Câu 1. Bài điếu văn này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.
Trả lời:
* Bố cục: 3 phần:
Bạn đang xem bài: Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Soạn văn 11
– Phần 1: Từ đầu đến “sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra”, giới thiệu thời gian, không gian Mác đã vĩnh biệt cuộc đời.
Bạn đang xem: Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
– Soạn văn 11
– Phần 2: Tiếp đó đến “ cho người đó không làm thêm gì nữa”. Những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại.
– Phần 3: Phần còn lại: Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn của nhiều người dân thế giới trước sự ra đi của Mác.
Câu 2. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng những biện pháp so sánh tầng bậc (còn gọi là biện pháp tăng tiến). Biện pháp ấy đã được thể hiện như nào trong bài điếu văn?
Trả lời:
* Những cống hiến vĩ đại của Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”:
– Cống hiến đầu tiên của Mác là: Tìm ra quy luật phát triển của xã hội loài người.
– Cống hiến thứ hai của Mác là: Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do nó đẻ ra.
– Cống hiến thứ ba của Mác: Là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng.
– Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra hội Liên hiệp công nhân quốc tế.
Câu 3. Nêu những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”.
Trả lời:
– Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến): lập luận theo một trật tự tăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước.
+ Ăng ghen nêu ra phát hiện của Đác – uyn về quy luật phát triển của thế giới hữu cơ nhằm đề cao Các Mác trong việc tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.
+ Kế tiếp là những phát hiện có tầm vóc lớn của Mác.
=> Nổi bật tầm tư tưởng và cống hiến của Mác.
Câu 4. Phân tích thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn.
Trả lời:
Thái độ và tình cảm của Ăng- ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh ở bài điếu văn:
– Thái độ kính trọng, đề cao, ca ngợi tôn vinh Mác bởi một bản lĩnh kiên cường.
– Tình cảm tiếc thương thương chân thành, sâu nặng và vô hạn trước sự ra đi của Mác.
Câu 5. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “[…] Ông có thể có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”?
Trả lời:
Câu cuối
– “Kẻ đối địch”: Bọn tư bản, những kẻ đi bóc lột những người lao động. Chúng đã bị Mác vách trần chân tướng nên căm ghét, run sợ vì đó là sự thạt mà chúng không thể chối cãi hay bác bỏ.
– “Chưa chắc có một kẻ thù riêng nào cả”: Bởi vì, mục đích cả đời Các Mác, mọi tâm huyết và tài năng của ông là chống lại toàn bộ chế độ tư sản và bảo vệ giai cấp vô sản và nhân dân lao động chứ không chống lại một người nào cụ thể.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/soan-bai-ba-cong-hien-vi-dai-cua-cac-mac-soan-van-11/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục