Giáo dục

Các dạng bài tập về hàm số, đồ thị hàm số y=ax và cách giải – Toán lớp 7

Các dạng bài tập về hàm số, đồ thị hàm số y=ax và cách giải. Hàm số và đồ thị hàm số là nội dung chương 2 trong sách giáo khoa toán 7 tập 1, với các bài học này các em cần ghi nhớ khái niệm của hàm số, tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ và cách vẽ đồ thị hàm số y=ax,…

Bài viết này chúng ta cùng hệ thống lại cách giải một số dạng bài tập về hàm số, đồ thị hàm số y=ax để các em hiểu rõ hơn và dễ dàng vận dụng giải các bài toán tương tự khi gặp. Nhưng trước tiên chúng ta cùng tóm tắt lại phần lý thuyết của hàm số, đồ thị hàm số:

Bạn đang xem bài: Các dạng bài tập về hàm số, đồ thị hàm số y=ax và cách giải – Toán lớp 7

I. Lý thuyết về hàm số, đồ thị hàm số

• Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.

Lưu ý: Nếu x thay đổi mà y không thay đổi thì y được gọi là hàm số hằng (hàm hằng).

• Với mọi x1; x2 ∈ R và x1<x2 mà f(x1)<f(x2) thì hàm số y = f(x) được gọi làm hàm đồng biến.

• Với mọi x1; x2 ∈ R và x1<x2 mà f(x1)>f(x2) thì hàm số y = f(x) được gọi làm hàm nghịch biến.

• Hàm số y = ax (a ≠ 0) được gọi là đồng biến trên R nếu a > 0 và nghịch biến trên R nếu a < 0.

• Tập hợp tất cả các điểm (x, y) thỏa mãn hệ thức y = f(x) thì được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x).

• Đồ thị hàm số y = f(x) = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ và điểm (1; a).

II. Các dạng bài tập về hàm số và đồ thị hàm số

° Dạng 1: Xác định đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không.

* Phương pháp giải:

– Kiểm tra điều kiện: Mỗi giá trị của x được tương ứng với 1 và chỉ 1 giá trị của y.

* Ví dụ 1 (bài 24 trang 63 SGK Toán 7 tập 1): Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:

x -4 -3 -2 -1 1 2 3 4
y  16  9  4  1  1  4  9  16

– Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?

* Lời giải ví dụ 1 (bài 24 trang 63 SGK Toán 7 tập 1):

– Vì với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x.

* Ví dụ 2 (bài 27 trang 64 SGK Toán 7 tập 1): Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá trị tương ứng của chúng là

a)

x -3 -2 -1 1/2 1 2
y -5 -7,5 -15 30 15 7,5

b)

x 0 1 2 3 4
y 2 2 2 2 2

* Lời giải ví dụ 2 (bài 27 trang 64 SGK Toán 7 tập 1):

a) Vì với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x;

b) Vì với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng, trong trường hợp này với mọi x thì y luôn nhận duy nhất một giá trị là 2 nên đây là một hàm hằng.

 

° Dạng 2: Tính giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến.

* Phương pháp giải:

– Nếu hàm số cho bằng bảng thì cặp giá trị tương ứng của x và y nằm cùng 1 cột.

– Nếu hàm số cho bằng công thức, ta thay giá trị của biến đã cho vào công thức để tính giá trị tương ứng của hàm số

* Ví dụ 1 (bài 25 trang 64 SGK Toán 7 tập 1): Cho hàm số y = f(x) = 3x2 + 1. Tính: f(1/2); f(1); f(3).

* Lời giải ví dụ 1 (bài 25 trang 64 SGK Toán 7 tập 1):

– Ta có: y = f(x) = 3x2 + 1. nên:

 1575284259hg8ns1ujma 1645435366 3 1575284260wvo2h43y8m 1645435366 1

 1575284262ocuntom0xe 1645435366 1

 1575284263285cqu0ugt 1645435366 1

* Ví dụ 2 (bài 26 trang 64 SGK Toán 7 tập 1): Cho hàm số y = 5x – 1. Lập bảng các giá trị tương ứng của y khi: x = -5; -4; -3; -2; 0; 1/5.

* Lời giải ví dụ 2 (bài 26 trang 64 SGK Toán 7 tập 1):

– Ta có: y = 5x – 1 nên:

Khi x = -5 ⇒ y = 5.(-5) – 1 = -25 – 1 = -26

Khi x = -4 ⇒ y = 5.(-4) – 1 = -20 – 1 = -21

Khi x = -3 ⇒ y = 5.(-3) – 1 = -15 – 1 = -16

Khi x = -2 ⇒ y = 5.(-2) – 1 = -10 – 1 = -11

Khi x = 0 ⇒ y = 5.(0) – 1 = 0 – 1 = -1

Khi x = 1/5 ⇒ y = 5.(1/5) – 1 = 1 – 1 = 0.

– Như vậy ta có bảng giá trị tương ứng sau:

x -5 -4 -3 -2 0 1/5
y -26 -21 -16 -11 -1 0

* Ví dụ 3 (bài 28 trang 64 SGK Toán 7 tập 1): Cho hàm số y = f(x) = 12/x

a) f(5) = ?; f(-3) = ?

b) Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số vào bảng sau:

x -6 -4 -3 2 5 6 12
f(x)=12/x

* Lời giải ví dụ 3 (bài 28 trang 64 SGK Toán 7 tập 1):

– Ta có: y = f(x) = 12/x nên:

a) 1575284264qs0rb40gdb 1645435367 11575284266jk8lyiaiho 1645435367 1

b) Ta có: khi x = – 6 ⇒ 1575284267k4r5651grk 1645435367 1

– Tương tự, lần lượt thay các giá trị còn lại của x là: x = -4 ; -3 ; 2 ; 5 ; 6 ; 12 vào công thức hàm số: y = 12/x ta được các giá trị y tương ứng là:-3; -4; 6; 2,4; 2; 1 và ta có được bảng sau:

x -6 -4 -3 2 5 6 12
f(x)=12/x -2 -3 -4 6 2,4 2 1

* Ví dụ 4 (bài 29 trang 64 SGK Toán 7 tập 1): Cho hàm số y = f(x) = x2 – 2. Hãy tính f(2) ; f(1) ; f(0) ; f(-1) ; f(-2)

* Lời giải ví dụ 4 (bài 29 trang 64 SGK Toán 7 tập 1):

– Ta có y= f(x) = x2 – 2 nên:

f(2) = 22 – 2 = 4 – 2 = 2

f(1) = 12 – 2 = 1 – 2 = -1

f(0) = 02 – 2 = 0 – 2 = -2

f(-1) = (-1)2 – 2 = 1 – 2 = -1

f(-2) = (-2)2 – 2 = 4 – 2 = 2

* Ví dụ 5 (bài 30 trang 64 SGK Toán 7 Tập 1): Cho hàm số y = f(x) = 1 – 8x. Khẳng định nào sau đây là đúng

a) f(-1) = 9

b) f(-1/2) = -3

c) f(3) = 25

* Lời giải ví dụ 5 (bài 30 trang 64 SGK Toán 7 Tập 1):

– Ta có y = f(x) = 1 – 8x.

a) Vậy f(-1) = 1 – 8(-1) = 1 + 8 = 9 ⇒ khẳng định a) ĐÚNG.

b) f(1/2) = 1 – 8(1/2) = 1 – 4 = -3 ⇒ khẳng định b) ĐÚNG

c) f(3) = 1 – 8.3 = 1 – 24 = -23 ⇒ khẳng định c) SAI

* Ví dụ 6 (bài 31 trang 65 SGK Toán 7 Tập 1): Cho hàm số y=(2/3)x. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

x -0,5 4,5 9
y -2 0

* Lời giải ví dụ 6 (bài 31 trang 65 SGK Toán 7 Tập 1):

– Ta có: 16454353682vyzt3rgvi 1 nên:

khi x = -0,5 ⇒ 15752864007x8mkp6smu 1645435368 1

khi y = -2 ⇒ 1575286402coqfbzzry9 1645435368 1 1575286403q98bqc15a9 1645435368 1

Khi y = 0 ⇒ 15752864047knj1g3tfj 1645435369 1

Khi x = 4,5 ⇒ 15752864068rvwax9372 1645435369 1

Khi x = 9 ⇒ 1575286407bpt1nsvnrb 1645435369 1

– Như vậy ta được bảng sau:

x -0,5 -3 0 4,5 9
y -1/3 -2 0 3  6

° Dạng 3: Tìm tọa độ một điểm và vẽ 1 điểm khi biết tọa độ. Tìm các điểm trên một đồ thị hàm số, biểu diễn và tính diện tích.

* Phương pháp giải:

– Muốn tìm tọa độ một điểm ta vẽ 2 đường thẳng vuông góc với hai trục tọa độ.

– Để tìm một điểm trên một đồ thị hàm số ta cho bất kì 1 giá trị của x rồi tính giá trị y tương ứng.

– Có thể tính diện tích trực tiếp hoặc tính gián tiếp qua hình chữ nhật.

 Chú ý: Một điểm thuộc Ox thì tung độ bằng 0, thuộc trục Oy thì hoành độ bằng 0.

* Ví dụ 1 (bài 33 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1): Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm: A(3;-1/2); B(-4;2/4); C(0;2,5)

* Lời giải ví dụ 1 (bài 33 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1):

– Cặp số (x0;y0) gọi là tọa độ của một điểm M với x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.hình bài 33 trang 67 sgk toan 7 tập 1* Ví dụ 2 (bài 32 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1):

a) Viết tọa độ các điểm M, N, P, Q trong hình dưới (hình 19 trang 67 sgk).

b) Em có nhận xét gì về tọa độ của các cặp điểm M và N, P và Q.

hình 19 bài 32 trang 67 sgk toán 7 tập 1

* Lời giải ví dụ 2 (bài 32 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1):

a) Từ vị trí các điểm trên hệ trục tọa độ Oxy ta có:

M(-3; 2) ; N(2; -3) ; P(0; -2) ; Q(-2; 0)

b) Nhận xét: Trong mỗi cặp điểm M và N ; P và Q hoành độ của điểm này bằng tung độ của điểm kia và ngược lại

* Ví dụ 3 (bài 35 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1): Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình sau (hình 20 sgk).

hình 20 trang 68 sgk toán 7 tập 1* Lời giải ví dụ 3 (bài 35 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1):

– Dựa vào hệ trục tọa độ Oxy theo bài ra ta có:

A(0,5; 2) ; B(2; 2) ; C(2; 0) ; D(0,5; 0).

P(-3; 3) ; Q(-1; 1) ; R(-3; 1).

* Ví dụ 4 (bài 36 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1): Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(-4;-1); B (-2;-1); C(-2;-3) ; D(-4;-3). Tứ giác ABCD là hình gì?

* Lời giải ví dụ 4 (bài 35 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1):

– Ta vẽ trục tọa độ Oxy và biểu diễn các điểm như hình sau:
hình bài 36 trang 68 sgk toán 7 tập 1

– Từ vị trí các điểm dựng được, ta thấy tứ giác ABCD là hình vuông.

° Dạng 4: Kiểm tra điểm M(x0; y0) có thuộc đồ thị hàm số hay không?

* Phương pháp giải:

– Điểm M(x0; y0) thuộc đồ thị hàm số, nếu ta thay giá trị của x0 và y0 vào hàm số ta được đẳng thức đúng; Ngược lại, nếu đẳng thức sai thì điểm M không thuộc đồ thì hàm số đã cho.

* Ví dụ 1 (bài 41 trang 72 SGK Toán 7 Tập 1): Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị của hàm số y = -3x.

A(-1/3; 1);  B(-1/3; -1);  C(0; 0).

* Lời giải ví dụ 1 (bài 41 trang 72 SGK Toán 7 Tập 1):

– Theo bài ra, y = -3x, ta có:

– Với điểm A(-1/3; 1) thay x = -1/3 và y = 1 vào hàm số 15753017643ew47gtfd0 1645435371 1 nên A thuộc đồ thị hàm số đã cho.

– Tương tự, với B(-1/3; -1) ta được: 1575301765j4a53yy17b 1645435371 1 nên B không thuộc đồ thị hàm số đã cho.

–  Với C(0; 0). ta được: 0 = (-3).0 nên C thuộc đồ thị hàm số đã cho.

° Dạng 5: Tìm hệ số a của đồ thị hàm số y = ax biết đồ thị đi qua 1 điểm.

* Phương pháp giải:

– Ta thay tọa độ điểm đi qua vào đồ thị để tìm a.

* Ví dụ 1 (bài 42 trang 72 SGK Toán 7 Tập 1): Đường thẳng OA trong hình 26 là đồ thị của hàm số y = ax.

a) Hãy xác định hệ số a

b) Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng 1/2

c) Đánh dấu điểm trên đồ thị có tung độ bằng -1hình 26 bài 42 trang 72 sgk toán 7 tập 1

* Lời giải ví dụ 1 (bài 42 trang 72 SGK Toán 7 Tập 1):

a) Ta có A(2; 1) thuộc đồ thị hàm số y = ax nên tọa độ điểm A thỏa mãn hàm y = ax. Tức là 1 = a.2 ⇒ a =1/2.

b) Điểm trên đồ thị có hoành độ bằng 1/2 tức là x=1/2 ⇒ 1575301766ivgaahiqoh 1645435372 1

c) Điểm trên đồ thị có tung độ bằng -1, tức là y = -1, từ hàm số 1645435372bxth7fxzf1 1 1575301769j6gvv9u3a6 1645435372 1

– Ta có hình minh họa sau:
hình minh họa lời giải bài 42 trang 72 sgk toán 7 tập 1

° Dạng 6: Tìm giao điểm của 2 đồ thị y = f(x) và y = g(x)

* Phương pháp giải:

– Cho f(x)=g(x) để tìm x rồi suy ra y và tìm được giao điểm

* Ví dụ 1: Tìm giao điểm của y=2x với y=x+2

* Lời giải:

– Xét hoành độ giao điểm thỏa mãn: 2x = x + 2 ⇒ x = 2 thay giá trị x = 2 vào một trong hai hàm trên ⇒ y = 4.

– Vậy 2 đồ thị giao nhau tại điểm A(2; 4).

° Dạng 7: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng

* Phương pháp giải:

– Cách 1: Để chứng minh 3 điểm thẳng hàng, ta lập tỉ số x/y nếu chúng cùng có 1 hệ số tỉ lệ thì suy ra 3 điểm đó cùng thuộc một đồ thị, ngược lại thì 3 điểm không thẳng hàng.

– Cách 2: Viết đồ thị đi qua một điểm rồi thay tạo độ 2 điểm còn lại vào, nếu 2 điểm này đều thỏa đẳng thức thì 3 điểm thẳng hàng, nếu 1 điểm không thỏa thì 3 điểm không thẳng hàng.

* Ví dụ 1: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng: A(1;2); B(3;6); C(4;8).

* Lời giải:

– Sử dụng cách 1: Lập tỉ số: 15753017700arsm5x0yj 1645435373 1 nên 3 điểm A,B,C thẳng hàng (cùng nằm trên đồ thị hàm số y=2x).

* Ví dụ 2: Cho A(1;2); B(2,4) C(2a;a+1). Tìm a để 3 điểm A, B, C thẳng hàng.

* Lời giải:

– Cách 1: Để A, B, C thẳng hàng thì:

1575301772rgvcwsvi9h 1645435373 1 1575301773qynv9ilgfo 1645435374 11575301774wg4r5lilr6 1645435374 1

– Cách 2: Ta có: 1575301776sjgon6ob8y 1645435375 1 nên A, B nằm trên đường thẳng y=2x. Để A, B, C thẳng hàng thì C(2a;a+1) phải thuộc hàm y=2x, tức là: a+1 = 2.2a ⇒ a =1/3.

° Dạng 8: Xác định hàm số từ bảng số liệu đã cho, hàm đồng biến hay nghịch biến.

* Phương pháp giải:

– Ta sử dụng kiến thức phần tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch để tính k rồi biểu diễn y theo x.

– Để xem hàm số đồng biến hay nghịch biến ta dựa vào hệ số a (nếu a>0 hàm đồng biến, a<0 hàm nghịch biến) hoặc giả sử nếu x1>x2 thì hàm đồng biến nếu f(x1)>f(x2) hàm nghịch biến nếu f(x1)<f(x2).

* Ví dụ: Cho bảng số liệu sau, xác định hàm số y theo x và cho biết hàm số đồng biến hay nghịch biến:

x 1 2 3 4
y 2 4 6 8

* Lời giải:

– Ta có:  1575368263n40zt3wam8 1645435375 1 nên y=2x. Vì a=2>0 nên hàm số đồng biến.

° Dạng 9: Tìm điều kiện để 2 đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc với nhau.

* Phương pháp giải:

• Cho hai đường thẳng y = a1x + b1 và y = a2x + b2:

– Cắt nhau nếu a1 ≠ a2;

– Song song nếu a1 = a2 và b1≠ b2

– Trùng nhau nếu a1 = a2 và b1= b2

– Vuông góc nếu a1.a2 = -1

* Ví dụ: Cho y=(a+1)x-2 và y=2x. Tìm a để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau.

* Lời giải:

– Hai đường thẳng cắt nhau khi: a1 ≠ a2 ⇒ a+1 ≠ 2, hay a≠1.

– Hai đường thẳng song song khi: a1 = a2 ( vì b1≠b2) ⇒ a+1 = 2, hay a=1.

– Vì b1 = -2 ≠ b2 = 0 nên hai đường thẳng không trùng nhau.

– Hai đường thẳng vuông góc khi a1.a2 = -1 ⇒ (a+1).2 = -1 ⇒ a = -3/2.

III. Một số bài tập luyện tập về hàm số, đồ thị hàm số

* Bài 1: Viết công thức của hàm số y = f(x) biết rằng y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ 1/4

a) Tìm x để f(x) = -5.

b) Chứng tỏ rằng nếu x1>x2 thì f(x1)>f(x2)

* Bài 2: Viết công thức của hàm số y = f(x) biết rằng y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số a =6.

a) Tìm x để f(x) = 1

b) Tìm x để f(x) = 2

c) Chứng tỏ rằng f(-x) = -f(x).

* Bài 3: Đồ thị hàm số y = ax đi qua điểm A (4; 2)

a) Xác định hệ số a và vẽ đồ thị của hàm số đó.

b) Cho B (-2, -1); C ( 5; 3). Không cần biểu diễn B và C trên mặt phẳng tọa độ, hãy cho biết ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?

* Bài 4: Cho hàm số y = (-1/3)x

a) Vẽ đồ thị hàm số

b) Các điểm A(-3; 1); B(6; 2); P(9; -3) điểm nào thuộc đồ thị

* Bài 5: Hàm số f(x) được cho bởi bảng sau:

x -4 -2 -1
y 8 4 2

a) Tính f(-4) và f(-2)

b) Hàm số f được cho bởi công thức nào?

* Bài 6: Cho hàm số y = x.

a) Vẽ đồ thị (d) của hàm số.

b) Gọi M là điểm có tọa độ là (3;3). Điểm M có thuộc (d) không? Vì sao?

c) Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với (d) cắt Ox tại A và Oy tại B. Tam giác OAB là tam giác gì? Vì sao?

* Bài 7: Hàm số y = ax được cho bởi bảng sau:

x 1 3 -2
y 3 9 6

a) Tìm hệ số a của hàm số đã cho.

b) Hàm số đã cho là hàm số đồng biến hay nghịch biến? Vì sao?

Hy vọng việc hệ thống lại một số dạng bài tập về hàm số, đồ thị hàm số ở trên giúp ích cho các em. Nếu các em có thắc mắc hay góp ý thêm cho bài viết hãy để lại thông tin dưới phần bình luận để được ghi nhận và hỗ trợ.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cac-dang-bai-tap-ve-ham-so-do-thi-ham-so-yax-va-cach-giai/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button