Đề bài: Mở bài và Kết bài Câu cá mùa thu
Bạn đang xem bài: Mở bài và Kết bài Câu cá mùa thu
Mở bài và Kết bài Câu cá mùa thu
I. Mở bài Câu cá mùa thu
1. Mẫu số 1:
Xuân Diệu từng nhận xét “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Thật vậy, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, bên cạnh những tác phẩm trữ tình, trào phúng xuất sắc, Nguyễn Khuyến có một số lượng lớn tác phẩm viết về làng quê. Sau khi cáo quan về quê, nhà thơ đã gắn bó cuộc đời mình với thôn quê nên ông có sự gắn bó, thấu hiểu với mảnh đất quê nhà, bởi vậy mà mỗi cảnh vật thôn quê hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến đều thực sinh động, gần gũi và gợi cảm xúc. Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu hay nhất của Nguyễn Khuyến, đọc bài thơ ta cảm nhận được bức tranh mùa thu tuyệt đẹp của vùng nông thôn Bắc Bộ và tấm lòng gắn bó tha thiết với làng quê, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc của người ẩn sĩ.
2. Mẫu số 2:
Mùa thu là “mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều cây bút tài năng tìm kiếm, khám phá, sáng tạo. Mùa thu hiện lên trong những trang thơ với những dáng vẻ, đường nét khác nhau, đó có thể là ánh trăng thu ảm đạm, là những chiếc lá vàng gợi sự tàn úa, phôi pha, là những khóm hoa cúc “lưỡng khai tha nhật lệ”. Cũng viết về mùa thu, Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng có chùm ba bài thơ thu nổi tiếng. Mỗi bài thơ là một bức tranh mùa thu thủy mặc tươi đẹp, độc đáo về làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng và được yêu thích nhất là bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu ẩm)- bài thơ được nhận định là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu)
II. Kết bài Câu cá mùa thu
1. Mẫu số 1:
Bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến không chỉ mang đến cho người đọc bức tranh mùa thu bình dị mà tươi sáng về cảnh sắc mùa thu vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ mà thể hiện được những tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ về làng quê. Đó là tình cảm gắn bó tha thiết, là tình yêu bình dị mà sâu sắc với thiên nhiên, đất nước và con người.
2. Mẫu số 2:
Đọc Câu cá mùa thu, độc giả không chỉ cảm nhận được nét đẹp mộc mạc, giản dị của vùng nông thôn Bắc Bộ mà còn thấy được tình quê tha thiết chan chứa trong từng câu thơ. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã thành công khơi dậy những tình cảm gần gũi, thân quen mà cũng thiêng liêng, cao đẹp nhất về làng quê- nơi mình được sinh ra và lớn lên. Bài thơ cũng giúp người đọc cảm nhận được một tâm hồn đẹp, nhân cách đẹp của một người con của làng quê, một người con của đất nước luôn nặng lòng với thế thái nhân tình.
3. Mẫu số 3:
Thu điếu (Câu cá mùa thu) là một trong những bài thơ hay nhất viết về mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ mở ra trước mắt người đọc bức tranh mùa thu tươi sáng, thanh khiết mà tĩnh lặng, trầm buồn. Đằng sau bức tranh cảnh thu, người đọc còn cảm nhận được tình thu chan chứa, đó là tình yêu thiên nhiên tha thiết của người thi nhân, là những nỗi niềm thời thế và tình yêu nước thương dân dạt dào trong trái tim của người thi sĩ ấy.
—————-HẾT—————-
Bên cạnh Mở và kết bài Câu cá mùa thu, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu, Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo qua bài Câu cá mùa thu để biết thêm những kiến thức bổ ích và viết cách viết phân tích, cảm nhận một tác phẩm thơ văn.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/mo-bai-va-ket-bai-cau-ca-mua-thu/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục