Giáo dục

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

Cùng Tmdl.edu.vn tìm hiểu các bài văn mẫu Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Nguyễn Du.

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Mẫu 1

Trao duyên là một trong những đoạn trích cảm động, đau thương nhất trong kiệt tác Truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã thể hiện khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật tài tình, đồng thời cho ta thấy được bi kịch trong tình yêu, bi kịch nỗi đau về tâm hồn của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân, đặc biệt là 8 câu thơ cuối:

Bạn đang xem bài: Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”


Trao duyên là một trong những đoạn trích cảm động, đau thương nhất trong kiệt tác Truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã thể hiện khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật tài tình, đồng thời cho ta thấy được bi kịch trong tình yêu, bi kịch nỗi đau về tâm hồn của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân, đặc biệt là 8 câu thơ cuối:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa. Tác giả là con của một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ. Ông sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến. Cuộc đời đầy rẫy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc “mười năm gió bụi” ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian. Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng. Sự nghiệp văn học của ông rất đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập gồm Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh. Đoạn trích Trao duyên bắt đầu từ câu 723 đến 756 của Truyện Kiều.

Sau khi thuyết phục Thúy Vân nhận lời, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em. Kiều đang sống mà cảm thấy như mình đã chết, đang nói với em mình mà không biết đang nói với ai, Kiều rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm. Nỗi bất hạnh hiện lên thật rõ khiến Kiều rơi vào cảm giác vô cùng tuyệt vọng:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

“Trâm gãy gương tan” gợi sự đổ vỡ của tình yêu cũng như cõi lòng tan nát của Thúy Kiều. Việc sử dụng hình ảnh ước lệ đạt hiệu quả cao, thông qua hình ảnh ấy tác giả đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc của nàng Kiều về bi kịch hiện tại. Những ngày tháng trong quá khứ Kiều đã rất hạnh phúc với Kim Trọng – mối tình đầu đẹp như hoa như mộng, giờ đây chỉ còn lại những đau đớn không nói thành lời. “Trâm” và “gương” là hai hình ảnh vốn tượng trưng cho sự đẹp đẽ của người con gái đến tuổi để ý nhan sắc của bản thân. Những gì Kiều trân trọng bấy lâu, nâng niu từng tí một để mong có một ngày ở bên Kim Trọng mãi mãi vậy mà chỉ trong phút chốc tất cả những mong ước, hi vọng đã vỡ tan tành. Kiều đã nhận của chàng Kim “muôn vàn ái ân” nhiều đến nỗi “kể làm sao xiết” vậy mà giờ đây lại thất hứa, Kiều nghẹn ngào, cay đắng, xót xa cho thân phận của mình. Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo. Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.

Mọi chuyện bây giờ đã lỡ, Kiều không thể làm cho mọi thứ trở về bình yên như xưa cũ mà chỉ tìm cách động viên, an ủi bản thân mình cũng như người yêu:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”

Lời nhận tội của nàng thật đáng thương, tội nghiệp. Trăm nghìn cái lạy cho “tình quân” – người đã cùng nàng trải qua bao kỷ niệm tình yêu thiết tha, nồng nàn, say đắm, đã cùng nhau thề nguyền trăm năm bên nhau vậy mà cuối cùng nàng lại phản bội. Trước đó nàng đã “lạy” em của mình để cầu xin em nối duyên với chàng. Nhưng cái “lạy” lần này là cái lạy mang ơn, là cái lạy tạ tội vô cùng thống thiết. Trong tình cảnh này, Kiều vẫn không thể làm gì hơn ngoài sự tạ tội. Và cái lạy đó đối với Kiều đã kết thúc mối tình đầu ngắn ngủi, đầy tiếc nuối. “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” Kiều thốt lên sao mà thấm đượm vị chua chát, cay đắng của sự chia ly. Đến đây, Kiều mới thấm thía nỗi cô đơn và số phận của mình giữa cõi đời bất công. Kiều cất lên lời oán trách sự vô tình, khắc nghiệt của cuộc đời, than thở cho số phận éo le, bạc bẽo của mình không thể giữ nổi hạnh phúc:

“Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng​” 

“Phận bạc như vôi” là số phận hẩm hiu, bạc bẽo. Đó là lời oán trách, lời than oán số phận của Kiều mà không ai có thể thấu hết được, là một lời than oán cay đắng, tuyệt vọng. Rồi đây số phận của Kiều sẽ trôi dạt như bông hoa đẹp đẽ đã “đành trôi” trên dòng nước dơ bẩn, nhơ nhớp chảy cuốn xiết, lỡ làng, không thể nào cứu vãn được nữa. “Nước chảy hoa trôi” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan, nghĩa là tuổi thanh xuân trinh trắng của Kiều đã chấm dứt từ đây. Trước khi thán oan, nàng chấp nhận cho thân nát để đền cho người bạn tình chung thuỷ vì đã phản bội lời thề nguyền. Cuộc đời quá cay đắng hay xã hội quá bất công, tàn nhẫn với con người tài sắc vẹn toàn như Thuý Kiều. Đành rằng cuộc đời “nước chảy hoa trôi” nhưng cũng có giới hạn thôi chứ sao mà bi đát quá, phũ phàng quá. Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.

Trong đỉnh điểm của nỗi đau riêng đang cào xé trong tim mình, Kiều lại nghĩ đến chàng Kim. Tên Kim Trọng vang lên lúc này như một tiếng kêu đáng thương của một người đang chới với trước bờ vực thẳm của đời mình:

“Ơi Kim Lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Nhịp thơ 3/3, 2/4/2 vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc không thành tiếng. Thán từ “Ôi, hỡi” là những tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều. Hai lần nhắc đến Kim Lang cho thấy sự tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng. Sự đau đớn của Kiều được đẩy lên đỉnh điểm, tình cảm bây giờ lấn át cả lí trí. Nàng không thể nghĩ được gì nữa chỉ biết kêu tên người yêu trong nỗi đau đớn đến cùng cực. Sự thật làm cho Thuý Kiều kêu lên thống thiết “thôi thôi” một cách vật vã, đớn đau đứt từng đoạn ruột. Điều đó cho ta thấy được tình cảm của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng vô cùng lớn, vô cùng sâu đậm, chung thuỷ sắc son.

Bằng nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật, sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi cùng với việc sử dụng các thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập Nguyễn Du đã thể hiện rất thành công số phận bi kịch, nội tâm rối bời, tâm trạng đau khổ, cay đắng, xót xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Thúy Kiều. Bằng tài năng của mình tác giả đã làm cho đoạn “Trao duyên” trở thành đoạn thơ bi đát  nhất trong Truyện Kiều, đó cũng là lý do Truyện Kiều vẫn còn nguyên giá trị dù đã trải qua khoảng thời gian rất lâu rồi.

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Mẫu 2

“Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”

Bàn về văn học, Standal viết: “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”. Tố Hữu cũng từng cho rằng: “ Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học không là gì nếu vì cuộc đời mà có”. Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản của văn học: phản ánh đời sống xã hội. Nguyễn Du – đại thi hào trong nền thơ ca Việt Nam đã thấm nhuần chức năng ấy. Ông sống trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp, cái xã hội mà mọi thứ đều bị chi phối bởi đồng tiền. Ông đã chứng kiến rất nhiều cảnh bất công cũng như cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người phụ nữ lúc bấy giờ. Đó chính là lí do kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) ra đời. Trong đó, đoạn trích “Trao duyên” là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như tư tưởng nhân đạo của tác giả mà đặc biệt phải kể đến tám câu thơ cuối bài đã thể hiện một cách chân xác nỗi xót xa của nàng Kiều cho duyên phận với chàng Kim.

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca. Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long. Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thía biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày… những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Ngoài “Đoạn trường Tân thanh” (Truyện Kiều); “Văn tế thập loại chúng sinh” (Văn chiêu hồn) và hai bài tồn nghi là “Sinh tế Trường Lưu nhị nữ” (Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu) và “Thác lời trai phường nón.” Nguyễn Du còn có ba tập thơ chữ Hán có giá trị. Thanh Hiên tiền hậu tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục. Một số bài như Phản chiêu hồn, Thái Bình mại ca giả, Long thành cầm giả ca đã thể hiện rõ rệt lòng ưu ái trước vận mệnh con người. Những bài viết về Thăng Long, về quê hương và cảnh vật ở những nơi Nguyễn Du đã đi qua đều toát lên nỗi ngậm ngùi dâu bể.

Theo Giáo sư Nguyễn Lộc, trang 455 viết: “Đoạn trường tân thanh… là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài Nhân, Trung Quốc gồm 3.254 câu thơ. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận. Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa VN. Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ VN.

Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là “chuyên gia Truyện Kiều” đã có những trang văn nhận định thú vị: “Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù sao thì Nguyễn Du vẫn là người của thời đại mình, không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, về cả hệ tư tưởng lẫn phương pháp nghệ thuật, thể hiện ở xu hướng lý tưởng hóa, ước lệ. Điều này khó tránh trong tình hình sáng tác chung, trong trình độ tư duy nghệ thuật chung đương thời… Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó”.

Là một đoạn được trích từ “Truyện Kiều”, “Trao duyên” gồm 34 câu thơ. Đây là những câu thơ nằm ở vị trí từ câu 723 đến câu 756 trong kiệt tác tác phẩm. Đoạn trích hướng người đọc đến nhân vật trung tâm là Thúy Kiều trong một hoàn cảnh rất đỗi đặc biệt: Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha sau khi gia đình bị vu oan. Trong đêm trước ngày phải xa gia đình để theo phường buôn phấn bán hương, Kiều đã nhờ em gái của mình là Thúy Vân thay Kiều trả nghĩa cho Kim Trọng; phần còn lại của đoạn trích là những dòng viết về tâm tư nỗi niềm của Thúy Kiều khi nghĩ về cuộc đời mình và khi nhớ đến Kim Trọng. Đoạn trích là tiếng lòng tha thiết của Kiều về hoàn cảnh bi đát của gia đình, của phận mình và của tình yêu đầu đời đẹp đẽ.

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, “Trao duyên”, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều. Đặc biệt, khi thể hiện nỗi xót xa của nàng Kiều cho duyên phận với chàng Kim, Nguyễn Du đã gây được ấn tượng trong tám câu thơ cuối đoạn trích:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Vì phải cứu gia đình, nàng đành phải bán mình chuộc cha. Nhưng làm vậy thì nàng đã phản bội lời thề nguyền thuỷ chung, son sắc với tình lang Kim Trọng. Tình thế ép buộc nàng đành nhờ cậy em ruột là Thuý Vân, xem như chị trao duyên lại cho em, nhờ em thực hiện lời thề của mình với Kim Trọng dù rằng Thuý Kiều rất đau đớn, day dứt tâm can và nhắn nhủ với em mình như thể rằng chị sắp đi xa vĩnh viễn “một đi không trở lại”. Sau khi đã nói hết nỗi lòng của mình với em gái, Kiều đã nhìn lại cuộc đời mình rồi đau đớn nhận ra sự thật phũ phàng là so với quá khứ thì hiện tại có một sự đối lập đến xót xa:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”

Giờ đây mọi chuyện đã tan vỡ, lỡ làng, nói làm sao hết những tình cảm tha thiết, da diết, những kỉ niệm ngọt ngào ân ái ngày xưa đã trao nhau. Thành ngữ “Trâm gãy gương tan” là sự tan vỡ của tình yêu, cũng là sự tan nát trong trái tim Thúy Kiều. Tình yêu của nàng với Kim Trọng ngày một nâng lên, ngày càng tha thiết thì nỗi đau, sự dằn vặt trong trái tim nàng càng mạnh mẽ, càng đớn đau hơn. Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan” đã mang lại sự biểu đạt rất hiệu quả. Thông qua hình ảnh ấy, tác giả đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc của nàng Kiều về bi kịch hiện tại. Kiều bàng hoàng chua xót khi so với thời quá khứ – những năm tháng Kiều đã thật hạnh phúc với mối tình đầu đời như hoa như mộng, bây giờ còn lại chỉ là những đau đớn tủi phận khi biết bao nhiêu hẹn ước tươi đẹp trở thành hư vô.

“Trâm” và “gương” vốn tượng trưng cho những hình ảnh đẹp đẽ của người con gái đến tuổi để ý đến dung nhan của bản thân khi tình yêu gõ cửa trái tim. Nhưng những gì Kiều trân trọng, nâng niu để mong đến một ngày có thể cùng Trọng mãi mãi kề bên (để có thể hiện thực hóa những gì mà nàng và người yêu đã từng thề nguyền hẹn ước từ thời khắc “Kể từ khi gặp chàng Kim” – “Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”) bỗng chốc chỉ trong phút giây, tai ương ập đến, tất cả những mong ước vỡ tan thành mây thành khói.

“Muôn vàn ái ân” không thể cân đo đong đếm ở miền kí ức thơ mộng có sự hiện diện của Thúy Kiều và Kim Trọng mà nàng nhắc đến ở câu thơ tiếp theo như càng làm tăng thêm sự đối lập so với những đau khổ mà nàng vừa nhắc đến ở câu thơ trước đó. Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy nhìn vào tình cảnh của Kiều để thấy những gì mà nàng phải chịu đựng ở độ tuổi xuân sắc lẽ ra vốn vẫn còn được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc của mẹ cha mới thấy thương, thấy xót hơn cho nàng.

Trao duyên cho em, nỗi đau này ai có thể thấu cho nàng Kiều. Trong tột cùng nỗi đau khổ và tuyệt vọng, Kiều nghĩ về Kim Trọng. Với nàng Kim Trọng là tất cả, là niềm tin, hi vọng, là niềm an ủi, chia sẻ với nàng mọi điều. Tuy nhiên, Kim Trọng lại đang ở cách nàng rất xa, bởi thế cuộc đối thoại này với Kim Trọng chỉ là trong tưởng tượng. Nàng cất lên lời than vô cùng chua xót, đau đớn trước thực tại phũ phàng:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”

Kiều cất lên lời oán trách số phận, trách sự vô tình, khắc nghiệt của cuộc đời, than thở cho số phận éo le, mỏng manh, bạc bẽo của bản thân đã khiến cho tơ duyên đứt đoạn chỉ còn “ngắn ngủi có ngần ấy thôi”. Nói ra những lời ấy, Kiều thật mong Trọng cũng chấp nhận cho duyên tình giữa chàng và Kiều chỉ là những kí ức ngắn ngủi dù tươi đẹp biết bao. Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy rằng khi cậy nhờ em “xót tình máu mủ thay lời nước non” mà giúp nàng giữ duyên, Kiều cũng đã rất thành khẩn khi bảo em “ngồi lên” để mình “lạy”, giờ đây, lại thêm một lần thành khẩn, nhưng Kiều gửi cái “lạy” tạ lỗi đến một người rất quan trọng với nàng là chàng Kim. Từ ‘lạy’ ở đây khác với từ ‘lạy’ ở đoạn đầu. ‘Lạy’ là để Thúy Kiều tạ lỗi với Kim Trọng, để hối lỗi, để vĩnh biệt. Nàng tự cảm thấy được số phận mình là số phận mệnh bạc. Nàng tự thương cho chính mình và đây cũng là nỗi đồng cảm của tác giả với Thúy Kiều.Từng lời nói, từng hành động của Kiều được thể hiện trong thơ đã giúp hiện hữu ở trang viết của Nguyễn Du hình ảnh người con gái mang nặng nghĩa tình với mối tình dang dở nhưng không có cách nào cứu vãn nó.

Lời nhắn nhủ vừa mang nỗi tiếc nuối, vừa cam chịu chỉ “có ngần ấy thôi” ít ỏi quá chàng ơi, nhưng không thể nào kéo dài thêm được nữa. Thôi thì thiếp đành cam chấp nhận số phận, tơ duyên ngắn ngủi, hạnh phúc quá mong manh, kiếp này đã lỡ phu thê, thiếp xin bái biệt đi về cõi âm. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy.

Đến đây, Kiều mới thấm thía nỗi cô đơn và số phận bạc bẽo của mình giữa cõi đời bất công:

“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Lời thơ uất nghẹn, phận gì? mà bạc như vôi? Câu thơ cho thấy thân phận nhỏ bé hơn bao giờ hết của nàng Kiều. Hơn thế nữa, câu thơ cũng là lời dự cảm, một lời lo lắng cho tương lai đầy bất trắc phía trước. Hình ảnh “hoa” vốn là biểu trưng cho người con gái đẹp, ở đây không ai khác chính là nàng Kiều nhưng những bông hoa ấy lại trôi lỡ làng, vô định, không biết cuộc đời sẽ ra sao và đi đâu về đâu. Nỗi đau trào dâng, bao nhiêu tình cảm dồn nén choán đầy cả tâm trí. Câu thơ chứa chan tình cảm, xót xa đau cho kiếp số phũ phàng, chua chát – lời thơ như hờn oán, trách móc than thân trách phận.

“Phận bạc” ở đây được sử dụng như một lời nói lên án cả xã hội phong kiến. Nhưng dù như vậy nàng cũng đành bất lực “đã đành” như một lời thở than, cam chịu số phận đớn đau. Số phận nàng ta cũng bắt gặp trong rất nhiều tác phẩm như nàng Vũ Nương bất hạnh bị chồng ruồng rẫy phải tự vẫn để minh oan, hay những người con gái được phản ánh trong các câu ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Chính Nguyễn Du cũng đã từng thổn thức:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Lời than oán của Kiều không ai có thể trả lời được, đó là một lời than oán cay đắng, tuyệt vọng, kêu lên chỉ để oán trách trời mà thôi! Rồi đây số phận của Kiều sẽ trôi dạt như bông hoa đẹp đẽ đã “đành trôi” trên dòng nước dơ bẩn, nhơ nhớp chảy cuốn xiết, lỡ làng, không thể nào cứu vãn được nữa. “Nước chảy hoa trôi” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan, nghĩa là tuổi thanh xuân trinh trắng và đẹp đẽ của Kiều đã chấm dứt từ đây. Và lúc đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc trao duyên, Kiều cất tiếng gọi người yêu:

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!​”

Mỗi một thanh âm về tiếng gọi người yêu mà Kiều thốt lên chắc hẳn cũng là ngần ấy lần nàng quặn thắt tâm can mà đau đớn xót xa. Những từ diễn tả sự xót xa tủi phận cứ liên tiếp xuất hiện và được xâu lại thành chuỗi: “ngắn ngủi”, “lỡ làng”, “thôi thôi”, “Kim lang”, “phận sao phận” đã tạo thành những cơn sóng của đau thương ồ ạt bủa vây lấy người con gái đáng thương mà nàng đã gắng hết sức không để cho nó quật ngã. Có lẽ rằng đây là lần cuối cùng nàng có thể gọi Kim Trọng là “Kim Lang” tha thiết như thế. Thúy Kiều gọi Kim Trọng hai lần dường như bao nhiêu tình cảm chất chứa đều được thốt lên qua tiếng gọi người yêu đầy tha thiết của nàng. Kiều vẫn nhận mình là người phụ bạc, khiến nỗi đau như đang dấy lên không ngớt trong lòng nàng. Sau đoạn đối thoại với Kim Trọng nỗi đau về tình yêu tan vỡ trào dâng trong trái tim Kiều.

“Thôi thôi” là tiếng than tiếc rẻ, dằn vặt. “Thôi thôi” cũng là tiếng xác nhận sự phụ bạc của mình. Tiếng gọi của nàng như một tiếng kêu chới với và tuyệt vọng bởi vì không có hồi âm. Kiều đã gắng gượng đến phút cuối cùng, lấy hết sức mình để thốt lên những tiếng kêu cuối cùng – tiếng kêu than oán, kêu cứu của một người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh” trong xã hội phong kiến. Sau tiếng kêu não lòng ấy, Kiều ngất đi, kết thúc cuộc trao duyên đầy chất trữ tình: “Cạn lời hồn ngất máu sau – Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”. Việc “trao duyên” đã thành, việc bán mình cũng đã xong, thì bi kịch của Thuý Kiều cũng đến. “Ôi”, “Hỡi” Kim Lang, Thuý Kiều gọi tên tình nhân lần sau cuối trong nước mắt nhạt nhòa, nàng ôm nỗi đau giằng xé tâm can khi biết chắc chắn rằng từ đây nàng đã mất chàng Kim mãi mãi.

Sự thật ấy làm cho Thuý Kiều kêu lên thống thiết “thôi thôi” một cách vật vã, đớn đau “đứt từng đoạn ruột”. Điều đó cho ta thấy được tình cảm của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng vô cùng lớn, vô cùng sâu đậm, chung thủy sắc son. Kết thúc đoạn trích “Trao duyên”, duyên thì được trao, nhưng tình thì lại không thể. Mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí trong trái tim Kiều vì thế chưa được giải quyết hoàn toàn. Mặc cảm vì mình là người phụ tình, nỗi đau ấy sẽ còn dày xé nàng trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, người đọc cũng thấy tiếng kêu thốt lên ấy đã hòa trong tiếng nấc thể hiện Kiều thương mình nhưng nhiều hơn cả là sự xót xa dành cho chàng Kim. Trong sự tan vỡ của tình yêu của hai người, Kiều nhận hết trách nhiệm, lỗi lầm về mình và tự gán cho mình là kẻ phụ bạc. Lời trao duyên như nói một lời trăn trối, vĩnh biệt. Trước lời trao duyên, tình yêu thật mặn nồng, say đắm, hạnh phúc, sau lời trao duyên mình đã trắng tay, đôi lứa chia ly, tình yêu tan vỡ.

Mộng Liên Đường Chủ Nhân (1820) theo bản dịch của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, bình luận: “…Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột… Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”.

Trong đoạn trích Trao Duyên, nhà thơ đã khóc cho một tình yêu chân thật, trong sáng giữa Thuý Kiều và Kim Trọng. Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng là một tình yêu trong sáng, tình yêu đẹp nhưng do sóng gió trong gia đình mà Kiều phải bán mình chuộc cha, làm cho tình yêu này bị chia rẽ. Nàng đành phải trao duyên của mình lại cho Thuý Vân. Sự “hi sinh” của Thuý Kiều làm cho người đời cảm phục, tình cảm của Thuý Kiều làm cho chúng ta trân quý yêu thương. Đó là điểm sáng chói ngời trong phẩm giá con người Thúy Kiều, khiến cho nàng sống mãi trong lòng người đọc.

Bên cạnh những nội dung đã điểm qua ở trên, điều làm nên sự thành công trong việc chuyển tải những thông điệp mà tác giả gửi gắm còn nằm ở nghệ thuật của đoạn trích. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã vận dụng thật hiệu quả nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật ở nhân vật những phẩm chất đáng trọng. Bên cạnh đó, khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc lựa chọn hình thức độc thoại nội tâm để bộc bạch những tâm tư cùng với nỗi niềm chất chứa trong lòng của nàng Kiều. Ngòi bút tài tình của Nguyễn Du đã thể hiện xuất sắc những diễn biến phức tạp của nhân vật. Với hệ thống ngôn từ được sử dụng một cách điêu luyện và độc đáo, Nguyễn Du chính là một bậc thầy về ngôn ngữ.

Trong Lời đầu sách ở Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học VN, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc… Nguyễn Du sinh quán ở Thăng Long, tổ quán ở Nghệ -Tĩnh, mẫu quán ở Bắc Ninh, đã nhờ những điều kiện ấy mà dựng lên được một ngôn ngữ có thể nói là gồm được đặc sắc của cả ba khu vực quan trọng nhất của của văn hóa nước ta thời trước”.

Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ. Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông đúng như Tố Hữu đã từng ca ngợi:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Mẫu 3

Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều đã cho thấy bút pháp rất mực tài hoa của Nguyễn Du trong việc khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật. Qua trích đoạn,  ta càng thấu hiểu, thương cảm cho cho số phận truân chuyên, bạc mệnh của Thuý Kiều. Tám câu cuối bài thơ là đoạn thơ đầy ấn tượng khi tái hiện đầy xót xa tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Sau khi cậy nhờ em thay mình chắp mối “duyên thừa” cùng Kim Trọng, Thúy Kiều đã đau đớn mà bộc lộ lòng mình. Đó là nỗi tuyệt vọng,  khổ đau lên đến tột cùng khi phải buông tay với mối tình đẹp đẽ với chàng Kim.

” Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

Trạng ngữ xác định thời gian “bây giờ”  chỉ thực tại đau đớn mà Kiều đang đối mặt, chịu đựng, đó là nỗi đau khắc sâu vào tâm khảm khi chứng kiến tình duyên tan vỡ, chữ tình chưa hề phai nhạt nhưng vì biến cố mà rơi vào cảnh chia lìa không gì có thể hàn gắn “trâm gãy gương tan”. Tác giả sử dụng khéo léo thành ngữ “trâm gãy gương tan” để ẩn dụ cho mối tình đẹp đẽ nhưng mong manh của Kim- Kiều.

Tình yêu Kiều dành cho Kim càng chân thực, mãnh liệt, lớn lao bao nhiêu thì nỗi đau mà nàng đang gánh chịu lại xót xa bấy nhiêu. Trâm đã gãy, bình đã tan, tình yêu nào có thể chắp vá được nữa, hy vọng gắn kết mối tình xưa cũng không còn. Kiều đau đớn nghĩ về giây phút hạnh phúc “muôn vàn ái ân” của hai người trước đây. Đó là những kỉ niệm thắm thiết, những kí ức nồng đượm mà cả Kim và Kiều có được. Đêm trăng thề nguyện hẹn ước, uống chén rượu hồng hẹn ước trăm năm, thưởng ánh trăng vàng, ngâm thơ, đàn hát,… Tất cả những hạnh phúc lớn lao trước đây đều trở thành dĩ vãng,  tan biến trong hư vô khi tình chưa cạn mà buộc phải chia  xa.

Tiếc thương cho tình yêu không trọn, nghĩ về Kim Trọng , Kiều trách móc bản thân mình phụ bạc chàng, lời dằn vặt  nghẹn lòng cất lên:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

Xuyên suốt cuộc đời Kiều qua từng trang thơ của Nguyễn Du ta đều biết Kiều là một người sống tình nghĩa, nàng chưa từng phụ bạc một ai. Hơn nữa, Kiều cũng luôn dành hết những điều tốt đẹp cho người mà mình yêu thương, tin tưởng. Nàng đánh đổi hạnh phúc đời mình để tròn chữ hiếu “phận làm con trước phải đền ơn sinh thành”, không còn cách nào khác nàng đành phụ tấm chân tình cùng mối lương duyên tốt đẹp với Kim Trọng. Trong thâm tâm nàng luôn day dứt và tự trách móc vì cho rằng mình đã bội ước với Kim Trọng. Hành động “trăm nghìn gửi lạy” cùng lời tha thiết, cảm thán “Tơ duyên ngắn ngủi, có ngần ấy thôi” là lời tạ lỗi đầy day dứt, xót xa dành cho chàng Kim. Phải là một người yêu thương, trân trọng tình yêu thiêng liêng với Kim Trọng nhiều đến thế nào Kiều mới tự trách móc, dằn vặt chính mình đến như thế?

Sau những tỏ bày gửi chàng Kim là lời Kiều than trách cho phận mình bạc bẽo, sự tự ý thức về thân phận mình đã cho thấy Kiều là một người thấu hiểu lẽ đời, đó cũng là một dự cảm của nàng về tương lai không mấy êm ả trong cuộc đời mình:

“Phận sao phận bạc như vôi.
Đã đành nước chảy hoa thôi lỡ làng”

Lời kêu than đầy uất ức về nỗi đau thân phận như một biểu hiện đầy tự nhiên khi nỗi xót xa lên đến đỉnh điểm trong Kiều. Các thành ngữ “bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” như một lời thở than, trách móc uất nghẹn của Kiều trước cuộc đời bất công, trước một xã hội tàn nhẫn đã đẩy nàng vào bế tắc, khổ đau, tuyệt vọng. Chấp nhận “đã đành” cho “nước chảy hoa trôi” cũng là sự cam chịu, là biểu hiện về  đức hi sinh của người con gái trước những sóng gió cuộc đời. Và phải chăng, điều đó như báo hiệu một tương lai mờ mịt, một số phận bạc mệnh của nàng.

Hai tiếng “Kim Lang” tha thiết chứa chan biết bao yêu thương, trân trọng mà Kiều dành cho Kim Trọng. Điệp ngữ “Kim Lang” kết hợp với thán từ “Ôi”, ” Hỡi” cùng nhịp thơ 3/3 như tiếng gào thét tâm can của Kiều. Từng tiếng thơ thốt lên nghẹn ngào, đau xót, đượm màu nước mắt, nhuốm vị thương đau. Lời từ biệt cuối của người con gái thủy chung, trọng nghĩa trọng tình ấy mang cả nỗi luyến tiếc,  đớn đau đến tận cùng:

“Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Tám câu thơ cuối trích đoạn tuy không dài nhưng ta vẫn cảm nhận được bao phẩm chất tốt đẹp nơi Kiều. Đó là lòng chung thuỷ, nhân ái, là sự ý thức thân phận và một trái tim khát khao hạnh phúc sâu thẳm trong Kiều. Qua tám câu thơ, giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm cũng được thể hiện rõ. Đó là lời lên án xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy con người vào những bi kịch đớn đau. Là tiếng nói thương cảm trước những số phận bạc mệnh như Kiều và bày tỏ niềm trân trọng trước những phẩm chất, tình cảm tốt đẹp của con người trong xã hội. Mặt khác, thành công về nghệ thuật cũng là một điểm nhấn đầy ấn tượng trong đoạn thơ. Đó là bút pháp miêu tả nội tâm tính tế, nghệ thuật  độc  thoại nội tâm, so sánh, ẩn dụ, sử dụng kết hợp các thành ngữ dân gian cùng thề thể thơ lục bát quen thuộc tất cả đã làm nên một đoạn thơ đầy trọn vẹn và ý nghĩa.

Trao duyên nói chung và tám câu cuối trích đoạn nói riêng đã góp phần mình vào  sự thành công của tuyệt tác Truyện Kiều. Tin rằng, trong tương lai, Trao duyên cùng với Truyện Kiều sẽ vẹn nguyên giá trị lâu bền, được bao thế hệ đọc giả trân trọng và giữ gìn.

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Mẫu 4

Đại thi hào Nguyễn Du đã để lại một di sản văn hóa vô cùng to lớn, là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam – Truyện Kiều. Trong mỗi đoạn trích của tác phẩm, thông qua nhân vật Thúy Kiều tác giả đã lan tỏa cả những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong từng câu thơ. Đặc biệt là trong đoạn trích Trao duyên – một đoạn trích tiêu biểu, cao trào cho bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều, tám câu thơ cuối được ví như lời oán thán, tiếng thét không nên lời của một kiếp người nhỏ bé đành cam chịu sự an bài của số phận.

Sau khi thuyết phục em gái mình là Thúy Vân chấp nhận mối nhân duyên với Kim Trọng, Thúy Kiều đem trao hết tất cả những kỉ vật giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân và dặn dò em bằng những lời tự tận đáy lòng. Thúy Kiều trong lúc đau đớn, xót xa đã bất giác quên đi việc đang trò chuyện với em mà chuyển sang độc thoại nội tâm, đó là khi nàng nhớ về Kim Trọng. Tám câu thơ dưới đây là tiếng than oán xé lòng và lời từ biệt đầy đau thương của Kiều dành cho tình quân của mình.

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phận sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang”
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Có thể thấy, trong tám câu thơ trên đã có đến năm câu cảm thán, trước mắt người đọc là hình ảnh của một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận đưa đẩy đến bước “đoạn trường” đang ngồi sụp xuống buông xuôi tất cả. Lời thơ của Thúy Kiều đầy đau đớn, chạm tới sự rung cảm của người đọc. “trâm gãy gương tan” ám chỉ cho mối tình đã tan vỡ, tan vỡ theo cách không thể nào hàn gắn hay lành lại được nữa. Đây sẽ là sự chia ly vĩnh viễn, không thể cứu vãn được nữa rồi. Ấy vậy mà trước đó nàng và chàng Kim đã có mối tình đẹp biết bao “muôn vàn ái ân” với bao kỉ niệm và kỉ vật trao nhau. Bây giờ tất cả đều không còn ý nghĩa gì nữa, nàng phải rũ bỏ hết, tự mình chối bỏ tình cảm ấy để trọn hiếu nghĩa với mẹ cha.

Đối với Kim Trọng, người “tình quân” của nàng đã tin yêu nàng hết lòng, cho đến bây giờ lại không thể cùng nàng trọn nghĩa phu thê, đó là điều khiến Thúy Kiều day dứt và đau đớn nhất. Nàng không biết làm thế nào để tạ lỗi với Kim Trọng, chỉ còn biết “trăm nghìn gửi lạy”, gửi cái lạy tạ lỗi với tấm chân tình của chàng Kim, đây là cái lạy cho sự bái biệt đầy thiêng liêng cho thấy Thúy Kiều rất trân trọng và chân thành với mối tình này. Chỉ mong rằng Kim Trọng hiểu được nỗi lòng, số phận và hoàn cảnh của mình mà chấp nhận se duyên với em gái. Thúy Kiều đã phải than oán về số phận với hàng loạt thành ngữ như “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “hoa trôi lỡ làng”, ám chỉ cho số phận hẩm hiu, bạc bẽo, trôi nổi của Thúy Kiều. Nàng Kiều ý thức được số mình đầy đau khổ, lênh đênh dang dở, nếu như quá khứ đầy yêu thương, muôn vàn ái ân bao nhiêu thì bây giờ là thực tại đầy đau khổ, bẽ bàng bấy nhiêu, số phận nàng đã được an bài như vậy.

Không còn là những người lặng lẽ cam chịu, câm nín chịu đựng số phận, nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du đã bứt phá ra khỏi những định kiến xã hội đương thời, dám kêu lên tiếng xót xa, không ngại oán than cho cuộc đời và số phận. Mặc dù chẳng thể thay đổi nhưng ít ra điều đó thể hiện rằng Thúy Kiều là một người thấu hiểu lý lẽ, trọn tình trọn nghĩa. Đặt mình trong hoàn cảnh buộc phải chọn lựa giữa gia đình và tình yêu nàng đã chọn hy sinh tình yêu để bán thân cứu lấy cha mẹ. Tiếng gọi chàng Kim “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang” là tiếng gọi da diết, nghẹn ngào, có phần đau đớn trong tuyệt vọng, ta có thể hình dung ra Thúy Kiều đã trở thành một người vô hồn, đau đớn đến tận cùng. “Thôi thôi” như là sự kết thúc, không còn hy vọng, không còn gì để chờ đợi, phải chấp nhận sự thật nghiệt ngã này. Đến đây là kết thúc tình yêu này, và Thúy Kiều đã chấp nhận mình là người phụ bạc, không thể chối cãi tình cảm nàng dành cho Kim Trọng là tha thiết, chân thành nhưng chữ hiếu đã buộc nàng chọn hy sinh tình yêu, nàng không có lựa chọn khác. Tuy đã nhờ được Thúy Vân gánh vác mối nhân duyên này nhưng sâu trong thâm tâm của Thúy Kiều không được thanh thản, nàng đau khổ, than thân trách phận và oán thán cuộc đời bất công với mình. Mặc dù cuộc đời của Kiều đau khổ nhưng lại toát lên nhân cách sáng ngời, nàng vẫn luôn đòi hỏi về thân phận, tình yêu đôi lứa nhưng cũng không quên đi đạo nghĩa làm con.

Qua đoạn trích Trao duyên, chúng ta cảm nhận được Thúy Kiều không chỉ là một hình tượng nghệ thuật, một số phận được sáng tạo bởi bàn tay tài hoa của đại thi mà nàng rất gần với một con người thực, với một nhân cách tự nhiên nhiều chiều. Tình cảm, nỗi đau và sự hy sinh của Thúy Kiều khiến chúng ta không ngừng nghĩ về chính bản thân mình giữa cuộc đời, cảm thông cho sự đắng cay, bạc bẽo của số phận nàng Kiều.

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Mẫu 5

Trong văn học trung đại, sự ý thức về thân phận con người, cũng như tấm lòng thương cảm, xót xa cho những số kiếp bạc bẽo, dường như còn hạn chế và không phải là một trong những đề tài được nhiều văn nhân, thi sĩ lựa chọn. Tuy nhân vượt ra ngoài khuôn khổ ấy, ta vẫn thấy Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc, dù sống dưới chế độ phong kiến hà khắc, sự chênh lệch về tầng lớp giàu nghèo rõ rệt, cũng như quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn đang rất nặng nề. Thế nhưng tư tưởng của ông lại đi trước thời đại đến tận vài trăm năm, ông không chỉ xót thương, thông cảm có số phận con người, đặc biệt là những phận hồng nhan lắm truân chuyên mà còn có cái nhìn thực tinh tế, nhân đạo, khi khẳng định và đề cao giá trị của người phụ nữ bao gồm cả nhan sắc và trí tuệ. Đồng thời cũng thông qua đó kín đáo lên án sự bất công, thối nát của chế độ phong kiến, đã đẩy những kiếp người nhỏ bé, dù mang trong mình nhiều phẩm giá tốt đẹp cuối cùng cũng vẫn phải chịu cảnh vùi dập đớn đau. Truyện Kiều được xem là một kiệt tác trong nền văn học trung đại, cũng như toàn bộ nền văn học Việt Nam, với tầm ảnh hưởng sâu rộng và hai trường giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua những câu thơ có âm vần, thanh điệu uyển chuyển, kể về cuộc đời người con gái tài sắc Thúy Kiều. Trong trích đoạn Trao duyên, sau khi bi kịch đổ xuống Thúy Kiều buộc phải trưởng thành để gánh vác gia đình, không chỉ bán mình làm lẽ để lấy tiền chuộc cha và em, Kiều còn phải dứt tình với Kim Trọng đồng thời trao duyên cho em gái, điều này đã để lại trong lòng nàng những tổn thương và nỗi đau đớn đoạn trường. Điều đó được bộc lộ rất rõ trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích Trao duyên, những câu thơ được ví như tiếng thét câm lặng, lời oán than ngập tràn nước mắt cho một kiếp người long đong.

Tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng là một mối tình đẹp, đẹp bởi sự xứng lứa vừa đôi, trong khi Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, thì Kim Trọng cũng là người học thức sâu rộng, gia đình nền nếp, gia giáo, diện mạo khôi ngô tuấn tú. Chính lẽ ấy, họ dường như đã hiểu lòng nhau ngay từ những lần gặp đầu tiên, không chỉ đơn giản là tình yêu mà còn là tình tri kỷ. Đặc biệt trong Truyện Kiều Nguyễn Du cũng có cái nhìn khá phóng khoáng và táo bạo, khi viết về chuyện tình của Kim Trọng với Thúy Kiều. Ông đề cao sự tự do trong tình yêu đôi lứa, khi để cả hai tự định chung thân, thề nguyền với nhau, rồi cảnh Kiều nhân lúc cha mẹ về thăm quê, đã sang nhà Kim Trọng để hẹn thề với người thương. Những chi tiết ấy, có thể rằng đã trở nên mất lễ giáo, thiếu quy tắc trong xã hội cũ, tuy nhiên dưới cái nhìn của Nguyễn Du, nhân vật Thúy Kiều và tình yêu của nàng phải có gì đó khác biệt và ấn tượng, hơn hết ông muốn tạo ra cho nhân vật của mình sự tự do không chỉ về thể xác mà cả về tâm hồn, đó chính là tiến bộ của Nguyễn Du trong tư tưởng nhân đạo, yêu thương con người. Quay trở lại với trích đoạn Trao Duyên, người ta thấy được một Thúy Kiều thông minh, sắc sảo và quyết tuyệt khi từng bước thuyết phục Thúy Vân giúp mình nối duyên với Kim Trọng. Sau khi mọi chuyện đã được dàn xếp ổn ổn thỏa, thì ngay lúc này đây Kiều đã chẳng thể giữ được dáng vẻ cứng rắn, bình tĩnh, sự khéo léo bình ổn nữa, nàng trở về với dáng vẻ yếu đuối, bộc lộ những đớn đau tột cùng trong lòng mình trước sự tan vỡ của tình yêu, trước nỗi đau thân phận. Mà đọc những câu thơ cuối người ta như hình dung được hình ảnh một cô gái sụp xuống, bất lực với dòng lệ tuôn rơi, đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.

“Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Thúy Kiều nghĩ về chuyện tình của mình bằng lời thơ đầy đau đớn “Bây giờ trâm gãy bình tan”, mấy chữ “trâm gãy bình tan”, là chỉ sự tan vỡ không thể hàn gắn, là sự chia ly không lối thoát của nàng và Kim Trọng, Kiều hiểu rằng lần chia ly này có lẽ sau này gặp lại tình cảm cũng chẳng còn như xưa, bởi lẽ trâm đã gãy thì keo nào có thể gắn liền, bình đã tan thì làm sao còn có thể chắp vá. Dù có cố gắng thêm nữa người ta cũng chỉ có thể nhìn thấy cảnh sứt sẹo dày đặc. Có thể nói rằng câu thơ này không chỉ bộc lộ sự tuyệt vọng của Thúy Kiều trước sự tan vỡ của tình yêu mà còn là những dự cảm về chuyến tương phùng sau 15 năm đằng đẵng nhớ thương, cuối cùng nàng và Kim Trọng cũng chỉ có thể “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Đến câu thơ tiếp “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”, chính là lúc Thúy Kiều hồi tưởng lại những ký ức tốt đẹp, ngọt ngào của nàng với Kim Trọng, những đêm “quạt ước chén thề”, thưởng trăng, ngâm thơ, đàn hát, những tưởng cuộc sống tươi đẹp ấy sẽ kéo dài vĩnh viễn, nhưng ngờ đâu biến cố ập tới, tất cả những mộng ước đều tan biến thành hư vô. Sự tổn thương, hụt hẫng trong tình cảm, đặc biệt là ở người con gái trong mối tình đầu thường sâu sắc và đau đớn vô cùng. Nỗi đau này càng được nhân lên khi Kiều bị buộc phải giữ lý trí từ bỏ hạnh phúc của bản thân để cứu gia đình. Như vậy những kỷ niệm trước kia của nàng và Kim Trọng càng đẹp càng hạnh phúc bao nhiêu, thì giờ lại càng làm lòng nàng tan nát bấy nhiêu. Không chỉ dừng lại ở nỗi đau tan vỡ tình yêu, Kiều cò phải chịu cảnh giày vò khi trở thành người phụ bạc, rời bỏ người yêu để đi lấy chồng, dù rằng bản thân nàng cũng là bất đắc dĩ. Thúy Kiều đã bộc lộ lòng day dứt, hối lỗi trong hai câu “Trăm ngàn gửi lạy tình quân/Tơ duyên ngắn ngủi có từng ấy thôi”, thấu hiểu cuộc đời Kiều ta chưa bao giờ thấy nàng có lỗi, hay sống lỗi lầm với một ai, Kiều luôn cố gắng vẹn toàn với tất cả những người mà nàng yêu mến trân trọng. Thế nhưng đối với Kim Trọng, nàng vẫn luôn cảm thấy tự trách vì sự bội ước của mình, dù rằng Kiều cũng đã cố trả duyên cho chàng Kim bằng việc trao duyên cho Vân. Sự tự trách của Kiều trước hết xuất phát từ việc nàng tự quyết định từ bỏ tình yêu của mình với tình quân, thứ hai là xuất phát từ những tình cảm sâu sắc, sự trân trọng của Kiều dành cho chàng Kim. Phàm là ai khi đối diện với người mình rất mực quan tâm, dù chỉ một chút tổn thương đối với người kia cũng làm họ không yên, bứt rứt. Trong câu thơ “Trăm nghìn gửi lạy tình quân” chữ “lạy” của Kiều chính là lời xin lỗi sâu sắc và đầy day dứt, là sự bái biệt đầy thiêng liêng với tình yêu, với người yêu đang còn ở quê xa của nàng. Bởi lẽ mai đây nữa thôi, khi Kim Trọng trở lại, chờ đón chàng chính là cảnh không từ mà biệt của Thúy Kiều, Kiều hiểu được nỗi đau đớn và bàng hoàng ấy, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác nữa. Đồng thời hai câu thơ này cũng thể hiện sự trân trọng, tấm lòng chân thành của Thúy Kiều đối với Kim Trọng, nàng tự thấy mình đã phụ bạc, nên chỉ đành bái lạy, tự đặt mình ở vị thế dưới, xem như lời tạ lỗi to lớn nhất, hy vọng rằng Kim Trọng có thể hiểu cho những nỗi khổ tâm khi phải lựa chọn giữa chữ tình chữ hiếu của nàng.

“Tơ duyên ngắn ngủi có từng ấy thôi”

Câu thơ  chính là sự bất lực đến tuyệt vọng của Thúy Kiều khi nàng phải chấp nhận dằn lòng quên đi mối tình đậm sâu với chàng Kim, mối duyên dẫu ngắn ngủi nhưng đẹp như ánh trăng rằm, mà có lẽ cả đời Kiều chẳng thể nào quên được. Sau những lời tâm tình đau xót về tình duyên, Kiều quay lại với sự tự ý thức về nỗi đau thân phận “Phận sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Vì quá đau đớn, vì sự tủi nhục đang dồn nén, Kiều đã không thể chịu đựng mà thốt lên lời oán than cho số phận bất hạnh bạc trắng như vôi của mình. Nghĩ đến chuyện một thiếu nữ độ 15, 16 tuổi đời, nhưng trong lời than, trong ý thức lại nhiều chua xót như thế, đủ hiểu nàng đã phải chịu đựng những áp lực tâm lý to lớn đến nhường nào.

Không chỉ vậy sự tự ý thức về nỗi đau thân phận còn chính là biểu hiện của sự thông minh, thấu hiểu lý lẽ của Thúy Kiều. Nếu những hồng nhan xưa âm thầm chịu đựng, thì đến với thơ của Nguyễn Du người phụ nữ đã biết oán than, kêu lên những tiếng xót xa, để phản ánh sự hiện thực xã hội, cũng như là việc họ cần một lối thoát, dù rằng điều đó là khó có thể xảy ra. Mấy chữ “nước chảy hoa trôi” chính là dự cảm không lành về một cuộc đời lênh đênh, không biết sẽ trôi dạt về phương nào của Thúy Kiều, nàng đang chìm trong cảm giác mất phương hướng và chông chênh đến vô cùng, cũng là ẩn ý của tác giả về những sóng gió phía trước đang đón đợi người con gái đáng thương, bạc mệnh.

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Hai câu thơ cuối chính là lời từ biệt đầy xót xa, đau đớn của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng người mà nàng đã bội ước, cũng thể hiện tình yêu sâu sắc, tấm lòng thủy chung, nỗi tiếc nuối khôn nguôi khi chuyện tình yêu đứt gánh giữa đường, không còn cách vãn hồi. Trong tiếng kêu khóc, đau đớn tuyệt vọng ấy, người ta dường như thấy nước mắt nhuộm đầy từng câu chữ, nỗi đau đoạn trường day dứt đầy ám ảnh. Không khỏi khiến người đọc trăn trở về số phận của Thúy Kiều, vì nông nỗi nào mà một người con gái vốn có tất cả trong tay lại bỗng chốc rơi và đường cùng, tuyệt lộ, phải chịu cảnh đớn đau chia lìa, sự tủi nhục uất ức đến như vậy.

Có thể thấy rằng, Thúy Kiều là người con gái dường như có tất cả, nhưng cũng là người phải gánh chịu đủ mọi đau đớn trên cuộc đời ứng với câu mở đầu Truyện Kiều rằng “Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Trong những câu thơ cuối của trích đoạn Trao duyên, người ta thấy hiện lên hình ảnh một người con gái đang phải đối diện với nỗi đau đớn đoạn trường, khi buộc phải từ bỏ tình yêu, buộc phải làm trái lời thề ước vì hai chữ hiếu đạo. Bên cạnh đó còn là nỗi tuyệt vọng, bất lực của Thúy Kiều khi đứng trước biến cố của cuộc đời, mà bản thân nàng không đủ sức để chống chọi, cuối cùng phải chấp nhận cảnh long đong theo dòng đời xô đẩy, chẳng biết dạt về đâu, bạc bẽo đến vô cùng.

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Mẫu 6

“Truyện Kiều” – kiệt tác nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện thành công cuộc đời nhân vật Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời gặp nhiều trái ngang, sóng gió. Trích đoạn “Trao duyên” là một trong những minh chứng tiêu biểu thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ, số phận bất hạnh của Thúy Kiều cùng tài năng của Nguyễn Du khi xây dựng, khắc họa tâm lí nhân vật. Sau khi “trao duyên”, nàng Kiều chìm sâu trong thế giới khổ đau của chính mình, nàng nhớ đến Kim Trọng và mối tình còn dang dở. Thông qua tám câu thơ cuối, chúng ta có thể thấy được sự ý thức của Thúy Kiều về thực tại cùng tiếng lòng khắc khoải, thống thiết của nàng dành cho Kim Trọng:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Sau khi trao kỉ vật tình yêu, dặn dò Thúy Vân và chìm sâu vào dòng độc thoại nội tâm, Kiều nhận ra bi kịch phũ phàng của thực tại và tâm sự với Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng. Nàng ý thức rất rõ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Những thành ngữ “trâm gãy gương tan”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” đã diễn tả sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người:

“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

“Trâm gãy gương tan” – hai vật hoán dụ cho số phận của nàng Kiều, hoán dụ cho tình duyên lỡ dở, hoán dụ cho số phận bất hạnh, khổ đau. “Phận bạc như vôi” để thể hiện số phận mong manh, bạc bẽo. Bên cạnh đó, “nước chảy hoa trôi” đã nhấn mạnh vào sự lênh đênh, chìm nổi giữa sóng gió cuộc đời. Những câu thơ đã gợi lên số phận chung của những kiếp “hồng nhan bạc mệnh” về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Danh từ chỉ thời gian “Bây giờ” vang lên đầy xót xa, nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ – những năm tháng “Êm đềm trướng rủ màn che” cùng tình yêu đầu đời đẹp như hoa như mộng và hiện tại chia lìa, tan vỡ. Miền kí ức “muôn vàn ái ân” không thể đong đếm đã lùi xa vào tiềm thức, chỉ còn lại nỗi đau đớn, xót xa. Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập để nhấn mạnh sự tương phản giữa quá khứ ngọt ngào, ân ái mặn nồng và hiện tại dở dang cùng tương lai vô cùng mịt mờ, đẩy nàng vào bi kịch không có điểm tựa. Vì thế, nàng thổn thức trong nghẹn ngào:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

Tác giả đã sử dụng số từ “trăm nghìn” để ước lệ về sự lớn lao, vô hạn trong sự đối lập với “ngần ấy thôi” thể hiện sự nhỏ bé, khiêm nhường, bất lực. Tác giả đã lấy cái hữu hạn “ngần ấy thôi” để đối lại với cái vô hạn “trăm nghìn” để nói lên tiếng lòng của Thúy Kiều đối với Kim Trọng. Đó là sự day dứt, trăn trở, đau đáu đến khôn nguôi của nàng Kiều. Đặc biệt, hành động “lạy” một lần nữa xuất hiện trong trích đoạn “Trao duyên” đã thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nếu ở lần lạy thứ nhất với Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên với vị thế của người chịu ơn đối với ân nhân thì trong lần lạy với Kim Trọng, chúng ta thấy được nỗi đau của nàng. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân” chính là cái lạy tạ lỗi, thể hiện niềm day dứt mặc cảm, mong nhận được sự cảm thông của Kim Trọng; đó còn là lời tạm biệt đầy tức tưởi của nàng Kiều.

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Trong dòng độc thoại nội tâm, nàng Kiều thu mình vào thế giới đầy khổ đau của chính mình, Kiều thốt lên tiếng kêu thương bi phẫn, oán hờn hiện thực bất công, phi lí, nhưng đó cũng là tiếng kêu xé lòng. Với nhịp thơ 3/3, câu thơ như bẻ gãy làm đôi trong sự nghẹn ngào, nức nở. Các thán từ “ôi”, “hỡi” kết hợp với việc nhắc lại tên gọi của Kim Trọng hai lần đã thể hiện tiếng lòng dồn dập, thống thiết. Điệp từ “Thôi thôi” nhấn mạnh nỗi đau tuyệt vọng, kết hợp từ “phụ” như một lời sám hối đau đớn, thể hiện nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Trong khoảnh khắc, “Trao duyên” đã thể hiện lời trăng trối của người con gái chung tình mà hóa ra phụ tình ấy. Bằng trái tim nhân đạo, tác giả Nguyễn Du đã dùng nỗi đau để bi thiết nỗi đau, dùng nỗi đau để chạm tới trái tim của người đọc.

Như vậy, thông qua tám câu thơ cuối của trích đoạn “Trao duyên”, chúng ta có thể thấy được bi kịch về tình yêu tan vỡ, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Đồng thời, những câu thơ trên còn là minh chứng tiêu biểu cho những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Truyện Kiều” qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo cùng từ ngữ trau chuốt, đặc sắc.

Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Mẫu 7

Mối tình Kim – Kiều buổi ban đầu ngỡ sẽ nên duyên đẹp, nhưng số phận đưa đẩy, để cứu cha và em mình, Kiều buộc phải bán thân. Lời hẹn thề cùng vật đính ước, Kiều đánh ngậm ngùi gửi trao cho em gái Thúy Vân. Tình cảm và lý trí mâu thuẫn, Kiểu vừa đau, vừa xót, vừa thương. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện rất rõ tâm trạng ấy của nàng Kiều, đặc biệt, đọc 8 câu cuối đoạn trích ta khóc khỏi xót xa trước những lời thấu tâm can của Kiều:

“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kế làm sao xiết muôn vàn ái ân.

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.”

Lời thề nguyền đêm xưa con đó, vậy mà bây giờ đây tình đôi ta vụn vỡ, chia lìa “trâm gãy, gương tan”. Tình yêu đẹp biết bao vậy mà phải chia đôi ai khiến lòng người đau đớn, xót xa. Hơn thế nữa, Kiều là phận gái, lại là người nặng tình nghĩa, thủy chung, nàng càng đau gấp bội. Buộc phải trao duyên cho em là lựa chọn cuối cùng của Kiều dù lòng chẳng đặng, thực tại phũ phàng quá, trái tim nàng, cõi lòng nàng tan nát. Mỗi lời thốt ra như một lời ai oán khóc thương cho phận mình, cho cuộc tình mình:

“Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”

Những thành ngữ “phận bạc như vôi” “nước chảy hoa trôi” được tác giả vận dụng vào thơ để đặc tả thân phận bạc bẽo, chìm nổi, lênh đênh của nàng Kiều. Xã hội bất công, lòng người gian dối đã đọa đày nàng vào chỗ tối tăm, đây tình yêu nàng vào cuộc tơ duyên “ngắn ngủi”. Trước sự phũ phàng của số phận, nàng dù rất muốn nhưng chẳng thể nào đấu tranh, đành ngậm ngùi chấp nhận “Đã đánh nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

Thương biết bao số phận lênh đênh của người phụ nữ phong kiến, cuộc đời may rủi không do mình chọn lựa:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu”.

Thúy Kiều ví mình như hoa giữa dòng, vô định, nhỏ bé, mong lung giữa mênh mông sóng nước. Hoa “lỡ làng” mối duyên đẹp rồi sẽ đi về đâu, có đến được bến bờ hay mãi lênh đênh giữa dòng nước lớn.

Càng nghĩ càng đau đớn, tâm can nàng Kiều nặng trĩu, nàng thương mình một mà thương Kim Trong mười. Nàng thấy bản thân đã phụ lòng kẻ tri âm, Kiều thốt lên lời xin lỗi đẫm nước mắt:

“Ơi !Kim Lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Các thán từ ơi, hỡi, kết hợp với hai tiếng Kim Lang nặng lòng tha thiết, dường như bao nhiêu tình cảm dành cho Kim, Kiều đã dồn hết vào trong hai tiếng gọi ấy. Kiều tự nhận lỗi về mình, tự nhận mình là kẻ phụ bạc tấm lòng chàng Kim để rồi đau đớn, cay đắng trào dâng, cồn cào trong trái tim nàng:

“Thôi thôi thiệp đã phủ chàng từ đây”

Lời xin lỗi cuối cùng đau xót đến nghẹn ngào của Kiều khiến ai cũng phải xót thương. Trước chàng Kim, Kiều không đổ lỗi cho số phận hay hoàn cảnh mà nàng tự nhận lỗi về mình. Điều đó cho thấy được tâm tư và tấm lòng của nàng. Nàng không còn nghĩ đến nỗi đau của mình nữa mà mọi lắng lo đều hướng đến chàng Kim – người nàng vốn vẫn hết mực thương yêu.

8 câu thơ cuối bài là một nốt nhạc trầm sâu lắng của đoạn trích. Kiều thương Kim Trọng bao nhiêu thì người đọc càng thương Kiều bấy nhiêu. Và trên hết, con là sự cảm phục một người con gái có cốt cách cao cả, trọng nghĩa, trọng tình.

Trên đây là các bài văn mẫu Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Nguyễn Du. Các em học sinh có thể truy cập website Tmdl.edu.vn để tìm hiểu nhiều bài viết hữu ích, phục vụ quá trình học tập và thi cử.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button