Phân tích tác phẩm

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết và viết bài hoàn chỉnh đề văn: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.

phan tich bai tho doc tieu thanh ki cua nguyen du

Bạn đang xem bài: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Bài văn Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du lớp 10

I. Lập dàn ý phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và bài thơ
+ Nguyễn Du là tác giả xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam
+ Trong nền văn học trung đại ông là nhà thơ viết nhiều nhất về người phụ nữ
+ Bên cạnh kiệt tác thơ Nôm “Truyện Kiều” thì bài ” Độc Tiểu Thanh kí” là một trong những sáng tác đầy tính nhân văn của ông khi viết về đề tài người phụ nữ.

2. Thân bài

a) Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
b) Giới thiệu khái quát về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh
c) Phân tích nội dung bài thơ theo bố cục của một bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật.
* Đề (2 câu thơ đầu)
– Miêu tả cảnh ở vườn hoa Tây Hồ để nói lên tâm trạng của nhà thơ khi thấy sự đối lập: quá khứ và hiện tại.
+ Quá khứ: Tây Hồ là vườn hoa đẹp , nơi nàng Tiểu Thanh từng sống
+ Hiện tại: Chỉ là bãi hoang tàn, xơ xác tiêu điều
– Thái độ của nhà thơ Nguyễn Du: Đau xót, tiếc thương, chỉ còn biết viếng nàng qua tập sách đọc trước cửa sổ.
* Thực (câu 3 + 4)
– Hai hình ảnh mang tính tượng trưng cao:
+ Son phấn: Nói đến sắc đẹp của người con gái
+ Văn chương: Chỉ tài năng của nàng Tiểu Thanh
à Tiểu Thanh là người tài sắc vẹn toàn nhưng sống và chết đều trong cô đơn. Mượn những vật vô tri vô giác, Nguyễn Du đã nói lên bi kịch của cuộc đời nàng Tiểu Thanh.
* Luận (câu 5 + 6)
– Hai câu thơ mang tính khái quát cao:
+ Dường như những con người tài hoa luôn gặp bất hạnh trong cuộc đời
+ Từ cuộc đời nàng Tiểu Thanh, người đọc liên hệ với cuộc đời Kiều
+ Nguyễn Du tự coi như mình cùng hội cùng thuyền với những người tài hoa bạc mệnhà nét mới trong giá trị nhân đạo của bài thơ
* Kết (câu 7+8)
– Suy ngẫm của Nguyễn Du về hiện tại và tương lai
– Khát khao tìm được sự đồng cảm của nhà thơ
d) Phân tích nghệ thuật bài thơ
– Bài thơ viết theo thể thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật
– Sử dụng những hình ảnh mang tính tượng trưng cao
– Ngôn từ trang trọng.

3. Kết bài

– Nêu suy nghĩ của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 

II. Bài văn mẫu phân tích Độc Tiểu Thanh Ký

1. Bài văn Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, mẫu số 1:

Đề tài người phụ nữ ít được các nhà thơ trung đại đề cập đến, ấy vậy mà đại thi hào Nguyễn Du lại viết về người phụ nữ với tất cả tấm lòng trân trọng, thương yêu. Bên cạnh kiệt tác thơ Nôm “Truyện Kiều” viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thì bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Hán viết về đề tài này.

Nguyễn Du sáng tác bài thơ trong một lần đi sứ sang Trung Quốc cho triều Nguyễn. Bài thơ tên chữ Hán là “Độc Tiểu Thanh kí” đã gợi ra nhiều cách hiểu. Có ý kiến cho rằng đó là Nguyễn Du đọc tập truyện viết về cuộc đời nàng Tiểu Thanh, cảm thương cho số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh mà viết bài thơ này. Lại có ý kiến khác cho là Nguyễn Du đã được đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh để lại và ngưỡng mộ, xót thương cho cuộc đời nàng. Dù hiểu theo cách nào thì ta đều thấy trên hết đó là tấm lòng thấm đẫm tình đời, tình người của nhà thơ.

Tiểu Thanh là một cô gái thông minh, xinh đẹp, có tài thơ phú, sống vào đầu thời Minh ở Trung Quốc, cách Nguyễn Du 300 năm. Nàng bị gia đình ép gả làm vợ lẽ cho một nhà quyền quý. Do vợ cả ghen ghét, đố kị nàng bị đẩy ra sống riêng ở Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ. Hằng ngày nàng chỉ còn biết làm bạn với thơ, rồi lâm bệnh và chết trong cô đơn khi mới 18 tuổi. Số thơ văn mà nàng để lại bị vợ cả đốt gần hết, chỉ còn sót lại một số bài sau này người ta sưu tầm lại và gọi nó là “phần dư”.

Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là tấm lòng đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh. Cũng từ sự đồng cảm sâu sắc đó, ông nhận ra những bất công ngang trái của cuộc đời và thương người, thương mình nhiều hơn. Đến với bài thơ, đầu tiên ta được nhà thơ dẫn dắt đến không gian đầy ấn tượng, nơi khi xưa nàng Tiểu Thanh từng sống:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
( Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

Chỉ một chữ “tẫn” mà có sức gợi, sức ám ảnh rất lớn với người đọc. Phần dịch thơ dịch chưa thoát hết ý nghĩa của chữ “tẫn” này. Nghĩa của nó là bị hủy diệt, bị tàn phá, chứ đâu đơn giản là “hóa gò hoang”. Chỉ một chữ “tẫn” gợi ra sự đối lập ghê gớm giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ Tây Hồ là cảnh đẹp, non nước hữu tình thì nay chỉ còn là một bãi hoang xơ xác, tiêu điều. Câu thơ nghe xót xa làm sao! Người đọc có thể tưởng tượng khi xưa nàng Tiểu Thanh còn sống thì nơi đây là thắng cảnh mê đắm lòng người, nay người đẹp không còn, cảnh đẹp cũng tiêu tan. Đứng trước quang cảnh ấy, nhà thơ Nguyễn Du bỗng trào dâng niềm ngậm ngùi, lại càng xót xa hơn khi đứng bên song cửa sổ với tập sách của nàng. “Độc điếu” chỉ sự cô độc, lẻ bóng của nhà thơ khi đã vượt qua thời gian, không gian trở về quá khứ để thổn thức khóc thương nàng Tiểu Thanh. Vạn vật đều đổi thay theo thời gian, giữa cuộc đời dâu bể tên tuổi một người con gái tài sắc nhưng bất hạnh vào đầu thời Minh có lẽ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng. Câu thơ như tiếng thở dài đầy chua xót của Nguyễn Du trước kiếp hồng nhan bạc mệnh.

Đến hai câu thực là những hình ảnh đầy tính biểu trưng:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Nói đến “son phấn” và “văn chương”, ta liên tưởng ngay đến nhan sắc và tài năng của nàng Tiểu Thanh. Nhan sắc không có tội tình gì nhưng vẫn bị ghen ghét, tài năng không có tội cũng bị vùi dập không thương tiếc. Hai câu thơ toát lên sự thương xót của nhà thơ cho tài năng và nhan sắc của nàng Tiểu Thanh. Nàng phải chết khi tuổi còn quá trẻ, sáng tác của nàng bị vợ cả tiêu hủy gần hết chỉ còn “phần dư”. Dù sống cách nàng 300 năm, nhưng Nguyễn Du bằng tấm lòng thương cảm có thể thấu hiểu những bất công mà nàng phải chịu. Câu thơ cũng thể hiện quan niệm “tài mệnh tương đố” của Nguyễn Du. Trong sáng tác của ông, ta thường bắt gặp những phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại gặp nhiều ngang trái, éo le như nàng Đạm Tiên, nàng Kiều. Bởi vậy Nguyễn Du cũng đúc kết thành những câu thơ mang tính khái quát cao:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hay:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”
( Văn chiêu hồn – Nguyễn Du)

phan tich doc tieu thanh ki cua nguyen du

Bài văn Phân tích Độc Tiểu Thanh kí hay, chi tiết

Điểm mới mẻ của bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” là nhà thơ đã mang đến tiếng nói nhân đạo độc đáo. Điều đó thể hiện ở hai câu 5 và 6 của bài thơ:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”
(Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)

Nguyễn Du tự coi mình cùng hội cùng thuyền với những người tài hoa bạc mệnh và thốt lên đầy chua xót. Câu hỏi: Tại sao những con người tài hoa hay gặp nhiều trắc trở, truân chuyên? dường như không lời đáp, phải chăng những người tài hoa luôn tự mang trong mình cái “án” bạc mệnh? Trong kiệt tác “Truyện Kiều”, nhà thơ từng thốt lên “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”, rồi lên “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nếu được sống trong một xã hội khác, thì những người tài sắc vẹn toàn như nàng Tiểu Thanh có lẽ đã không phải chịu nhiều bất công, không bị vùi dập như vậy. Câu thơ thể hiện khát khao của nguyễn Du về những người có tài có tình sẽ được trân trọng.

Khép lại bài thơ là tâm trạng đầy ngậm ngùi, chua xót của Nguyễn Du :

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

Tiểu Thanh đã xa cách cuộc đời được 300 năm, nhưng vẫn còn có người thấu hiểu và đồng cảm với nàng. Nhà thơ đã tự hỏi lòng mình, liệu sau 300 năm nữa có còn ai hiểu được ông hay không? Một câu hỏi đầy sức ám ảnh như xoáy vào tâm can người đọc khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ ra sao? Khép lại bài thơ là niềm mong mỏi có được tri kỉ giữa cuộc đời này của đại thi hào. Thực tế thì cho đến ngày nay, đã qua ba thế kỉ nhưng chúng ta vẫn luôn nhớ đến tên tuổi Nguyễn Du cùng những kiệt tác của ông. Đó là minh chứng cho thấy dù có qua bao thời gian thì tài năng và giá trị của những người tài hoa vẫn luôn được trân trọng, yêu mến. Chính điều này làm nên giá trị nhân văn cao cả cho bài thơ.

Với tám câu thơ chữ Hán thất ngôn bát cú, ngôn từ trang trọng, tinh tế, Nguyễn Du đã lên án, tố cáo mạnh mẽ sự bất công của xã hội phong kiến với những phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Bài thơ mang đến cho người đọc sự đồng cảm xót xa trước số phận hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ. Từ đó, mỗi người chúng ta biết trân trọng, yêu mến, có ý thức giữ gìn trước những giá trị tài năng, sáng tạo của người xưa và nay.

———————HẾT————————-

Chú ý tìm hiểu trước nội dung chi tiết phần Cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, một nội dung quan trọng mà các em cần nắm vững nếu muốn cải thiện kỹ năng làm văn của mình.

 

2.  Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí chi tiết về tác giả, tác phẩm, mẫu số 2:

Nguyễn Du tên là chữ Tố Như. hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (Nhà săn bắn núi Hồng Sơn), sinh năm 1765 thời Lê mặt tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Thân sinh là cụ Hoàng Giáp Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, thủ tướng Lê triều. Gia đình cụ Nguyễn Du là một gia đình Nho học lỗi lạc, cả nhà đều làm quan to dưới triều Lê khiến thời ấy đã có câu ca dao ca ngợi:

Bao giờ ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan.

Gia đình Nguyễn Du còn là một gia đình văn học nổi tiếng. Cụ Nguyễn Nghiễm từng gửi gắm tâm sự mình vào bài phú “Khổng Tử mộng Chu Công”. Thời bấy giờ nước ta có 5 danh sĩ nổi tiếng (An Nam ngủ tuyệt) mà gia đình họ Nguyễn đã có 2 người được nêu danh (Nguyễn Du và Nguyễn Đạm).

Nguyễn Du là con bà trắc thất Trần Thị Tần, người huyện Đông Ngạn tỉnh Bắc Ninh. Bà có 4 người con mà Nguyễn Du là con thứ ba. Năm 18, Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (Tú tài), và bắt đầu cuộc đời chìm nổi theo vận mệnh đất nước.

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, kêu gọi tôi thần nhà Lê ra làm quan. Vua cũng cho triệu Nguyễn Du. Không thể từ chối được, nên      Năm ấy ông ra làm Tri huyện Phù Dực, tỉnh Thái Bình, sau lại thăng Tri Phủ. Thường Tín cùng tỉnh. Làm quan được mấy      Năm thì ông cáo bệnh xin về.
Năm 1806, ông lại được triệu về Kinh với chức Đông Các học sĩ.
 Năm 1809, được đưa làm Cai bạ tỉnh Quảng Bình (tức là Bố Chính).
Năm 1813, ông được thăng cần Chính điện học sĩ và được làm Chánh sứ sang cống Tàu đáp lễ sắc phong An Nam Quốc vương. Thời gian này, Nguyễn Du viết Bắc hành tạp lục. Đi sứ về, ông được thăng chức Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Năm 1820; ông vừa được lệnh đi sứ Tàu lần thứ hai thì thọ bệnh rồi mất nhằm ngày mùng 10 tháng 8  Năm Canh Thìn (Minh Mạng nguyên niên).

Bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí là một bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán, được in trong Thanh Hiên thi tập, thể hiện lòng nhân ái và sự đồng cảm của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh tài sắc nhưng phận bạc.

Nguyễn Du với Tiểu Thanh là hai người xa lạ. Vậy Tiểu Thanh là ai?

bai van phan tich bai tho doc tieu thanh ki cua nguyen du

Tiểu Thanh là người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh sống dưới thời nhà Minh- Trung Quốc

Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Vốn thông minh nên từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Nỗi uất ức đau khổ được cô gửi gắm vào thơ nhưng bài thơ đã bị người vợ cả đốt, may mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại). Sống trong tình cảnh đó, Tiểu Thanh sinh bệnh và từ giã cõi đời ở tuổi 18. Nguyễn Du cảm thương người con gái tài sắc phận bạc ấy mà làm bài thơ này. Bài thơ chữ Hán được dịch nghĩa theo văn xuôi là:

Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi. Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước của sổ. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được. Sống phong lưu, nhàn nhã cũng tự mang bản án vào mình. Ta tự thấy là người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Không biết hơn ba trăm năm sau, thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Bài thơ khá hay nên có nhiều người dịch ra tiếng Việt. Giản Chi, Nguyễn Quảng Tuân, Quách Tuân, Vũ Tam Tập dịch theo thể thơ của nguyên tác, riêng Vũ Hoàng Chương thì diễn ra thơ lục bát. Dù là hình thức nào, người dịch vẫn không làm chệch hướng nội dung của bài thơ. Ở đây, chúng ta tìm hiểu, cảm nhận bài thơ theo bản dịch của Vũ Tam Tập.

Hai câu đề của bài thơ:

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

 Đấy là hai câu thơ tức cảnh sinh tình dù bài thơ không được sáng tác tại chỗ (Tây Hồ). Đây là cảnh trong tâm tưởng của nhà thơ. Mà đúng thế. Nhà riêng của một nhà quyền quý chắc chắn là đẹp, cảnh Tây Hồ vốn đẹp nổi tiếng. Hiện thực là thế, nhưng với đời của nàng Tiểu Thanh, với nhà thơ thì không thế. Cảnh đẹp ấy, trong tâm tưởng của nhà thơ đã “hóa gò hoang”. Một đồi đất nhỏ thì có gì là đẹp! Mà đó là nấm mồ vô chủ ai mà đến thăm (Truyện Kiều) thì người đang nằm dưới lòng đất kia lại càng lạnh lẽo, càng cô đơn. Người đang nằm dưới lòng “gò hoang” kia, nàng Tiểu Thanh bạc mệnh kia chỉ còn lại ở dương thế “mảnh giấy tàn” là phần di cảo của Tiểu Thanh Kí. Chính hai chi tiết, hai hình ảnh “gò hoang” và “mảnh giấy tàn” này là nguyên nhân khiến nhà thơ “thổn thức bên song”. Cảm xúc của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh được diễn tả rõ hơn ở hai câu thực:

Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Hoán dụ “son phấn” để chỉ nàng Tiểu Thanh. Tiểu Thanh dù đã chết (chôn) nhưng linh hồn chắc phải xót xa, căm giận người đã đốt những trang thơ của nàng. “Hận” vì hai lẽ: ghen tuông mù quáng khiến nàng phải chết, và đốt những trang thơ vốn chẳng có số phận {mệnh), và chúng vẫn không cháy hết như còn nuối tiếc (còn vương) muốn giữ phần còn lại cho hậu thế.

Trên là những câu thơ tức cảnh sinh tình, cảm thương cho người tài sắc nhưng bạc phận. Từ đó nhà thơ đã bàn rộng thêm ở hai câu luận:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự

Hình như nhà thơ muốn an ủi nàng Tiểu Thanh, tự nhủ với lòng mình rằng xưa nay những người tài hoa nhưng bạc mệnh cũng đã có nhiều. Việc đó thì chỉ có trời mới hiểu. Nhưng dù trời có hiểu vẫn chẳng thể nào can thiệp được sự ganh ghét của người vợ cả, của người đời về lối sống phong lưu đài các, nhàn nhã của người có tài. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Ban đầu, các nhà văn xưa mượn thuyết tài mệnh tương đối này để miêu tả cuộc đời của những phụ nữ có nhan sắc, hiền đức nhưng phải chịu nhiều nỗi oan khiên. Nguyễn Dữ với truyện Người con gái Nam Xương, Nguyễn Gia Thiều viết về cung nữ trong Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần Côn với người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm… Đấy là những mảnh đời riêng biệt.

 Riêng với Nguyễn Du, nhà thơ lại quan tâm đặc biệt đến đời của những phụ nữ có cả sắc lẫn tài “thi hoa lẫn… cung thương làu bậc ngũ âm…” (Kiều) khá tương đồng với thân phận của những nhà nho thất sủng trong xả hội loạn lạc, suy thoái. Ay là Dương Quý Phi, Tiểu Thanh, Người con gái gảy đàn ở Thăng Long trong thơ chữ Hán; là Đạm Tiên, Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Ây là những kẻ “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” mà nhà thơ cảm thông với họ đồng thời cũng ngụ ý ví với thân phận của mình.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Ấy là dự cảm của nhà thơ về số phận của mình. Với Tiểu Thanh, người phụ nữ xa lạ có phần đời bất hạnh khiến nhà thơ thương khóc như vậy dù nàng sống trước nhà thơ ngoài mấy trăm năm, không biết ngoài ba trăm năm sau có ai thương cảm khóc nhà thơ chăng?

Biết được số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng đến số phận của mình. Đúng vậy, nhưng như trên đã viết, nhà thơ nghĩ đến thân phận của những nhà nho, những người có tài, trong đó có ông. Đấy là mối đồng cảm “tình lại gặp tình”, như Thúy Kiều trước mộ Đạm Tiên, “thấy người nằm đó biết sau thế nào?” Đó là sự liên tưởng, mối ưu tư tự nhiên của những người có đời sống tinh thần thiên về tình cảm.

Trước mộ Đạm Tiên.

Kiều rằng: “Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách còn là tinh anh”

Công chúng, thời nào cũng thế, rất công minh trong việc tìm tòi, chắt lọc “tinh anh” của “đấng tài hoa”. Điều ấy chúng ta thây ở tục ngữ, những bài ca dao, những tác phẩm văn chương có từ thuở xa xưa tới nay vẫn còn được truyền tụng. Ngay cả Truyện Kiều, hay Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đã qua hai trăm năm vẫn còn được truyền tụng, và sẽ còn được truyền tụng lâu dài.

 

3. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí lớp 10 hay nhất, mẫu số 3:

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ông được xem là một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam. Ông là nhà thơ chuyên hướng ngòi bút về cuộc đời và số phận của con người “tài hoa, bạc mệnh” đặc biệt là những người phụ nữ như: nàng Thúy Kiều trong Truyện Kiều, nàng Ca Nhi trong Long thành cầm giả ca, nàng Tiểu Thanh trong độc Tiểu Thanh kí,… Nhữngtác phẩm thơ ca của ông đã được người đời ví như một Kim Tự Tháp vĩ đại đứngsừng sừng giữa một vùng sa mạc khô cằn rộng lớn. Những điều bí ẩn và kì diệucủa công trình vĩ đại ấy đến giờ vẫn chưa được khám phá hết. Bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí là một bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán, được in trong Thanh Hiên thi tập, thể hiện lòng nhân ái và sự đồng cảm của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh tài sắc nhưng phận bạc.
                         
Tiểu Thanh – một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng chỉ mới 16 tuổi nàng đã phải mếm trải những sóng gió, bất hạnh của cuộc đời. Cuối cùng nàng cũng vùi chôn trong nấm mồ khi đang độ xuân xanh tuổi trẻ. Phần tinh hoa để lại cho đời cũng tiêu tan chỉ vì cái lòng ghen tuông ích kỷ, tàn ác của người vợ cả. Sự biến đổi đau thương ấy của cuộc đời nàng như được hiện hữu trong cảnh vật:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chí thư.

                       
Vườn hoa cạnh Tây Hồ khi xưa là một địa danh nổi tiếng với những cảnh đẹp ở Trung Quốc. “hoa uyển” và ” khư ” là hai khái niệm đối lập nhau cùng với từ “tẫn” như muốn nói đến cảnh đẹp Tây Hồ khi xưa đã biến mất, trở thành gò hoang lụi tàn. Núi Cô Sơn cạnh Tây Hồ – nơi đã giam giữ nàng Tiểu Thanh khi xưa đẹp thế mà giờ đã trở nên thanh vắng, lạnh lẽo. Chỉ còn lại tấm mồ của người con gái bạc mệnh Tiểu Thanh và một tờ giấy tàn “nhất chỉ thư”- chính là tập sách duy nhất còn sót của Tiểu Thanh – Tiểu Thanh ký. Câu thơ chính là tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đều phải thay đổi theo thời gian, còn Tiểu Thanh cũng vậy, dần bị dòng thời gian vùi lấp trong quên lãng. “độc điếu” – chỉ sự cô đơn, đơn độc khi Nguyễn Du một mình vượt qua cả không gian, thời gian trở về quá khứ khóc thương cho số phận của nàng Tiểu Thanh thông qua “nhất chỉ thư”.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

                        
“Son phấn”, “văn chương” là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh. Nguyễn Du đã mượn hình ảnh của hai vật này để nói lên sự ganh ghét, đố kị của người vợ cả, người đời. Nhắc lại tấm bi kịch của cuộc đời nàng – một cuộc đời đơn độc, lẻ loi. Nhà thơ đã thổi hồn vào son phấn để chúng cất lên tiếng nói thương cảm, xót xa cho số phận bất hạnh, son phấn “có thần” chắc chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Cũngnhư những đóa hoa đã tàn nhưng hương hoa vẫn còn đọng lại, tỏa hương đâu đó trongkhông gian, người đời sẽ mãi thương xót cho những phận nữ nhi ” hồng nhan bạcmệnh”. Còn “văn chương”- chỉ là một vật vô tri, vô giác, không có số mệnh mà cũng bị đốt dở bởi sự mỏng manh, chóng tàn của nó – “lụy phần dư”,ấy vậy nó như có linh hồn, cố gắng chống chọi lại sự vùi dập của số phận. Dù cóbị thiêu đốt, nhưng những gì còn sót lại đã khiến người đời cảm thấy sót xa . Ông đã lên tiếng thương cảm cho số phận của những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng không được trân trọng trong xã hội xưa và đồng thời cũng thay họ nói lên những nỗi uất hận ngàn đời.

 Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư.

phan tich bai tho doc tieu thanh ki hay nhat

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí lớp 10

                         
“Cổ kim hận” là những nỗi oan khuất mà những kẻ tài hoa từ xưa đến nay vẫn phải gánh chịu cay lắm, xót lắm, mà đành kêu trời chứ biết làm thế nào bây giờ? “Oan này còn một kêu trời không xa.” – Truyện Kiều. Luôn có những câu hỏi đặt ra nhưng mãi không ai có câu trả lời, huống hồ gì đó là nỗi oan của những con người tài sắc vẹn toàn như Tiểu Thanh, có hỏi trời trời không tỏ, có hỏi đất đất không hay. Câu thơ như tiếng kêu thương rung động đất, trời. Ông tự xem mình là người cùng một hội với Tiểu Thanh – những con người tài hoa bạc mệnh đã vướng phải cái án “phong vận” kì lạ. Cuộc đời của Tiểu Thanh đã soi sáng tâm hồn của Nguyễn Du, ông thấm thía nỗi đau của khách văn chương đa tài đa nạn. “ngã tự cư” – Nguyễn Du với nỗi đau biết mình không tránh khỏi cái sự nghiệt ngã của người cùng hội cùng thuyền giữa biển đời sóng gió. Đau đớn tận đáy lòng, ông không khỏi kêu lên tiếng than của một trái tim đầy ắp nỗi sầu nhân thế.

Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

                  
Nguyễn Du là một bậc tài tử trong đời, Tiểu thanh lại là một khách hồng nhan. Mặc dù cách nhau đến 300 năm nhưng ông vẫn cảm thấy giữa mình và người còn gái ấy có một nét tương đồng. “Tài tử gian nan, hồng nhan bạc mệnh.”, Tiểu Thanh ra đi để lại một ” nhất chỉ thư”, một mảnh giấy tàn thế mà 300 năm sau còn có Nguyễn Du thương xót cho số phận nàng. Câu hỏi tu từ được Nguyễn Du sử dụng với hàm ý như muốn đang thắc mắc rằng liệu 300 năm sau có ai còn nhớ đến ông như khi ông nhớ đến nàng Tiểu Thanh. Ông băn khoăn, mong đợi người đời sau cũng đồng cảm, thương cảm đến ông. Hai câu thơ trên chính là tâm trạng cô đơn của ông ở nơi “đất khách quê người” trong những tháng ngày đi sứ, ông càng cảm mình thấy bơ vơ, không một kẻ tri kỉ, một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh: “Người đời ai khóc Tố Như chăng?”.
                         
Ngày 1/11/1965, trong dịp lễ kỉ niệm ngày sinh của Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu đã có dịp đi qua vùng quê của ông và đã viết lên dòng thơ:

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
 Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)

 “Đọc Tiểu Thanh ký” là bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú. Nó phản ánh rõ ràng về một xã hội đầy rẫy sự bất công và tàn độc. Đồng thời, Nguyễn Du cũng đã khéo léo mượn hình ảnh của nàng Tiểu Thanh để bày tỏ những nỗi niềm trong tận đáy lòng của ông về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến vướn phải. Tất cả điều đó đã nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩ nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

——————–HẾT——————–

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm nội dung Phân tích đoạn cuối trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây hay phần Phân tích bài ca dao sau: “Khăn thương nhớ ai…Lo vì một nỗi không yên một bề…” trong chương trình Ngữ Văn 10.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button