Văn Học

Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh

Nghị luận về lối sống lành mạnh

Nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh

Suy nghĩ của em về lối sống lành mạnh – Đây là câu hỏi thường gặp trong các dạng đề Ngữ văn. Nhằm giúp các bạn học sinh trả lời câu hỏi này, Tmdl.edu.vn xin chia sẻ tổng hợp các bài văn mẫu viết đoạn văn về lối sống lành mạnh, đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về lối sống lành mạnh hay và chi tiết sẽ là tài liệu bổ trợ môn Ngữ văn hiệu quả cho các bạn học sinh.

Bạn đang xem bài: Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh

Nghị luận về lối sống lành mạnh – Để làm được dạng văn nghị luận về lối sống lành mạnh hay nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh thì trước hết các em cần phải nắm được lối sống lành mạnh là gì, đưa ra các dẫn chứng về lối sống lành mạnh… Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ dàn ý suy nghĩ về lối sống lành mạnh kèm theo bài văn suy nghĩ về lối sống lành mạnh, nghị luận về lối sống lành mạnh để các em có thêm tài liệu tham khảo bổ ích khi viết bài.

Sau đây là nội dung chi tiết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý suy nghĩ về lối sống lành mạnh

Mở bài :

+ lối sống lành mạnh là gì ? ( là lối sống khỏe mạnh, không ma túy, rượu,… )

Thân bài :

+ Tại sao phải có lối sống lành mạnh ?

+ Muốn có lối sống lành mạnh phải làm gì ?

+ Trong xã hội, lối sống lành mạnh có được coi trọng hay không ?

+ Có nhiều người có lối sống lành mạnh không ?

+ Em đã là người có lối sống lành mạnh chưa ?

Kết bài :

+ Nêu những ích lợi về lối sống lành mạnh.

+ Liên hệ bản thân.

+ Cảm nghĩ của em.

2. Nghị luận 200 chữ về lối sống lành mạnh

Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.

Lối sống lành mạnh là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống lành mạnh ” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.

Lối sống lành mạnh chứa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống lành mạnh này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

3. Viết đoạn văn về lối sống lành mạnh

Từ trước đến nay, lối sống lành mạnh luôn là vấn đề được quan tâm, thúc đẩy. Lối sống lành mạnh là cách sống khoa học, hợp lí, hướng đến những điều tích cực, đem đến sự khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần. Chỉ khi bạn thực sự đạt được điều đó, thì mới có thể học tập và lao động có hiệu quả. Để đạt được một lối sống lành mạnh, chúng ta có thể kể đến những việc như: ăn uống đủ bữa, đúng giờ, thường xuyên chơi các môn thể thao, hạn chế uống rượu bia, thức xuyên đêm, sử dụng các chất kích thích, đọc sách, giải trí phù hợp… Tuy vậy, hiện nay vẫn có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ vẫn bỏ qua các tín hiệu về sức khỏe để sống một lối sống thiếu lành mạnh. như thức xuyên đêm để cày phim, sử dụng nhiều chất kích thích, không rèn luyện thể thao, không trao dồi kiến thức… Dẫn đến sức khỏe giảm sút. Vì thế, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của lối sống lành mạnh, cũng như cách xây dựng lối sống đó. Để làm được điều này, chúng ta cần sự chung tay của cả cộng đồng. Bản thân là một học sinh, em đã và đang xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, để giúp bản thân ngày càng khỏe mạnh về cả thể chất, tinh thần. Từ đó học tập, rèn luyện có hiệu quả. Mong rằng, tất cả mọi người cũng sẽ nhân thức được tầm quan trọng của lối sống lành mạnh và xây dựng nó thành một thói quen cho bản thân.

4. Nêu suy nghĩ của em về lối sống lành mạnh

Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương tuyên truyền, vận động toàn xã hội thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa. Mục đích là “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Quá trình thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về văn hóa, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa xã hội. Bước đầu đã hình thành những phong tục tập quán mới tiến bộ, lành mạnh. Có nhiều mô hình tốt, cách làm hay xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng địa phương, công sở, đơn vị đạt chuẩn văn minh, văn hóa… Ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái có sức lan tỏa trong cộng đồng. Hàng năm, qua điều tra, phúc khảo… các địa phương, cơ quan, công sở được công nhận đạt chuẩn văn minh – sạch đẹp; gia đình văn hóa; gương người tốt, việc tốt có tăng hơn trước; nhu cầu chính đáng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân được quan tâm đúng mức; nhiều phong trào thiết thực như: “Vì đường phố, khu phố không rác”, “mỗi tuần dành 15 phút vì thành phố văn minh, sạch đẹp”, “Nói không với các hành vi thiếu văn hóa”… được phát động rộng rãi, người dân đồng tình, hưởng ứng, tham gia ngày càng đông…

Tuy nhiên, nội dung, tinh thần Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chủ trương, quy định của Nhà nước vẫn chưa thấm nhuần sâu rộng trong xã hội, từng hộ gia đình, từng người dân… Một số hủ tục, mê tín dị đoan, lối sống thực dụng, thiếu tính tôn trọng cộng đồng, tệ nạn xã hội, cách sống phi luật pháp, hành xử thiếu văn hóa… vẫn xảy ra! Nạn ghi đề phổ biến ở nhiều nơi; đánh bài ăn tiền, nhất là trong những ngày cận Tết, giáp Tết nơi này, nơi kia chộ rộ, công khai; trong tham gia giao thông, xe chạy hàng đôi, hàng ba, chạy xe trên lề, vượt đèn đỏ… thường xuyên xảy ra, đôi khi gây tai nạn, gieo thảm họa cho người khác! Trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử, khi giải quyết mâu thuẫn, bất đồng, thì bất kể tình ruột thịt, huyết thống, họ hàng, xóm giềng… mặc sức mà mạt sát nhau, thậm chí đả thương nhau!… Những lời tổ tiên, ông bà ngàn đời truyền dạy như “Một câu nhịn, chín câu lành”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Bà con xa không bằng láng giềng gần”… hầu như có một số người quên…

Do đó, những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng văn hóa, trong đó đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 – Khóa X cần phải được tuyên truyền sâu rộng và có biện pháp vận động, cách làm cụ thể ở từng khu dân cư, từng hộ dân, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân trong xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn về nếp sống văn minh, văn hóa. Các ngành chức năng về văn hóa – xã hội cần in ấn tài liệu tuyên truyền nhỏ, gọn, đầy đủ ý tứ về thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa. Các chi bộ Đảng, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội; Ban điều hành, quản lý khu dân cư, tổ dân phố chủ động tuyên truyền, vận động từng hộ dân nơi cư trú thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa, thu hút, thuyết phục, lôi cuốn mọi người, mọi lực lượng tham gia, nhất định sẽ tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ phê phán những việc làm chưa tốt. Đồng thời, cũng khuyến khích, động viên, tôn vinh những gương khu dân cư, hộ gia đình, tuyên dương những gương người tốt việc tốt trong thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa nhằm hướng đến thụ hưởng những ngày Tết thi vị, ý nghĩa, an lành, tiết kiệm…

Việc thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa, đặc biệt là Nghị quyết 33 của Hội nghị Trung ương lần thứ chín khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, nếu được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và càng ngày càng lan tỏa đều khắp trong cộng đồng sẽ hướng xã hội đi vào trật tự, kỷ cương, tiến bộ, văn minh. Từ đó, sẽ lấn át những cái xấu, cái chưa tốt đi đến xóa bỏ các tệ nạn xã hội, tạo nên đời sống tinh thần tốt đẹp bền vững, tạo sự chuyển biến, đồng thuận từ nhận thức đến hành động, để mỗi một người dân tự giác góp phần xây dựng giá trị đích thực của nếp sống văn minh, đời sống văn hóa ngay tại cộng đồng dân cư quận nhà thân yêu của chúng ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button