Giáo dục

Kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội

Đề bài: Kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội

ke lai cau chuyen ve chu be luom qua loi ke cua nguoi chu ha noi

Bạn đang xem bài: Kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội

 

Phần 1: Dàn ý kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội

Xem chi tiết Dàn ý Kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội  tại đây

 

Phần 2: Bài văn mẫu Kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội

Bài làm:

Trong rất nhiều đồng chí đồng đội cùng hoạt động cách mạng mà tôi từng gặp và quen biết, có lẽ để là cho tôi nhiều ấn tượng hơn cả là một đồng chí nhỏ tuổi tên Lượm, người mà tôi tình cờ gặp được ở Huế nhân một lần từ thủ đô Hà Nội về thăm nhà. Tôi nhớ đó là vào cuối năm 1946, đó cũng là những ngày Pháp đánh chiếm ác liệt nhất trên mảnh đất quê hương – Ngày Huế đổ máu.

Cuộc gặp gỡ diễn ra cũng thật tình cờ, tôi đã không còn nhớ rõ chúng tôi gặp nhau như thế nào, chỉ còn mang máng rằng đó là nơi Hàng Bè, con phố tôi vẫn từng thân thuộc. Giữa những người làm cách mạng với nhau luôn có một sợi dây vô hình gắn kết, chỉ mới gặp một lần nhưng tôi đã yêu mến cái dáng vẻ hoạt bát của đồng chí liên lạc nhỏ tuổi. Lượm năm ấy được bao nhiêu tuổi tôi không biết, nhưng ấn tượng không phai mờ trong lòng tôi vẫn luôn là cái dáng người loắt choắt, nom tưởng ốm yếu, ấy thế mà đôi chân lại nhanh nhẹn vô cùng, bên hông cậu đeo một cái xắc nho nhỏ, trên cái đầu nghênh nghênh đôi thêm chiếc mũ ca-lô hơ lệch về một phía. Lượm là một cậu bé yêu đời, yêu sống và cũng rất đỗi hồn nhiên, phải vậy chứ, cái tuổi của em đáng được ăn được chơi lắm, hai chú cháu đi dạo trên đường làng, tôi thong thả dạo từng bước, còn Lượm dường như chẳng đứng yên, tâm hồn lúc nào cũng phơi phới, miệng liên tục huýt sáo, tung tăng nhảy chân sáo trên con đường rộng thênh thang. Tôi bỗng liên tưởng đến hình ảnh chú chim chích, nhỏ nhắn, hoạt bát đang thỏa sức bay nhảy.

Chúng tôi nói với nhau không nhiều chuyện, nhưng tôi nhớ nhất là những chia sẻ thật chân thành và gần gũi của Lượm, mà từ những lời nói rất hồn nhiên ấy tôi đã nhận ra lòng yêu nước, lòng trung thành với cách mạng rất đáng quý của một tâm hồn non trẻ. Lượm vừa đi vừa bảo: “Cháu làm liên lạc cũng mới một thời gian thôi, chủ yếu là ở đồn Mang Cá ấy chú ạ. Dù công việc có những lúc rất hồi hộp, khó khăn nhưng mà thích lắm chú ạ, thích hơn ở nhà nhiều. Cháu cảm thấy dường như mình đã đóng góp được chút gì đó cho quê hương rồi ấy, hì hì”. Lượm vừa nói vừa cười, đôi giọt mồ hôi lăn dài trên hai bầu má ửng hồng của em, có lẽ do chạy nhảy nhiều mà thành, trò chuyện dăm ba câu nữa, rồi Lượm vội từ biệt tôi, chắc em lại đi đưa thư liên lạc nữa. Tôi nhìn theo bóng Lượm mà lòng vừa cảm phục, vừa ngưỡng mộ, bởi thuở ấu thơ mấy ai đã được như Lượm, hăng hái xung phong vì Tổ quốc, đúng là Trường giang sóng sau xô sóng trước. Chỉ mong Lượm có thể bình an hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, sau này lớn lên lại thành một chiến sĩ dũng cảm, chinh chiến sa trường. Tôi cũng lặng lẽ khoác ba lô quay bước trở về Hà Nội. Tạm biệt Huế! Tạm biệt Lượm!

Tháng 6/1949, tôi nhận được thư nhà báo tin dữ của Lượm (bởi tôi vẫn thường viết thư hỏi thăm nhà và cũng nhân tiện hỏi thăm chú bé Lượm), tôi bàng hoàng và thương cảm nhiều hơn cả. Lượm nay còn đâu nữa, em đã hi sinh anh dũng trong một lần làm nhiệm vụ, thư không nói nhiều về sự hi sinh của Lượm nhưng cũng đủ để tôi tưởng tượng ra viễn cảnh ấy. Vẫn như ngày nào Lượm mang vào cái xắc nhỏ, bỏ bức mật thư đề chữ “Thượng khẩn”, băng qua cánh đồng em vẫn từng thân thuộc, mặc kệ mọi hiểm nguy em chỉ nghĩ làm sao đưa được thư đến tay người nhận. Và rồi súng đạn của giặc nào có tiếc thương cho tấm lòng yêu nước trong sáng mà nhiệt thành của em, chúng nỡ giết em khi tuổi đời còn chưa chớm, em ngã xuống trên cánh đồng bất tận, dưới thân em là mùi thơm hương lúa mới, trước mắt em là bầu trời xanh bất tận. Và cũng là lần cuối em được thấy mảnh đất và bầu trời tươi đẹp của quê hương.

Tôi nhắm mắt, để không cho nước mắt tuôn rơi, tôi viết tặng em bài thơ đề “Lượm” để mãi ghi nhớ sự hi sinh anh dũng của người giao liên nhỏ tuổi mà tôi mãi còn đặt trong ký ức. Đất nước sẽ nhớ bóng hình em, máu em đã tô thắm cho nền độc lập tự do của dân tộc. Vĩnh biệt em, Lượm!

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Mẫu

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button