Phân tích tác phẩm

Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước

Đề bài: Dựa vào đặc trưng của ca dao than thân và bài thơ Bánh trôi nước đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, anh/chị hãy phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước.

phan tich nhung net tuong dong giua nhung cau hat than than va bai tho banh troi nuoc

Bạn đang xem bài: Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước

Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước
 

I. Dàn ý Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã dùng ngòi bút để bày tỏ tấm lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi bật nhất, là lời tâm sự, bộc bạch của cô gái trong trắng, thủy chung với tấm lòng sắt son.
+ Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng giữa hình ảnh thơ, cách sử dụng ngôn từ quen thuộc với những câu hát than thân trong kho tang văn học dân gian.

2. Thân bài

– Nét tương đồng thể hiện ở motif giới thiệu mở đầu “thân em”: thể hiện sự bé nhỏ, cô đơn của người phụ nữ
– Hình ảnh “bánh trôi nước”, một thức quà có hương vị ngọt ngào của người Việt Nam…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước (Chuẩn)

Hồ Xuân Hương, nữ thi sĩ đại tài của lịch sử thơ ca Việt Nam. Thơ của bà mang âm hưởng nhẹ nhàng, nữ tính nhưng không kém phần mãnh liệt, thể hiện khát vọng được yêu thương. “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi bật nhất, là lời tâm sự, bộc bạch của một cô gái trong trắng, thủy chung với tấm lòng sắt son. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng giữa hình ảnh thơ, cách sử dụng ngôn từ quen thuộc với những câu hát than thân trong kho tàng văn học dân gian.

Số phận long đong, lận đận đường tình duyên khiến bản thân nữ thi sĩ luôn thấu hiểu những nỗi đau thầm kín của người phụ nữ. Chính vì thế, thơ văn của bà luôn thay người phụ nữ nói lên những xúc cảm, những tâm sự và khát khao mãnh liệt. Với “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương xây dựng hình tượng người con gái trong trắng, xinh đẹp, tuy vất vả, số phận long đong nhưng bản chất vẫn luôn thiện lương, tốt đẹp, thủy chung và son sắt.

Nét tương đồng giữa bài thơ “Bánh trôi nước” và những câu hát than thân trước hết được thể hiện ở motif “thân em” quen thuộc. Trong lịch sử thơ ca dân gian, không ít những câu ca dao than thân được bắt đầu với cụm từ quen thuộc này

Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra vườn đào

Hay

Thân em như nước bên đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Điểm chung của những câu hát than thân này đều thể hiện sự bé nhỏ, hèn kém của người phụ nữ, số phận không do mình sắp đặt, chỉ là: “hạt mưa sa”, “nước bên đàng”. Sử dụng motif “thân em”, tác giả muốn nhấn mạnh sự bé nhỏ và cô đơn cùng cực của người con gái. Những tưởng chỉ có “hạt mưa sa”, “nước bên đàng” mới phải chịu đựng số phận hẩm hiu ấy, nhưng ở đây, dù “vừa trắng lại vừa tròn”, ,một vẻ đẹp đẫy đà, tròn trịa. Hai tiếng “thân em” vang lên đầy cay đắng, xót xa, ý thức được số phận người phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến.

Nét tương đồng của bài thơ với những câu hát than thân được thể hiện ở hình tượng được lựa chọn để ví von với người phụ nữ. “Bánh trôi nước”, một thức quà của người Việt Nam làm từ bột gạo, hết sức rẻ mạt và dễ kiếm. Trong ca dao xưa, những tác giả dân gian luôn tinh tế lựa chọn những hình ảnh mang tính biểu tượng để so sánh với người phụ nữ, thể hiện số phận lận đận, bất hạnh, không có quyền hạn gì với chính cuộc đời của mình.

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

“Bánh trôi nước”, “tấm lụa đào” đều là những vật phẩm xinh đẹp, nhưng số phận mù mịt, không biết ngày mai ra sao. Bắt nguồn từ hoàn cảnh thực tế, trong xã hội xưa, người phụ nữ hoàn toàn không được tự quyết định số phận của mình. Nếu may mắn lấy được người chồng thương yêu vợ thì cuộc sống viên mãn, hạnh phúc, nếu gia đình chồng khắc nghiệt, người phụ nữ đó sẽ phải sống cuộc đời đắng cay, uất hận. Những hình ảnh mang tính biểu trưng cao, tượng trung cho người phụ nữ, công dung ngôn hạnh, tuổi xuân phơi phới nhưng kém may mắn, sống phụ thuộc vào những kẻ có tiếng, có quyền trong xã hội.

Một nét tương đồng thú vị giữa bài thơ và những câu hát than thân là cách vận dụng linh hoạt ca dao thành ngữ, tục ngữ vào câu nói. Trong “Bánh trôi nước”, tác giả đã tinh tế biến hóa câu thành ngữ “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” để bày tỏ sự gian truân, khắc khổ, long đong, lận đận của số phận con người. Trong kho tàng ca dao than thân, những cụm thành ngữ được sử dụng với mục đích nhấn mạnh sự bất hạnh, khổ cực của số phận

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu

“Bảy nổi ba chìm”, “gió dập sóng dồi”, người đọc dễ dàng hình dung ra cái chấp chới, gập ghềnh, những gian nan thử thách mà người phụ nữ phải chịu đựng. Nét tương đồng giữa bài thơ và ca dao than thân cốt để làm nổi bật sự vất vả và khó khăn khi sinh ra với thân phận liễu yếu đào tơ trong xã hội trọng nam khinh nữ cổ hủ, lạc hậu. Chính xã hội ấy đã vùi dập biết bao con người đức hạnh, tài giỏi, chỉ vì là phụ nữ, họ không có quyền lên tiếng, quyền tự quyết đối với chính cuộc đời mình.

Bằng nghệ thuật ngòi bút phong phú, đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố dân gian thuần túy, tác giả đã thay mặt người phụ nữ nói lên tấm chân tình, rằng thân em bé nhỏ, hẹn mọn, bị cuộc đời đưa đẩy, bị định kiến vùi lấp, nhưng tấm chân tình thủy chung, sắt son vẫn không bao giờ thay đổi. Giá trị nhân đạo được đặt lên đầu, một lần nữa khẳng định tài nghệ và tư tưởng đi trước thời đại của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

—————————-HẾT——————————

Đều viết về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước tuy có những điểm gặp gỡ nhưng cũng có những nét đặc sắc riềng biệt. Bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tìm hiểu thêm về thể loại ca dao than thân cũng như thân phận người phụ nữ được phản ánh trong đó, các em có thể tìm đọc thêm: Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân, Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân.

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm văn học lớp 12

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button