Trắc nghiệm thi học kỳ 2 Giáo dục công dân
Kho tàng văn học Việt Nam phong phú chứa đựng nhiều bài học về truyền thống, đạo lý được đúc kết từ ngàn đời. Trong đó câu dao nổi tiếng “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” nói về tình nghĩa gia đình là câu hỏi trắc nghiệm trong kì thi học kì 2 tới đây, bạn đã có câu trả lời chưa? Tmdl.edu.vn xin cung cấp đáp án tham khảo trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc gì hãy để ý kiến dưới phần bình luận.
Bạn đang xem bài: Câu ca dao tục ngữ anh em như thể tay chân nói lên phạm trù đạo đức nào?
Trắc nghiệm hỏi đáp về cao dao tục ngữ
1. Câu “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” nói đến phạm trù đạo đức nào sau đây?
Câu hỏi: “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” nói đến phạm trù đạo đức nào sau đây?
- A. Lương tâm
- B. Hạnh phúc
- C. Nghĩa vụ
- D. Nhân phẩm, danh dự
Đáp án: Chọn A. Lương tâm là đáp án đúng
Giải thích :
– Câu tục ngữ : Anh em như thể tay chân
Là lương tâm vì : Anh em quan tâm lẫn nhau là thể hiện bản thân quý mến nhau.
– Câu tục ngữ : Rách lành đùm bọc , dở hay đỡ đần
– Là lương tâm vì : Khi người trong hoàn cảnh khó khăn, thì những người có hoàn cảnh tốt hơn thì phải nên giúp đỡ những người gặp khó khăn thể hiện lòng lương tâm
Ngoài ra bạn cũng có thể mở rộng trong bài viết của mình thêm ý sau: Anh em quan tâm giúp đỡ nhau không chỉ là lương tâm mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức. Đây là trách nhiệm giữa những người thân trong gia đình mà mỗi người Việt nam đã được nuôi dưỡng, dạy bảo từ thơ bé.
2. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Phạm trù đạo đức chỉ những cái chung nhất, bao quát nhất trong vấn đề đạo đức.
Trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10 có đề cập đến 4 phạm trù đạo đức sau: Nghĩa vụ, lương tâm, hạnh phúc, nhân phẩm danh dự.
– Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân.
Ví dụ như:
- Trong cuộc sống con cái phải có trách nhiệm tôn trọng, kính yêu cha mẹ, ông bà. Ngược lại cha mẹ cũng phải có nghĩa vụ chăm lo cho con cái.
- Trong thời đại ngày nay, thanh niên có nghĩa vụ: Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp. Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội. Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
– Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân.
Để trở thành người có lương tâm phải luôn rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ, đây là điều rất, khó đòi hỏi mỗi người tự rèn luyện bồi đắp và đấu tranh với những khuyết điểm, mặt xấu trong tính cách mỗi người. Qua đó tự nguyên thực hiên nghĩa vụ của bản thân, bồi dưỡng tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người.
Ví dụ trong ca dao tục ngũ của ngước ta có câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Chị ngã em nâng”,… Những câu ca dao tục ngữ này đều thấm nhuần đạo lý về tình cảm yêu thương con người, tình cảm gia đình…Đây cũng là nét đẹp truyền thống của nước ta.
– Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Mỗi người có đạo đức đều luôn coi trọng nhân phẩm, danh dự. Chẳng thế mà kho tàng văn học nước ta cũng chứa đựng nhiều câu ca dao tục ngữ nói về phạm trù đạo đức này như: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Giấy rách còn giữ lấy lề”,… là để nói dù trong hoàn cảnh khó khăn, con người ta vẫn giữ phẩm giá, nhân phẩm của bản thân, sống cho ngay thẳng, không làm điều gì hổ thẹn với lòng mình.
– Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội. Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu. Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội.
Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người
Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau. Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.
Dù đất nước ngày càng phát triển, mỗi người cũng có những lo toan, tất bật riêng, tuy nhiên tinh thần một người vì mọi người, cả xã hội luôn đồng lòng giúp đỡ nhau vẫn được duy trì và phát huy, thể hiện xã hội tiến bộ nhưng đầy văn minh, tình yêu thương con người. Điển hình là trong thời gian dịch bệnh Covid 19 căng thẳng, Đảng và nhà nước luôn chăm lo sát sao đến sức khỏe người dân, có nhiều tổ chức từ thiện do người dân tự tổ chức đi phát cơm gạo cho vùng dịch bệch cách ly, có những bác sĩ hay người dân thường tự xung phong vào vùng dịch tham gia công tác chống dịch không màng hiểm nguy về sức khỏe, tính mạng,… Đó chẳng phải là những nghĩa cử cao đẹp, minh chứng rõ ràng nhất cho hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với hạnh phúc các nhân hay sao?
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Câu ca dao tục ngữ anh em như thể tay chân nói lên phạm trù đạo đức nào? mời bạn đọc tham khảo bài viết liên quan tại mục Là gì?, Văn học mảng Hỏi đáp pháp luật và Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học