Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc
Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch, hay còn có tên gọi khác là sơ yếu lý lịch tự thuật, là giấy tờ kê khai thông tin cá nhân, thông tin nhân thân và những thông tin tiểu sử của người viết. Về mặt pháp lý, sơ yếu lý lịch có tác dụng chứng minh người viết là công dân hợp pháp. Về mặt tuyển dụng, sơ yếu lý lịch có tác dụng giúp những nhà tuyển dụng hiểu hơn phần nào ứng viên xin việc.
Sơ yếu lý lịch gồm những gì
Một mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật đầy đủ sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
Bạn đang xem bài: Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc – Hướng dẫn viết hồ sơ xin việc
- Ảnh 4×6
- Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số CMND, dân tộc,…
- Thành phần bản thân hiện nay: trình độ văn hóa, chuyên môn, ngày kết nạp Đảng, tình trạng sức khỏe, cấp bậc, lương,…
- Hoàn cảnh gia đình: họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột…
- Quá trình học tập của bản thân: làm công tác gì? ở đâu và giữ chức vụ gì?
- Khen thưởng – kỷ luật
- Lời cam đoan
- Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương
Sơ yếu lý lịch khác với CV ở chỗ nào
Nếu CV xin việc tập trung vào bằng cấp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc để thể hiện năng lực còn sơ yếu lý lịch tự thuật lại bao quát toàn bộ thông tin về nhân thân, tình trạng hôn nhân, quá trình công tác theo trình tự thời gian của ứng viên. Sơ yếu lý lịch giống như một bản cam kết về con người, giúp nhà tuyển dụng thấu hiểu toàn diện ứng viên hơn.
So với CV, sơ yếu lý lịch dài và phức tạp hơn nên nếu không cẩn thận, nhiều ứng viên sẽ rất dễ viết sai. Chính vì thế, ứng viên cần hiểu rõ các nội dung và cách viết để có được bản sơ yếu lý lịch chỉn chu, phù hợp nhất. Nhất là học sinh, sinh viên mới ra trường.
Phân loại sơ yếu lý lịch
Hiện nay, sơ yếu lý lịch đang được sử dụng 2 loại là sơ yếu lý lịch viết tay và sơ yếu lý lịch đánh máy. Tùy vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà người lao động chuẩn bị loại hồ sơ lý lịch phù hợp.
Sơ yếu lý lịch viết tay
Đối với sơ yếu lý lịch viết tay, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu sách, cửa hàng tạp hóa hay các tiệm photocopy. Sơ yếu lý lịch thường được nằm trong hồ sơ xin việc kèm theo đó là đơn xin việc, giấy khai sinh và giấy khám sức khỏe. Hiện nay, sơ yếu lý lịch viết tay vẫn được sử dụng một cách phổ biến, bởi tính tiện lợi và dễ dàng mua được.
Lưu ý: Khi trình bày sơ yếu lý lịch viết tay cần trình bày thông tin một cách khoa học, hợp lý, không nên tẩy xóa vì sẽ làm mất thiện cảm đối với người đọc.
Sơ yếu lý lịch đánh máy
Sơ yếu lý lịch đánh máy là hình thức trình bày sơ yếu lý lịch được nhiều bạn trẻ áp dụng bởi tính linh hoạt. Khác với sơ yếu lý lịch viết tay, sơ yếu lý lịch đánh máy sẽ đảm bảo được tính khoa học, dễ nhìn hơn. Ngoài ra, nếu bị sai thông tin trong sơ yếu lý lịch đánh máy thì có thể chỉnh sửa ngay mà không cần phải tẩy xóa.
Cách viết sơ yếu lý lịch
Cách điền thông tin cá nhân trong sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Cần viết đúng và đầy đủ họ tên khai sinh, viết in hoa rõ ràng.
- Giới tính: Ghi thông tin đúng như trên Giấy khai sinh
- Ngày sinh: Điền giống ngày sinh được ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân
- Dân tộc: Viết đúng chính xác dân tộc của mình, nếu là con lai thì ghi quốc tịch của bố mẹ
- Tôn giáo: Tùy vào mỗi người mà phần thông tin tôn giáo sẽ điền khác nhau, nếu bạn không theo tín ngưỡng nào thì điền là “Không”
- Nguyên quán: Ghi giống thông tin nguyên quán có trong Giấy khai sinh
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi thông tin giống với địa chỉ có tại sổ hộ khẩu
- Nơi ở hiện tại: Nếu bạn vẫn ở địa chỉ tại hộ khẩu thường trú thì có thể ghi giống địa chỉ trong sổ hộ khẩu. Nếu bạn đang ở trọ thì điền thông tin nơi ở hiện tại là địa chỉ tại nơi đăng ký sổ tạm trú
- Số điện thoại: Số điện thoại thường xuyên sử dụng của bạn
- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Điền thông tin của nhân thân có thể là bố mẹ, anh chị em (ruột), vợ (chồng)
- Bí danh: Nếu không có thì bỏ qua.
Cách điền thông tin nhân thân trong sơ yếu lý lịch
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Nông dân, công chức hoặc viên chức.
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay bao gồm những thông tin sau: Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở của các thành viên trong gia đình.
Cách điền trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch
- Trình độ văn hóa: Trường hợp học hết THPT thì điền “12/12 chính quy (bổ túc văn hóa)”, trường hợp bạn tốt nghiệp đại học thì điền “cử nhân”. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về trình độ văn hóa trong bài viết xem thêm.
- Trình độ ngoại ngữ: Điền những chứng chỉ bạn đạt được trong quá trình học tập và làm việc
- Ngày kết nạp Đảng: Nếu bạn kết nạp vào Đảng thì điền ngày vào tại thẻ Đảng viên, nếu không kết nạp Đảng thì bỏ qua mục này.
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Ghi nghề nghiệp hoặc chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo và trải qua.
- Quá trình hoạt động của bản thân: Mục thông tin này chọn lọc thật kỹ những thông tin có ích với người đọc, trình bày theo mốc thời gian.
- Khen thưởng/Kỷ luật: Ghi những phần khen thưởng hoặc kỷ luật trong quá trình học tập và làm việc trước đây, nếu không có thì bỏ qua.
Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch
Để gây ấn tượng đến với nhà tuyển dụng khi đọc sơ yếu lý lịch của bạn, ngoài sự chính xác mà thông tin đưa ra, bạn cần phải đảm bảo được thêm những điều sau:
- Đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu: Sơ yếu lý lịch sẽ là loại giấy tờ đầu tiên mà nhà tuyển dụng đọc khi bạn nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy hình thức của bản sơ yếu lý lịch góp phần quan trọng trong việc đưa thông tin đến người tuyển dụng là điều dễ hiểu, bên cạnh đó những thông tin được chọn lọc tốt sẽ gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
- Tóm tắt kinh nghiệm làm việc: Mục thông tin này tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều người lao động đã mắc phải điểm trừ là ghi hết những việc đã làm trong suốt quá trình làm việc trước đây một cách lộn xộn. Trình bày kinh nghiệm làm việc là bạn ghi những thành tựu đã làm được tại các công ty, doanh nghiệp cũ và sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Ảnh thẻ rõ ràng, chữ viết đẹp: Việc sử dụng hình ảnh gần đây nhất của bạn làm ảnh thẻ đính kèm trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung được ngoại hình của bạn. Bên cạnh đó, việc trình bày sơ yếu lý lịch sạch đẹp cũng phần nào gây được thiện cảm đối với người đọc.
- Công chứng sơ yếu lý lịch: Một bản sơ yếu lý lịch hợp lệ là được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền. Điều này sẽ chứng minh được những thông tin bạn khai trên sơ yếu lý lịch là hoàn toàn đúng sự thật.
- Súc tích, thông tin hợp lý và cần thiết.
- Đầy đủ những thông tin quan trọng.
- Nhất quán trong kiểu chữ, phông chữ, màu mực, không tẩy xóa trong sơ yếu.
Hướng dẫn viết hồ sơ xin việc
Hồ sơ xin việc là gì?
Hồ sơ xin việc là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm
Hồ sơ xin việc tồn tại dưới hai hình thức, một là hồ sơ giấy, hai là hồ sơ trực tuyến (online). Các nhà tuyển dụng tại Việt Nam thường tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, sau đó nhận bản hồ giấy phô tô. Khi trở thành nhân viên công ty bạn cần nộp bản hồ sơ có chứng nhận của chính quyền địa phương.
- Đối với hồ sơ online: Bạn có thể nộp qua thư điện tử hoặc ứng dụng phần mềm website.
- Đối với hồ sơ giấy: Bạn ra các cửa hàng văn phòng phẩm mua bộ hồ sơ xin việc mẫu, sau đó tham khảo cách viết hồ sơ xin việc, điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Cuối cùng là xin xác nhận của chính quyền địa phương.
Hồ sơ xin việc gồm những gì?
Bộ hồ sơ xin việc phổ biến tại Việt Nam sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- 01 sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu
- 01 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy)
- 01 CV xin việc
- 01 giấy khám sức khoẻ (trong vòng 6 tháng)
- Các loại bằng cấp, chứng chỉ (nếu có)
- Bản photo chứng minh thư, sổ hộ khẩu có công chứng
- 04 ảnh 4×6
Cách viết đơn xin việc làm
Mẫu đơn xin việc giống như một lá thư gửi tới nhà tuyển dụng, trong đó bạn thể hiện sự hiểu biết về doanh nghiệp, khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, bày tỏ mong muốn có được vị trí công việc này, thuyết phục nhà tuyển dụng trao cơ hội gặp mặt, phỏng vấn. Ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
………………………
ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi: ………………………………..
Tôi được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng …………, thời hạn nộp hồ sơ …./…../…….. Tôi nhận thấy, đây chính là công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình.
Tôi tốt nghiệp trường ………………., chuyên ngành ………………. Sau khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu với vị trí ………………….., bằng nỗ lực của bản thân, tôi đã có kinh nghiệm …………..
Tôi tự tin với những gì đã học tập và đúc kết được trong quá trình làm việc, sẵn sàng đảm nhiệm vị trí …………….. Tôi cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định của quý nhà hàng và hoàn thành tốt công việc được giao.
Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ xin việc này, xin vui lòng liên lạc số điện thoại……………
Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào.
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
(Kí tên)
Những lưu ý khi làm hồ sơ xin việc
– Những thông tin điền trong hồ sơ xin việc phải chính xác, đầy đủ; tránh nói dối, giả mạo, nói không đúng về bản thân
– Trình bày nội dung ngắn gọn, súc tích, diễn đạt ý rõ ràng, dễ hiểu
– Kiểm tra kỹ lỗi chính tả trước khi gửi đi
– Không nên dùng nhiều loại mực để trang trí lòe loẹt trong đơn xin việc. Bạn không cần phải gạch chân hay đánh hoa để làm nổi bật. Tốt nhất bạn nên sử dụng một màu mực xanh hoặc đen
– Kiểm tra kỹ thông tin trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển, tránh thiếu sót giấy tờ hay sai thông tin
– Có thể chuẩn bị vài bộ hồ sơ photo (có công chứng) dùng khi phỏng vấn, đến khi được tuyển chính thức thì bổ sung hồ sơ gốc để tiết kiệm chi phí
********************
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cach-viet-so-yeu-ly-lich-xin-viec-huong-dan-viet-ho-so-xin-viec/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp