Dưới đây là Dàn ý Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, là một trong những thi phẩm tiêu biểu thể hiện giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc của tác giả Hữu Thỉnh về vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình của thiên nhiên và cuộc đời. ‘Sang thu’ dưới đây sẽ giúp các em học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về những chuyển biến hết sức tinh tế, nhẹ nhàng của đất trời khi sang thu.
Đề bài: Phân tích bài thơ sang thu
Bạn đang xem bài: Dàn ý Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Dàn ý Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ “ Sang thu ”
2. Thân bài:
* Phân tích dấu hiệu nhận biết thu sang
– Hương vị quen thuộc gắn liền với mùa thu: hương ổi
– Xuất hiện đặc điểm thời tiết đặc trưng của mùa thu: gió heo may se lạnh, sương mù
* Phân tích sự chuyển biến, thay đổi của tự nhiên khi sang thu
– Sông nước chảy chậm hơn “dềnh dàng”
– Đàn chim bắt đầu mùa làm tổ, an cư nên vội vã
– Đám mây đã chuyển dần sang mùa thu
=> Vạn vật đều đã chuyển mình sang thu
* Phân tích những chiêm nghiệm về cuộc đời của nhà thơ
– Nắng, mưa hay sấm đều là những tác động bất ngờ và bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời- Khi con người đã từng trải sẽ vững vàng, kiên cường hơn và không bị bất ngờ trước những bất thường của cuộc sống.
3. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa, giá trị của bài thơ và nêu cảm nhận của em về bài thơ Sang thu
Dàn ý Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Mẫu 2 ( Chuẩn )
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hữu Thỉnh.
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Sang thu”.
2. Thân bài
a. Những tín hiệu trong phút giây giao mùa từ hạ sang thu
– Những tín hiệu thu sang:
+Từ “bỗng”: mở đầu bài thơ gợi cảm giác bất ngờ
+ Tín hiệu mùa thu độc đáo: hương ổi – mùi hương dân dã mộc mạc, đặc trưng làng quê Bắc Bộ đầu thu.
+ Chi tiết “gió se”: gió se lạnh, hơi khô
+ Động từ “phả”: gió đưa hương ổi bay xa đánh thức cả một không gian làng quê.
+ “Sương chùng chình”: nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình”: gợi những hạt sương li ti mềm mại giăng màn qua ngõ, màn sương như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ.
-Tâm trạng của con người:
+Những tín hiệu thu sang nhưng nó rất nhẹ nhàng, mơ hồ nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi: “Hình như thu đã về?”
+ Tình thái từ “hình như” và câu hỏi tu từ -> cảm giác hoài nghi, bối rối khi nhận ra mùa thu
b. Quang cảnh trời đất khi sang thu
– Hai câu đầu: dấu hiệu của mùa thu không còn mơ hồ, mờ ảo mà đã rõ nét hơn
+ Không gian: cao hơn, xa rộng hơn với bầu trời và dòng sông
+ Cấu trúc đối nhịp nhàng, phép nhân hóa: Sông được lúc dềnh dàng – Chim bắt đầu vội vã.
-Hai câu sau: bức tranh giao mùa tuyệt đẹp:
+ Thu đang ở nơi cửa ngõ nên đám mây mới chỉ vắt nửa mình.
+ Cụm từ “vắt nửa mình”, gợi đám mây như một dải lụa mềm mại, bồng bềnh vắt sang bầu trời thu → dùng hình ảnh của không gian: đám mây, để diễn tả sự vận động của thời gian.
c. Những biến đổi của đất trời và suy ngẫm của tác giả về cuộc đời
– Hai câu đầu: Các phó từ chỉ mức độ: đã, vẫn, cũng -> chỉ mức độ của nắng, mưa, sấm, chớp đã chừng mực và ổn định hơn:
+ Ánh nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt.
+ Những cơn mưa chợt đến, chợt đi của mùa hè đã vơi dần.
+ Những tiếng sấm cũng thưa thớt với thanh âm nhỏ dần.
→ Những dư âm còn sót lại của mùa hạ đã nhạt dần và cảnh sắc mùa thu trở nên đậm nét hơn.
– Hai câu cuối: Suy ngẫm của tác giả về cuộc đời con người
+ Tả thực: hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ.
+ Phép nhân hóa và ẩn dụ: Sấm là những vang động bất thường, những khó khăn của cuộc đời, Hàng cây đứng tuổi như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời.
3. Kết bài
Xem thêm: Công Thức Và Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Theo Tháng Từ A
Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Dàn ý Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Mẫu 3 ( Chuẩn )
1. Mở bài
– Đề tài mùa thu trong thi ca Việt Nam.
– Dẫn vào bài thơSang thu của Hữu Thỉnh.
2. Thân bài:
a. Khổ thơ thứ nhất:
– Nhà thơ nhận ra mùa thu bằng “hương ổi” chín, độc đáo, lần đầu tiên được lấy làm thi liệu, mang nét dân dã và bình dị.
– Hương ổi chín thơm “phả vào trong gió se” tạo cảm giác nồng đượm, rõ nét, ngọt ngào cùng mới cơn gió se của mùa thu khô ráo, lạnh lẽo.
– “Sương chùng chình qua ngõ”: Từ láy “chùng chình” tạo cảm giác chuyển mùa từ từ, chậm rãi, thong thả, đang còn vương vấn chưa muốn bước hẳn sang thu.
=> Nhà thơ cảm nhận những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu bằng việc vận dụng tinh tế các giác quan, câu thơ cuối “Hình như thu đã về” vừa như như ngỡ nàng, cũng như là câu khẳng định chứng minh thu đã chớm về.
b. Khổ thơ thứ hai:
– Mùa thu được miêu tả trong một không gian rộng lớn của đất và trời.
– Hữu Thỉnh bằng sự quan sát tinh tế tạo ra sự tương phản giữa dòng sông “dềnh dàng” chậm rãi, thảnh thơi với cánh chim “vội vã” dồn dập, gấp gáp đi tránh rét để góp phần làm rõ nét khoảnh khắc giao mùa.
– Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”: Sự lưu luyến, chần chừ, chưa muốn hoàn toàn bức sang thu của trời đất.
c. Khổ thơ cuối:
– “Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa”: Dùng sự khác biệt giữa hai mùa thu và màu hạ để diễn tả khoảnh khắc giao mùa, chớm thu nắng đã bớt chói chang, mưa cũng ngớt dần khác hẳn với thời tiết mùa hạ.
– “Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”: Triết lý chủ đề của cả bài thơ, ngụ ý nói rằng con người khi đã trải ra nhiều giông tố của tuổi trẻ, đã không còn bất ngờ trước những sự thay đổi bất ngờ của cuộc sống.
3. Kết bài:
– Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật.
Dàn ý Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Mùa thu luôn là đề tài bất tận của thơ ca.
– Có rất nhiều nhà thơ viết rất hay, rất đẹp về mùa thu.
– Một trong số đó phải kể đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời
– Bài thơ được sáng tác vào cuối 1977, khi thời tiết đang dần chuyển mình sang thu.
* Phân tích cụ thể
– Khổ 1: Tác giả cảm nhận thu đến bằng những cảm xúc rất mới, rất riêng bằng chính những rung cảm thực tế của nhà thơ.
+ Hương ổi: mùi hương rất mới, rất lạ về mùa thu trong thơ ca. Thu không còn được cảm nhận bằng màu vàng của hoa, tiếng xào xạc của lá mà thay vào đó là hương ổi nhẹ nhàng mà chứa đựng sự tinh tế.
+ Gió se: Cơn gió nhẹ nhàng, lành lạnh đã mang theo hương ổi, đánh thức tác giả về sự xuất hiện của mùa thu.
+ “Sương chùng chình”: Sự chậm rãi, nhẹ nhàng của chuyển động nhưng cũng đủ báo hiệu thu về.
→ Hương ổi, gió se, màn sương qua ngõ đã nhắc nhở tác giả về sự xuất hiện của mùa thu.
– Khổ 2: Mùa thu được cảm nhận ở không gian rộng lớn, nhiều tầng bậc
+ Từ láy “dềnh dàng” gợi sự chuyển động nhịp nhàng của dòng sông. Trời vào thu, dòng sông cũng bớt đi sự dữ dội của những cơn lũ mùa hạ.
+ Cánh chim là hình ảnh chuyển động vội vã nhất trong toàn bức tranh. Thu đến mang theo những cơn gió lành lạnh, báo hiệu mùa thu về khiến cho những chú chim phải vội vã tránh rét.
+ Hình ảnh đám mây vắt nửa mình sang thu gợi cảm giác mềm mại, uyển chuyển của đám mây mùa thu. Dường như đám mây vẫn còn đang lưu luyến, đang cố níu giữ chút hơi ấm của mùa hạ.
–> Sự tinh tế của tác giả khi thu chỉ vừa mới chớm vào mùa mà nhà thơ đã cảm nhận được tất cả sự thay đổi của trời đất
– Khổ 3: Bức tranh mùa thu được cảm nhận bằng những chiêm nghiệm, suy tư
+ Nắng, mưa: Những hình ảnh đặc trưng của mùa hạn nhưng đã vơi dần đi sự nhường chỗ của mùa hạ cho mùa thu đến.
+ Ẩn dụ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” những khó khăn bất ngờ ập đến trong cuộc sống và đối với những người đã từng trải qua nhiều gian truân, thử thách họ đã có đủ bình tĩnh để vượt qua tất cả mọi khó khăn.
3. Kết bài
– Sự tinh tế của tác giả.
– “Sang thu” không chỉ đem đến những cảm nhận rất mới lạ về mùa thu mà còn giúp người đọc thêm yêu thiên nhiên, trời đất.
Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Mẫu 4 (Chuẩn)
Giữa bộn bề mưu sinh của đời sống, chẳng mấy ai còn bận tâm hay dành thời hạn để cảm nhận thời gian giao mùa. Nếu mùa xuân là của của sự sống đâm chồi nảy lộc, mùa hạ là mùa của hoa thơm trái ngọt, mùa đông là mưa dầm gió mùa thì mùa thu là mùa của lá rơi và kỷ niệm. Bài thơ “ Sang thu ” của nhà thơ Hữu Thỉnh thực sự đã mang khoảng thời gian ngắn giao mùa sang thu chạm đến sự rung động của người đọc. Khoảnh khắc nhận ra thu về vừa ấn tượng lại êm ả dịu dàng và rất tinh xảo .
Đối với Hữu Thỉnh, dấu hiệu để nhận biết mùa thu sang không phải là lá vàng rơi rụng mà là hương ổi chín thơm ngọt ngào. Một mùi hương tuy bình dị, dân dã nhưng lại rất đặc trưng và quen thuộc.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Từ “bỗng” mở đầu bài thơ cho thấy tác giả khi ấy rất ngỡ ngàng, bất chợt nhận ra một mùi hương thân thuộc từ trong ngọn gió se se lạnh. Động từ “phả” được đảo lên đầu câu không chỉ diễn tả sự giao thoa, hòa quyện giữa hương ổi và gió se mà còn gợi sự vận động, lan tỏa nhẹ nhàng của một hương thơm thanh mát, dịu nhẹ của hương ổi trong không gian. Tác giả Hữu Thỉnh đã cảm nhận được dấu hiệu mơ hồ của mùa thu bằng các giác quan: khứu giác, thị giác và bằng cả tâm hồn nhạy cảm của một con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống.
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Cách cảm nhận của tác giả thật khéo léo, những màn sương sớm được nhà thơ ví là đang “chùng chình” đi qua ngõ, mang vẻ ngập ngừng, thong dong, không chắc rằng thu đã về hay chưa, và để rồi cảm thấy bâng khuâng nhận ra “thu đã về”. “Hình như” đã diễn tả sự mơ hồ, không xác định trong cảm giác của nhà thơ khi bắt gặp những dấu hiệu chưa thực sự rõ nét của mùa thu.
Nếu trong khổ thơ đầu Hữu Thỉnh mơ hồ cảm nhận được những dấu hiệu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ hai, sự thay đổi của đất trời khi thu sang được cảm nhận vô cùng rõ ràng. Quá trình chuyển biến của thiên nhiên khi sang thu hiện hữu ở mọi cảnh vật, khiến cho con người ta nhận ra mùa thu đang ngày càng hiện hình rõ nét chứ không còn mơ hồ nữa.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Có thể thấy, sự biến chuyển của không gian, thiên nhiên trong quá trình sang thu đã được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan, đặc biệt đó là sự cảm nhận từ chính sự rung động của tác giả trước mùa thu. Dòng sông bước vào mùa thu không còn nước dâng cao chảy xiết mà “dềnh dàng” một cách nhẹ nhàng, yên ả, gợi lên vẻ đẹp dịu dàng của bức tranh thiên nhiên mùa thu. Những cánh chim cũng bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét. Hình ảnh thú vị đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” khiến người đọc liên tưởng đám mây kia không phải vật vô tri vô giác mà bỗng trở nên có hồn, có cảm xúc. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây mùa hạ cuối cùng di chuyển một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển “vắt nửa mình sang thu”, dường như đám mây ấy vừa mong chờ thu sang nhưng cũng như lưu luyến, nuối tiếc phải chia tay mùa hạ.
Nếu như cuộc đời con người cũng như bốn mùa trong năm thì mùa thu là mùa mà ở đó con người ta đã trưởng thành, đã đủ chín chắn để chiêm nghiệm ra nhiều điều.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Tiết trời mùa thu vẫn còn vương vấn cái oi nồng của mùa hạ “còn bao nhiêu nắng”, tuy vẫn sáng nhưng không chói chang gay gắt mà nhạt dần, dịu dần. Vẫn có mưa, nhưng không còn là những cơn mưa rào đến bất ngờ và đi trong thoáng chốc “vơi dần cơn mưa”. Trời vào thu cũng đã bớt đi những tiếng sấm đột ngột và bất ngờ trên những hàng cây đứng tuổi. Hai câu thơ cuối bài được coi là câu thơ hay nhất cũng là kết tinh giá trị tư tưởng cho toàn bộ bài thơ:
“Nắng cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Nắng, mưa hay sấm đều là những tác động bất ngờ và bất thường tự nhiên. Từ hiện tượng bất thường của thời tiết, tác giả Hữu Thỉnh đã gợi cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về tác động của nghịch cảnh trong cuộc đời mỗi người. “Hàng cây đứng tuổi” là những hàng cây cổ thụ, đó cũng là biểu tượng cho những con người đã trưởng thành. Khi con người đã trưởng thành, đã từng đi qua những bão táp, giông tố sẽ vững vàng, kiên cường hơn hơn trước những biến cố bất ngờ của cuộc sống.
Đất trời cuối hạ sang thu chuyển mình một cách rất nhẹ nhàng nhưng rõ rệt, nhờ có nhà thơ Hữu Thỉnh với bài “Sang thu” mà người đọc đã có cơ hội lắng mình trong giây phút để cảm nhận thu về. Không chỉ là sự cảm nhận về thay đổi thời tiết, thiên nhiên mà còn để nhìn nhận về chính bản thân mình sau những đổi thay.
Kết luận:
Bài thơ “Sang thu” đã khép lại bằng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng về những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về cuộc đời con người. Các em học sinh có thể tìm đọc Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu, Sơ đồ tư duy Sang thu, Chất trữ tình và triết lí sâu lắng trong bài thơ Sang thu, Cảm nhận khổ thơ cuối bài Sang thu.Cảm ơn các bạn đã tham khảo.
Để biết thêm nhiều bài đoạn văn hay hãy tham khảo ở tmdl.edu.vn nhé.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm