừa trong nhà (cúng tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới).
Lễ cúng giao thừa thừa được cử hành vào giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước rồi mới cúng trong nhà.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời thường được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy vào vị trí nhà của gia đình mình. Bởi theo quan niệm dân gian, hướng Đông là của Thiên Tử, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế.
Cúng giao thừa xong có hóa vàng luôn không?
Về vấn đề cúng giao thừa xong có hóa vàng luôn không thì còn tùy thuộc vào phong tục và tập quán của từng vùng.
Ở một số nơi, sau khi đọc xong bài cúng giao thừa ngoài trời để trừ tịch, chờ hương tàn xong họ sẽ hóa vàng luôn để tiễn đưa vị quan Hành khiển cai trị hạ giới năm cũ, đón chào vị quan của năm mới. Còn vàng mã cúng giao thừa trong nhà sẽ để lại đến ngày hóa vàng (thường từ mùng 3 đến mùng 10), khi tiễn đưa ông bà về cõi âm và rước lộc về nhà sẽ hóa cùng luôn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tết 2023