Giáo dục

So sánh tính chất hóa học và tính chất vật lý của Nhôm Al và Sắt Fe – Hóa lớp 9

Nhôm có ký hiệu hóa học là Al khối lượng nguyên tử là 27, còn Sắt có ký hiệu Fe và khối lượng nguyên tử là 56. Hai nguyên tố hóa học này có tính chất gì giống nhau và khác nhau?

Bài này chúng ta cùng đi so sánh tính chất hóa học và tính chất hóa học của Nhôm (Al) và Sắt (Fe), xem chúng có gì giống nhau và khác nhau, qua đó giúp các em hệ thống lại kiến thức về hai kim loại phổ biến này.

Bạn đang xem bài: So sánh tính chất hóa học và tính chất vật lý của Nhôm Al và Sắt Fe – Hóa lớp 9

I. So sánh tính chất vật lý của nhôm (Al) và sắt (Fe)

  Nhôm (Al) Sắt (Fe)
Tính chất Vật lý Giống nhau  – Là kim loại có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt.
Khác nhau

 – Nhôm là kim loại có màu trắng, nhẹ, dễ dát mỏng hơn sắt

– Nhôm dẫn điện dẫn nhiệt tốt.

– t0nc = 6600C

 – Sắt là kim loại có màu trắng xám, nặng, dẻo nên dễ rèn.

 – Sắt dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn nhôm.

 – t0nc = 15390C

II. So sánh tính chất hóa học của Nhôm (AL) và Sắt (Fe)

  Nhôm (Al) Sắt (Fe)
Tính chất Hóa học Giống nhau

 – Đều có tính chất chung của kim loại.

 – Đều không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

– Tác dụng với phi kim:

 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (t0)

 2Al + 3S → Al2S3 (t0)

 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (t0)

 Fe  + S → FeS (t0)

– Tác dụng với axit:

 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

– Tác dụng với dung dịch muối:

 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe↓

 Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

Khác nhau

 – Tác dụng với dung dịch kiềm:

 2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 – Ở trong hợp chất:

 Al2O3 là oxit có tính lưỡng tính.

 Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + H2O

 Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

 Al(OH)3 kết tủa dạng keo trắng, là hợp chất lưỡng tính.

 – Không tác dụng được với dung dịch kiềm

 – Ở trong hợp chất:

 FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đều là các oxit bazơ

 Fe(OH)2 màu trắng xanh

 Fe(OH)3 màu nâu đỏ

Như vậy ta thấy:

• Nhôm Nhôm là kim loại lưỡng tính, có thể tác dụng cả với dung dịch Axit và dung dịch bazơ (dung dịch kiềm). Trong các phản ứng hoáhọc, Nhôm thể hiện hoá trị III.

• Sắt thể hiện 2 hoá trị: II và III

+ Khi sắt tác dụng với axit thông thường, với phi kim yếu, với dung dịch muối thì nó thể hiện hóa trị II

+ Khi sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dung dịch HNO3 hay với phi kim mạnh thì nó thể hiện hóa trị III.

Hy vọng qua bài viết so sánh về tính chất hóa học và tính chất vật lý của Nhôm Al và Sắt Fe ở trên đã giúp các em hệ thống lại được tính chất của 2 kim loại tương đối phổ biết này. Chúc các em học tốt.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/so-sanh-tinh-chat-hoa-hoc-va-tinh-chat-vat-ly-cua-nhom-al-va-sat-fe-hoa-lop-9/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button