Tổng hợp

Ram là gì? Phân loại, ý nghĩa và những điều cần lưu ý về ram

RAM là linh kiện phần cứng quan trọng trong thiết bị thông minh, đặc biệt là máy tính để bàn hoặc laptop. Bộ nhớ RAM cao thì máy của bạn sẽ đa nhiệm tốt hơn. Trong bài này sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin về RAM như Ram là gì? Phân loại, ý nghĩa và những điều cần lưu ý về ram, mời các bạn cùng theo dõi!

Ram là gì?

RAM được viết tắt từ Random Access Memory – một trong những yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh vi xử lý. RAM là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý.

Bạn đang xem bài: Ram là gì? Phân loại, ý nghĩa và những điều cần lưu ý về ram

RAM là gì?

RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi mất nguồn điện cung cấp. Nếu như thiết bị bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa.

RAM được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các thiết bị điện tử như máy chủ, PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy in.

Cấu tạo của RAM

RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, transistor… chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM.

Lát cắt thực tế cho thấy mạch in giúp RAM hoạt động có đến 6 lớp, tùy từng loại RAM mà nhà sản xuất thiết kế mạch in 6 lớp hoặc nhiều hơn.

Cấu tạo của RAM 1

Mỗi RAM được tích hợp nhiều chip nhớ ở hai mặt, một mặt như hình dưới đây.

Cấu tạo của RAM 2

Các chân tiếp xúc giữa RAM với Main của thiết bị được mạ vàng để tiếp xúc tốt hơn và không bị oxi hóa theo thời gian.

RAM hoạt động ra sao?

Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.

Dựa vào chức năng mà RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM. SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. Khác với SRAM, DRAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.

Quá trình hoạt động của RAM

Ý nghĩa các thông số của RAM

Các thông số của RAM bao gồm bus RAM, dung lượng RAM, khi chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, người dùng nên nghiên cứu bus RAM khi chọn mua để RAM có thể phối ưu với Main tối ưu nhất. Cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn qua phần dưới.

Các thông số của RAM

RAM điện thoại có khác gì so với RAM laptop?

Về cơ bản, chúng hoàn toàn có chức năng giống nhau, tuy nhiên do tính chất thiết bị nên 2 loại RAM này sẽ có một số khác biệt.

Thứ nhất, RAM điện thoại được thiết kế với kích thước nhỏ và cho mức tiêu thụ điện năng thấp để phù hợp với tính chất di động và sử dụng pin trên smartphone.

RAM trên laptop và trên smartphone đều có chức năng giống nhau

Thứ hai, RAM trên điện thoại được gắn trực tiếp lên con chip xử lý. Vì thế mà bạn không thể dễ dàng nâng cấp hoặc thay thế như trên máy tính để bàn và laptop.

Sau cùng, RAM điện thoại sẽ được dùng chung cho cả vi xử lý và bộ xử lý đồ hoạ mà không có bộ nhớ RAM dành riêng cho việc xử lý đồ hoạ.

Bus RAM là gì?

Bus RAM được hiểu như độ lớn của kênh truyền dữ liệu tương tự như băng thông của các  gói internet mà các nhà mạng cung cấp cho chúng ta. Độ lớn của kênh truyền này càng rộng tức là tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Bộ nhớ RAM được chia làm 2 loại, DDR RAM và SDRAM.

Bộ nhớ SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory) truy cập ngẫu nhiên đồng bộ. Bộ nhớ RAM loại này ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi nữa bởi công nghệ DDR RAM phát triển mạnh mẽ đẩy tốc độ truy xuất lên rất nhiều so với SDRAM.

Bộ nhớ RAM DDR cũng sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ trong quá trình hoạt động. DDR là viết tắt của từ Double Data Rate, tức RAM DDR có thể truyền được 2 đường dữ liệu trong cùng xung nhịp.

Bus RAM

Xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa và Module bộ nhớ của một số loại RAM

Dung lượng RAM là gì? Dung lượng bao nhiêu là đủ? 

Dung lượng bộ nhớ RAM đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động cũng như thời gian tương tác phản hồi của người sử dụng với ứng dụng. RAM càng lớn thì không gian lưu trữ nền càng lớn do đó máy sẽ hoạt động mượt mà và ổn định, không gặp phải tình trạng giật lag.

Đối với máy tính, và điện thoại, bộ nhớ RAM dùng để giúp hệ điều hành chạy đa nhiệm tốt hơn. Vì thế tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng nên chọn bộ nhớ RAM phù hợp. Hiện nay chỉ có RAM laptop có thể thay thế thuận tiện, còn RAM điện thoại và máy tính bảng do nhà sản xuất tích hợp trực tiếp lên main (bo mạch).

Ngoài những thông tin cơ bản nhất về RAM là gì, cầu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số, tiếp theo mời bạn đến với thông tin RAM dung lượng bao nhiêu là đủ sau đây.

– Ngày nay Laptop thường được trang bị RAM tối thiểu là 2GB, một số dòng máy khác RAM có thể lên đến 8GB, một số dòng laptop giá cao hơn thì được trang bị RAM từ 12GB đến 16GB.

– Mức RAM tối thiểu (2GB) chỉ phù hợp cho các công việc như duyệt web, email, xem video hay chơi một số game nhẹ. RAM 4GB là mức RAM mà một chiếc laptop Windows hay OS X có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của phần lớn người dùng hiện nay.

– Tóm lại, 8GB RAM sẽ đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng và nếu dung lượng RAM lớn hơn các con số này thường là để đáp ứng một số đam mê của người dùng như chơi game 3D hay làm đồ họa, kế toán với các bảng tính có số liệu lớn,…

RAM là gì: RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?

– Với điện thoại, trên thực tế RAM nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

+ Đối với các nhu cầu chỉ cần đáp ứng các tác vụ thông thường như lướt web, xem phim hay thậm chí chơi một số loại game nhẹ thì RAM 2GB đến 3GB là quá đủ.

+ Còn với nhóm khách hàng đòi hỏi yêu cầu cao hơn như thao tác các ứng dụng nặng hay chơi game có mức đồ hoạ trung bình trở lên thì RAM ít nhất từ 4GB trở lên sẽ là hợp lý hơn.

Các loại RAM phổ biến trên laptop

Sau khi biết được cơ chế hoạt động, cấu tạo và định nghĩa RAM là gì, mời bạn đến với các loại RAM phổ biến hiện nay trên laptop.

– RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM, SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động.

– Khác với SRAM, DRAM (RAM động) được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.

RAM là gì: Các loại RAM phổ biến trên laptop

– Các loại RAM động

+ SDRAM (viết tắt của Synchronous Dynamic RAM): Hay còn gọi là ram đồng bộ.

+ DDR (Double Data Rate SDRAM): Là phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân, hiện rất ít máy tính còn sử dụng

+ DDR2: Là phiên bản nâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện này được sử dụng trong các máy tính đời cũ.

+ DDR3: Là dòng ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.

+ RDRAM (Rambus Dynamic RAM): thường được gọi là Ram bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước.

+ DDR4: Ra đời năm 2014, thay thế cho DDR3, nâng cấp về tốc độ truyền tải đạt từ 2133-4266 MHz, dùng điện áp thấp hơn chỉ 1.2V. Thêm nữa RAM DDR4 cũng có giá đắt hơn DDR3.

– Với định nghĩa RAM là gì trên, sau đây là những thông tin RAM điện thoại có khác gì so với RAM laptop. Về cơ bản, chúng hoàn toàn có chức năng giống nhau, tuy nhiên do tính chất thiết bị nên 2 loại RAM này sẽ có một số khác biệt.

+ Thứ nhất, RAM điện thoại được thiết kế với kích thước nhỏ và cho mức tiêu thụ điện năng thấp để phù hợp với tính chất di động và sử dụng pin trên smartphone.

RAM là gì: So sánh ram laptop và ram điện thoại

+ Thứ hai, RAM trên điện thoại được gắn trực tiếp lên con chip xử lý. Vì thế mà bạn không thể dễ dàng nâng cấp hoặc thay thế như trên máy tính để bàn và laptop.

+ Sau cùng, RAM điện thoại sẽ được dùng chung cho cả vi xử lý và bộ xử lý đồ hoạ mà không có bộ nhớ RAM dành riêng cho việc xử lý đồ hoạ.

RAM có ý nghĩa gì?

Tiếp theo thông tin RAM là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động,… mời bạn đến với ý nghĩa của RAM.

– RAM (Random Access Memory) hay bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên của máy tính được sử dụng làm nơi lưu trữ tạm dữ liệu và lệnh thực thi của hệ điều hành và các ứng dụng trước khi ghi chúng lên ổ cứng khi kết thúc phiên làm việc.

– Trường hợp hệ thống không đủ dung lượng RAM cần đáp ứng, hệ điều hành sẽ chuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo (virtual memory), là một phần của ổ cứng làm nơi trao đổi dữ liệu.

RAM là gì, ý nghĩa

Cần quan tâm gì khi chọn RAM?

Sau định nghĩa RAM là gì và những thông tin cần biết về RAM. Sau đây mời bạn đến với 3 yếu tố cần quan tâm khi chọn RAM chính là: Loại RAM laptop sử dụng, các loại RAM hiện nay và số lượng RAM

Về loại RAM laptop sử dụng

– Khi chọn RAM thì bạn phải biết laptop đang sử dụng loại RAM nào, bus bao nhiêu và có được hỗ trợ bởi bo mạch chủ (mainboard) hay không.

Các loại RAM hiện nay trên thị trường

– Nếu máy bạn đang sử dụng loại DDR RAM thì bạn nên gắn theo cặp giống nhau. Chẳng hạn laptop bạn đang sử dụng ram 2GB bus 1333MHz thì khi lắp thêm cũng phải là RAM 2GB bus 1333MHZ.

– Sở dĩ phải nắm rõ những vấn đề này vì RAM gắn thêm vào cần cùng hiệu, cùng bus và cùng dung lượng để đảm bảo tính ổn định và tăng hiệu suất tối đa nhất.

RAM là gì, lưu ý khi chọn RAM

Số lượng RAM

– Trường hợp bạn muốn gắn RAM 4GB thì nên gắn 2 thanh RAM, mỗi thanh là 2GB cùng loại chứ không nên gắn luôn một thanh 4GB như mọi người vẫn tưởng. Việc bạn chọn RAM dung lượng từ 2 – 4 GB phụ thuộc vào hệ điều hành và những chương trình mà bạn cần dùng.

RAM càng lớn điện thoại càng mượt mà, trơn tru

Hiện nay, vi xử lý đã đạt được những mức hiệu năng vô cùng ấn tượng, chính vì vậy một chiếc điện thoại hay máy tính bảng mạnh yếu cũng phụ thuộc khá nhiều vào dung lượng RAM đi kèm.

Hay nói cách khác, tốc độ xử lý càng nhanh, sẽ chạy được nhiều ứng dụng cùng lúc, yêu cầu RAM cũng phải có dung lượng lớn để tải hết những ứng dụng này.

RAM càng nhiều khả năng đa nhiệm càng caoĐiện thoại hay máy tính bảng càng có nhiều RAM thì có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn, cho phép chạy nhiều ứng dụng hơn trong chế độ nền.

Chơi game 3D tốt hơn vì những trò chơi đặc biệt là game đồ hoạ 3D, có thể dùng tới rất nhiều RAM để trữ đồ hoạ, hình khối 3D và âm thanh cũng như không làm chậm máy hay xảy ra các hiện tượng giật lag.

RAM càng nhiều giúp máy hoạt động mượt mà hơn trong game

Tuy nhiên, việc có dung lượng RAM lớn không thể khẳng định là thiết bị đó mượt mà hay không mà phải dựa vào rất nhiều yếu tố như hệ điều hành được tối ưu tốt thì dung lượng RAM cũng không cần phải quá lớn.

Ví dụ như iPhone 6 RAM chỉ 1 GB nhưng hiệu quả xử lý được đánh giá cao hơn các mẫu Android có RAM 2 GB hay 3 GB.

Kết luận

Với những thông tin trên, chúc bạn có được đáp án cho những băn khoăn RAM là gì? Cấu tạo và cơ chế hoạt động như thế nào? RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?… và chọn mua được một sản phẩm ưng ý. Chúc các bạn thành công!

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button