Giáo dục

Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm kèm theo đề thi minh họa.

Đề cương ôn thi học kì 2 Giáo dục công dân 12 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 GDCD 12 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương GDCD 12 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem bài: Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2021 – 2022

I. Nội dung ôn tập học kì 2 GDCD 12

BÀI

NỘI DUNG ÔN TẬP

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Nhận biết:

– Khái niệm của một số quyền tự do cơ bản của công dân: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận.

– Nêu được nội dung của một số quyền tự do cơ bản của công dân: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận.

– Trình bày trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

Thông hiểu:

– Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.

Vận dụng:

Thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

Vận dụng cao:

– Bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và không xâm phạm quyền tự do cơ bản của người khác.

– Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

Bài 7:

Công dân với các quyền dân chủ

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm các quyền dân chủ của công dân: quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.

– Nêu được nội dung các quyền dân chủ của công dân: quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.

– Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân, quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.

Thông hiểu:

– Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.

Vận dụng:

– Thực hiện quyền dân chủ theo đúng quy định của pháp luật.

Vận dụng cao:

– Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Bài 8:

Pháp luật với sự phát triển của công dân

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

– Nêu được nội dung các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Thông hiểu:

Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và chưa đúng về quyền phát triển của công dân.

Vận dụng:

Thực hiện được các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của bản thân theo đúng quy định của pháp luật.

Vận dụng cao:

Nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của những người trong gia đình và cộng đồng.

II. Hình thức thi học kì 2 môn GDCD 12

– 70% trắc nghiệm

– 30% tự luận

III. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 2 GDCD 12

Câu 1: Chiếc áo dài Việt Nam hiện nay được cải biến khác hơn, nhưng vẫn giữ nét cơ bản của chiếc áo dài truyền thống – Thể hiện đặc điểm nào của nền văn hoá?

A. Hiện đại, phản ánh xu hướng phát triển.

B. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.

C. Kế thừa nền văn hoá của các dân tộc trong nước.

D. Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 2: Quyền học tập của công dân gồm những nội dung nào?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. Học thường xuyên, học suốt đời

D. Quyền học không hạn chế; học bất cứ ngành nghề nào; học thường xuyên, học suốt đời và được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 3: Nội dung quyền sáng tạo của công dân bao gồm:

A. Quyền tự do nghiên cứu khoa học.

B. Quyền sáng tác, sáng tạo.

C. Quyền sáng tác văn học.

D. Quyền tự do nghiên cứu khoa học và quyền sáng tác, sáng tạo.

Câu 4: Mọi công dân có quyền học không hạn chế có nghĩa là:

A. học hết bậc Tiểu học.

B. học từ Tiểu học đến Trung học.

C. học từ Tiểu học đến Trung học, Cao đẳng, Đại học.

D. học từ Tiểu học đến Trung học, Cao đẳng, Đại học và Sau đại học.

Câu 5: Nội dung nào không phù hợp trong Luật doanh nghiệp năm 2005:

A. Chiếm đoạt, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

B. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.

C. Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn.

D. Được giảm thuế nếu nhiều năm liền làm ăn thua lỗ.

Câu 6: Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt nam làm việc đã thể hiện quá trình thực hiện quyền gì của Nhà nước ta?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền tham gia.

Câu 7: Quyền được học tập, nâng cao dân trí là nội dung xây dựng nền dân chủ trong lĩnh vực:

A. Giáo dục – đào tạo.

B.Tự do cá nhân.

C. Văn hoá – tinh thần.

D. Chính trị.

Câu 8: Bộ luật Lao động là văn bản pháp luật chỉ lĩnh vực nào?

A. Pháp luật về văn hóa

B. Pháp luật về kinh doanh

C. Pháp luật về xã hội

D. Pháp luật vè an ninh quốc gia.

Câu 9: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước thể hiện:

A. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ mội trường.

C. Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng an ninh.

D. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và bảo vệ môi trường.

Câu 10: Nội dung quyền được phát triển của công dân là:

A. Quyền được học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau.

B. Quyền công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy dủ để phát triển toàn diện.

C. Quyền công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy dủ để phát triển toàn diện và được khuyến khích , bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Câu 11: Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, khoa học được gọi với tên gọi khác là:

A. Quyền sở hữu công nghiệp

B. Quyền phát minh

C. Quyền tác giả

D. Quyền nghiên cứu

Câu 12: Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là:

A. Chỉ những người có tiền mới được đi học

B. Chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.

C. Không phân biệt đối xử.

D. Chỉ có nam giới mới được đi học.

Câu 13: Quyền các tổ chức, cá nhân đối với sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bán dẫn, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh là quyền gì?

A. Quyền tác giả

B. Quyền tác phẩm

C. Quyền sở hữu công nghiệp

D. Quyền sáng tác

Câu 14: Quyền học tập của công dân được quy định tai Điều ….. Hiến pháp năm 1992.

A. Điều 57

B. Điều 58

C. Điều 59

D. Điều 60

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 GDCD 12

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/de-cuong-on-thi-hoc-ki-2-mon-gdcd-12-nam-2021-2022/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button