Đề bài: Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)
Bạn đang xem bài: Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)
Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (tiểu sử, con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
2. Thân bài
a. Câu thơ đầu
– Vị trí: chủ thể trữ tình đang đứng từ xa ngắm nhìn đỉnh núi
– Ngọn núi Hương Lô được miêu tả dưới ánh sáng của mặt trời, làn hơi nước đã phản quang cùng ánh nắng, tạo nên một sắc khói màu tía bủa vây khắp đỉnh núi.
– Động từ “sinh”: ánh sáng mặt trời chính là chủ thể mà với tác động của nó vạn vật sinh sôi, nảy nở, phát triển và đổi thay.
b. Ba câu còn lại
– Câu 2: Động từ “quải”: cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh – đỉnh núi Hương Lô là làn khói tía mù mịt bay, chân núi là dòng sông đang tuôn chảy còn khoảng giữa chân núi và đỉnh núi chính là dòng thác đang treo lơ lửng.
– Câu 3:
+ Động từ “phi”, “lưu”: cảnh vật lại chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động.
+ Tác giả trực tiếp miêu tả thác nước nhưng hơn thế nữa, qua đó giúp người đọc có thể cảm nhận được thế núi cao với sườn núi dốc đứng.
– Câu 4: Sử dụng biện pháp tu từ so sánh và phóng đại, nói quá, so sánh thác nước với dải Ngân Hà đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên mãnh liệt, hùng vĩ.
3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân.
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)
Được mệnh danh là “tiên thơ”, những sáng tác thơ của Lí Bạch là đỉnh cao của thơ ca lãng mạn Trung Quốc. Những vần thơ của Lí Bạch luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc với những hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ điêu luyện cùng tâm hồn tự do, phóng khoáng. Và bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư sơn bộc bố) là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Lí Bạch.
Trước hết, câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên khung cảnh của ngọn núi Hương Lô.
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
(Nắng rọi Hương Lô khói tía bay)
Với câu thơ đầu tiên đã giúp người đọc cảm nhận được vị trí của người tả cảnh, dường như chủ thể trữ tình đang đứng từ xa ngắm nhìn đỉnh núi và có lẽ bởi thế mà hình ảnh ngọn núi hiện lên toàn cảnh, rõ nét. Ngọn núi Hương Lô được miêu tả dưới ánh sáng của mặt trời và để rồi dưới ánh sáng ấy, làn hơi nước đã phản quang cùng ánh nắng, tạo nên một sắc khói màu tía bủa vây khắp đỉnh núi. Thêm vào đó, với việc sử dụng động từ “sinh” đã làm cho người đọc cảm nhận thấy ánh sáng mặt trời chính là chủ thể mà với tác động của nó vạn vật sinh sôi, nảy nở, phát triển và đổi thay. Như vậy, câu thơ đầu tiên đã vẽ nên khung cảnh của ngọn núi Hương Lô, đó chính là cái nền gợi nên vẻ đẹp huyền ảo của cảnh vật.
Nếu như câu thơ đầu tiên tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của ngọn núi Hương Lô thì ba câu thơ còn lại của bài thơ đã tập trung làm bật nổi hình ảnh thác núi Lư.
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
(Xa trông dòng thác nước sông này)
Động từ “quải” trong câu thơ thứ hai đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh, nếu như khi nhìn từ xa lại, đỉnh núi Hương Lô là làn khói tía mù mịt bay, chân núi là dòng sông đang tuôn chảy còn khoảng giữa chân núi và đỉnh núi chính là dòng thác đang treo lơ lửng. Thế nhưng, trong câu thơ tiếp theo, cảnh vật lại chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, điều đó thể hiện rõ nét qua việc tác giả sử dụng liên tiếp hai động từ trong cùng một câu thơ – “phi”, “lưu”. Đồng thời, với câu thơ này, mặc dù tác giả trực tiếp miêu tả thác nước nhưng hơn thế nữa, qua đó giúp người đọc có thể cảm nhận được thế núi cao với sườn núi dốc đứng, bởi lẽ chỉ khi có một đỉnh núi với độ cao và dốc như vậy thì thác nước mới có tốc độ tuôn chảy đến như thế.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)
Cuối cùng, câu thơ khép lại bài thơ đã vẽ nên một cảnh tượng thiên nhiên mãnh liệt.
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.)
Câu thơ với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và phóng đại, nói quá, so sánh thác nước với dải Ngân Hà đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên mãnh liệt, hùng vĩ, để lại sức ám ảnh trong lòng người đọc.
Tóm lại, bài thơ với ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã miêu tả một cách sinh động, hấp dẫn đỉnh núi Hương Lô với thác Lư. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu sắc của tác giả Lí Bạch.
——————–HẾT———————–
Vọng Lư Sơn bộc bố là một trong những đỉnh cao thơ văn Trung Hoa, bên cạnh bài Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố), các em học sinh có thể tìm hiểu chi tiết về bài thơ qua việc tham khảo: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư, Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch, Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phan-tich-bai-tho-xa-ngam-thac-nui-lu-vong-lu-son-boc-bo/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục