Giáo dục

Hóa 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước, Tính tan trong nước của một số Axit Bazơ Muối

Hóa 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước, Tính tan trong nước của một số Axit Bazơ Muối. Khi pha nước chanh đường để uống, các em thấy, nếu cho nước đá vào trước rồi cho đường vào sau thì đường rất khó tan, nhưng nếu cho đường vào nước ấm trước rồi khuấy thì đường rất nhanh tan. Như vậy các em thấy, nhiệt độ ảnh hưởng tới sự tan của một chất.

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu độ tan của một chất trong nước như thế nào? tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất?

Bạn đang xem bài: Hóa 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước, Tính tan trong nước của một số Axit Bazơ Muối

I. Chất tan và chất không tan

1. Thí nghiệm về tính tan của chất.

– Bằng các thí nghiệm chúng ta thấy: Có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước.

* Ví dụ: Muối ăn tan được trong nước còn cát không tan trong nước.

2. Tính tan trong nước của một số hợp chất axit, bazơ, muối

 Tính tan của Axit: Hầu hết các axit tan được trong nước, trừ axit silixic H2SiO3.

Tính tan của Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số bazơ tan được trong nước như: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

 Tính tan của Muối:

– Các muối của natri, kali đều tan.

– Các muối nitrat đều tan.

– Phần lớn các muối clorua tan được, trừ AgCl (có PbCl2 ít tan)

– Phần lớn các muối sunfat tan được, trừ PbSO4, BaSO4 (có CaSO4 và Ag2SO4 ít tan).

– Phần lớn muối sunfit không tan trừ Na2SO3, K2SO3, (NH4)2SO3 tan.

– Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3

II. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa

– Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

* Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam.

Như vậy, có thể áp dụng công thức sau để tính độ tan của một chất trong nước:

16316978769i4mry391z 1631711233 1

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa
mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan của một chất

– Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

– Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

III. Bài tập vận dụng

* Bài 1 trang 142 SGK Hóa 8: Hãy chọn câu trả lời nào là đúng nhất

Độ tan của một chất có trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch.

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tao thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

E. Số gam chất đó có thể tan trong 1 lit nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

* Lời giải:

– Câu trả lời đúng nhất: D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

– Độ tan của một chất có trong nước ở nhiệt độ xác định là Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

* Bài 2 trang 142 SGK Hóa 8: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. phần lớn là tăng.

D. phần lớn là giảm.

E. không tăng cũng không giảm.

* Lời giải:

– Đáp án đúng: C. phần lớn là tăng.

– Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước phần lớn là tăng.

* Bài 3 trang 142 SGK Hóa 8: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. có thể tăng và có thể giảm.

D. không tăng và cũng không giảm.

* Lời giải:

– Đáp án đúng là: A. đều tăng.

– Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước  đều tăng.

* Bài 4 trang 142 SGK Hóa 8: Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (Hình 6.5 SGK Hóa 8 trang 140), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.Độ tan của một chất trong nước

* Lời giải:

Độ tan NaNO3 KBr KNO3 NH4Cl NaCl Na2SO4
10oC 80g 60g 20g 30g 35g 60g
60oC 130g 95g 110g 70g 38g 45g

 

* Bài 5 trang 142 SGK Hóa 8: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.

* Lời giải:

– Ở nhiệt độ 18oC 250g nước hòa tan 53g Na2CO3 để tạo dung dịch bão hòa. Vậy ở nhiệt độ 18oC, 100g nước hòa tan S(g) Na2CO3 tạo dung dịch bão hòa.

1631697880zekfvx2r4q 1631711233 1

Theo định nghĩa về độ tan, ta có độ tan của Na2CO3 ở 18oC là 21,2g.

Hy vọng bài viết có thể giúp các em hiểu và dễ dàng trả lời các câu hỏi như độ tan của một chất trong nước như thế nào? tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất? Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá chúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét bài viết nhé.

Xem thêm Hóa 8 bài 41

Hóa 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước, Tính tan trong nước của một số Axit Bazơ Muối. Khi pha nước chanh đường để uống, các em thấy, nếu cho nước đá vào trước rồi cho đường vào sau thì đường rất khó tan, nhưng nếu cho đường vào nước ấm trước rồi khuấy thì đường rất nhanh tan. Như vậy các em thấy, nhiệt độ ảnh hưởng tới sự tan của một chất. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu độ tan của một chất trong nước như thế nào? tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất? I. Chất tan và chất không tan 1. Thí nghiệm về tính tan của chất. – Bằng các thí nghiệm chúng ta thấy: Có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước. * Ví dụ: Muối ăn tan được trong nước còn cát không tan trong nước. 2. Tính tan trong nước của một số hợp chất axit, bazơ, muối • Tính tan của Axit: Hầu hết các axit tan được trong nước, trừ axit silixic H2SiO3. • Tính tan của Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số bazơ tan được trong nước như: NaOH, KOH, Ba(OH)2. • Tính tan của Muối:  – Các muối của natri, kali đều tan.  – Các muối nitrat đều tan.  – Phần lớn các muối clorua tan được, trừ AgCl (có PbCl2 ít tan)  – Phần lớn các muối sunfat tan được, trừ PbSO4, BaSO4 (có CaSO4 và Ag2SO4 ít tan).  – Phần lớn muối sunfit không tan trừ Na2SO3, K2SO3, (NH4)2SO3 tan.  – Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3 II. Độ tan của một chất trong nước 1. Định nghĩa – Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định. * Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam. Như vậy, có thể áp dụng công thức sau để tính độ tan của một chất trong nước: Trong đó: mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa 2. Những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan của một chất – Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng. – Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất. III. Bài tập vận dụng * Bài 1 trang 142 SGK Hóa 8: Hãy chọn câu trả lời nào là đúng nhất Độ tan của một chất có trong nước ở nhiệt độ xác định là: A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch. B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước. C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tao thành dung dịch bão hòa. D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa. E. Số gam chất đó có thể tan trong 1 lit nước để tạo thành dung dịch bão hòa. * Lời giải: – Câu trả lời đúng nhất: D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa. – Độ tan của một chất có trong nước ở nhiệt độ xác định là Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa. * Bài 2 trang 142 SGK Hóa 8: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước: A. đều tăng. B. đều giảm. C. phần lớn là tăng. D. phần lớn là giảm. E. không tăng cũng không giảm. * Lời giải: – Đáp án đúng: C. phần lớn là tăng. – Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước phần lớn là tăng. * Bài 3 trang 142 SGK Hóa 8: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước: A. đều tăng. B. đều giảm. C. có thể tăng và có thể giảm. D. không tăng và cũng không giảm. * Lời giải: – Đáp án đúng là: A. đều tăng. – Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước  đều tăng. * Bài 4 trang 142 SGK Hóa 8: Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (Hình 6.5 SGK Hóa 8 trang 140), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC. * Lời giải: Độ tan NaNO3 KBr KNO3 NH4Cl NaCl Na2SO4 10oC 80g 60g 20g 30g 35g 60g 60oC 130g 95g 110g 70g 38g 45g * Bài 5 trang 142 SGK Hóa 8: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa. * Lời giải: – Ở nhiệt độ 18oC 250g nước hòa tan 53g Na2CO3 để tạo dung dịch bão hòa. Vậy ở nhiệt độ 18oC, 100g nước hòa tan S(g) Na2CO3 tạo dung dịch bão hòa. Theo định nghĩa về độ tan, ta có độ tan của Na2CO3 ở 18oC là 21,2g. Hy vọng bài viết có thể giúp các em hiểu và dễ dàng trả lời các câu hỏi như độ tan của một chất trong nước như thế nào? tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất? Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá chúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét bài viết nhé. Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá Chuyên mục: Giáo Dục

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hoa-8-bai-41-do-tan-cua-mot-chat-trong-nuoc-tinh-tan-trong-nuoc-cua-mot-so-axit-bazo-muoi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button