CÂU HỎI TỰ LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do-Bình đẳng-Bát ái” vào năm nào?
Bạn đang xem bài: Câu hỏi tự luận chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh vào thời gian nào?
3. Nguyễn Tất Thành gởi bản “yêu sách của nhân dân Việt Nam” tới hội nghị Vecxay vào thời gian nào?
4. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam thứ mấy tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp trong thời gian từ tháng 12/1920 đến tháng 6/1923?
5. “Luận cương của V.I. Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Nguyễn Ai Quốc nói câu ấy khi đang ở đâu?
6. Năm 1923-1924, tại Liên xô, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội quốc tế nào?
7. Nguyễn Ai Quốc viết bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo nào?
8. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm nào?
9. Bản chất của chủ nghĩa tư bản “là một con đĩa có 1 cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và 1 cái vòi khác bám vào giai cấp ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt bỏ cả 2 vòi. Nếu người ta chỉ cắt 1 vòi thôi thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ mọc ra”. Câu nói đó trích từ tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
10. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luỵên cán bộ được bộ tuyên truyền của hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm gi?
11. Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận nổi tiến của V.I.Lênin “không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động…chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?
12. “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ,…là bầu bạn cách mạng của công nông”. Nguyễn Ái Quốc viết câu đó trong tác phẩm nào?
13. “Chúng ta làm cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trên thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Câu nói đó được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào?
14. “Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Câu nói đó được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào?
15. “Hai trăm thanh niên trong một tỉnh ở Nam Kỳ biểu tình trước đồn cảnh sát đòi thả 2 người bạn của họ bị bắt…họ đã thắng lợi. Lần đầu tiên việc đó được thấy ở Đông Dương. Đó là dấu hiêụ của thời đại”. Câu nói đó đưọc Nguyễn Ái Quốc viết trong báo cáo hay tác phẩm nào?
16. Mang tên Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc than gia lãnh đạo tổ chức nào?
17. Nguyễn Ái Quốc với bí danh Vương Đạt Nhân đã phát biểu tại Đại hội II của Quốc dân đảng Trung Quốc lúc nào?
18. “Chỉ có tầng lớp sinh viên là có thể nghe thấy những hồi âm của phong trào cách mạng phương Tây. Chỉ có họ mới có thể nhìn thấy, suy ngẫn, so sánh và hiểu vấn đề. Vì vậy, họ là những người đầu tiên tham gia đấu tranh”. Nguyễn Ái Quốc viết điều đó trong tác phẩm nào?
19. Nguyễn Ái Quốc dự cuộc hợp đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc, từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại thành phố nào?
20. Nguyễn Ái Quốc viết 1 lá thư gởi cho cán bộ quốc tế cộng sản có đoạn viết “đồng chí có thể hình dung nơi tôi đang sống trong 1 tình trạng tinh thần và vật chất như thế nào không: biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không ngồi rồi, không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động,…”. bức thư đó Nguyễn Ái Quốc viết khi nào?
21. Theo Hồ Chí Minh, ai “là người đầu tiên đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”?
22. Câu “cách mệnh là phá cái cũ đỗi ra cái mới, cái xấu đổi ra cái tốt”. Trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
23. Câu “…Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
24. Trong điều lệ vắn tắt của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo, đảng viên có mấy trách nhiệm?
25. Ai là người có công lớn trong việc cứu Nguyễn Ai Quốc ra khỏi nhà tù thực dân anh ở Hồng Kông?
26. Ai là người không phải là đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương tham gia Đại hội VI Quốc tế thanh niên (25/9/1935 ở Mátcơva) 27. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Ai Quốc ở lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa mở vào năm 1937 là đề tài gì?
28. Cuối 1938, Hồ Chí Minh từ Cam Túc (Tây Bắc Trung Quốc) xuống Quảng Tây (phía Nam Trung Quốc) trong đoàn quân do ai lãnh đaọ?
29. Năm 1939, khi còn ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài đăng trên tờ báo công khai của Đảng cộng sản Đông Dương xuất bản tại Hà Nội từ tháng 1/1939. Tờ báo đó là?
30. Năm 1939, sau 2 lần không bắt liên lạc được với Đảng cộng sản Đông Dương ở Ttrung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để hy vọng chắp nối được liên lạc?
31. Đầu tháng 6/1940, Nguyễn Ái Quốc đã cử 2 người đi Diên An học trường quân chính và người dặn đi dặn lại rằng “cố gắng học thêm quân sự”?
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cau-hoi-tu-luan-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục