Giáo dục

Dàn ý tả cây cối lớp 5 hay nhất

Dàn ý tả cây cối lớp 5 do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên tập sẽ giúp các em hiểu rõ được đề bài, cấu trúc của một bài văn tả cây cối gồm những bước nào, bắt đầu tả từ bao quát đến chi tiết, từ đó giúp cho bài văn của em đạt được chuẩn mực.

Hướng dẫn dàn ý bài văn tả cây cối lớp 5 gồm:

Bạn đang xem bài: Dàn ý tả cây cối lớp 5 hay nhất

– Để có thể viết được một bài văn tả cây cối hay và hoàn chỉnh các em cần nắm rõ được đề bài, hiểu được cấu trúc của bài cần những gì.

– Hệ thống cấu trúc bài văn được hiểu rõ sẽ giúp các em lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối được chi tiết nhất

– Bài văn miêu tả cây cối có nhiều dạng khác nhau:

  • Miêu tả cây cỏ.
  • Miêu tả cây có hoa.
  • Miêu tả cây cho bóng mát.
  • Miêu tả cây đại thụ, cổ thụ.

– Để chuẩn bị viết bài tập làm văn tốt các em tiến hành lập dàn ý bài văn tả cây cối lớp 5 chi tiết theo từng đề tài, lựa chọn từ ngữ mô tả cảnh vật phù hợp và sắp xếp các đặc điểm hợp lí.

Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tham khảo dàn ý chi tiết cần có đối với một bài văn tả cây cối lớp 5 dưới đây nhé:

Dàn ý chi tiết tả cây cối lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu cây muốn miêu tả

– Đó là cây gì? Mọc ở đâu ((cây bàng ở trường, cây phượng trên đường tới trường, cây cho bóng mát ở làng…)

2. Thân bài:

Tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kì phát triển của cây. ( Nếu mở bài chỉ giới thiệu, không tả bao quát về cây thì trong phần thân bài, em sẽ tả bao quát trước khi tả các bộ phận của cây ).

a. Tả bao quát:

Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng

b. Tả chi tiết lần lượt từng bộ phận của cây khi mới nhìn hoặc tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây.

– Tả lần lượt từng bộ phận của cây ( từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên ):

  • Rễ cây có đặc điểm gì?
  • Gốc cây to hay nhỏ?
  • Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
  • Lá: hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
  • Hoa: màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa?
  • Quả ( nếu có ) : những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?

– Hoặc tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây ( Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả )?

– Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người…

3. Kết bài:

– Có thể kết bài theo một trong những cách sau:

  • Nêu cảm nghĩ về cây ( kết bài không mở rộng ).
  • Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống

Dàn ý tả cây cối lớp 5

Một số dàn ý tả cây cối lớp 5 hay với các đề tả các loại cây cối khác nhau

Đề 1: Dàn ý tả cây bàng cổ thụ lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu loài cây bóng mát – cây bàng

– Cây bàng ai trồng?

– Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi?

2.Thân bài:

a.Tả bao quát cây bàng:

– Dáng cây to, cao 5-7 mét, nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.

– Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.

– Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.

b.Tả chi tiết cây bàng:

– Thân cây to, cao có màu nâu, thô ráp, phải hai đến ba người ôm mới xuể.

– Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.

– Lá bàng lớn khoảng bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng hơn.

– Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây.

– Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía.

– Gốc bàng là nơi vui chơi, trú ẩn tránh khỏi nắng mưa.

– Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ. Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát đầu lưỡi.

– Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan. Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu. Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.

c. Tả cây bàng qua từng mùa:

– Mùa xuân:

+ Cây bàng xuất hiện nhiều chồi non mơn mởn.

+ Cuối xuân lá bàng xanh phủ kín cây bàng.

– Mùa hạ:

+ Cây bàng rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh đậm.

+ Những lá bàng che chở, làm bóng mát.

+ Mùa của những chú chim đua nhau làm tổ.

– Mùa thu:

+ Lá cây bàng ngả màu sang nâu, vàng…

+ Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất.

– Mùa đông:

+ Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét.

+ Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết.

+ Lá rụng gần hết, cành cây khẳng khiu. Lác đác còn vài lá bàng khô.

3. Kết bài:

– Cảm nghĩ của em về cây bàng

– Em rất yêu thích cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm hồn em.

Tham khảo: Bài văn tả cây bàng lớp 5

Đề 2: Dàn ý tả cây phượng chi tiết lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng mà em được quan sát hoặc có trong sân trường em.

Tuổi học trò của chúng ta ai cũng biết đến cây phượng, đây là loài cây cổ thụ trồng nhiều trong sân trường giúp tạo ra bóng mát. Mùa hè đến cây phượng như “thay da đổi thịt” những bông hoa phượng nở rộ và tràn đầy sức sống thiên nhiên.

2. Thân bài:

a. Miêu tả chung cây phượng

– Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.

– Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.

– Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.

b. Miêu tả chi tiết về cây phượng

– Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.

– Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.

– Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.

– Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.

– Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.

– Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.

– Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng.

– Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.

c. Tả hoạt động con người bên cây phượng

– Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài.

– Tổ chức các hoạt động ngoài trời.

– Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm.

d. Ý nghĩa của hoa phượng

– Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường.

– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.

3. Kết bài:

– Em rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích (tạo ra bóng mát).

– Dù sau này có đi đâu nhưng em mãi nhớ về cây phượng trường em với nhiều kỉ niệm tuổi học trò.

Gợi ý thêm cho bạn: Miêu tả cây phượng lớp 5

Đề 3: Tập làm văn 5 – Dàn ý tả cây phượng và tiếng ve

a. Mở bài

– Giới thiệu chung hình ảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve trong mùa hè

b. Thân bài

1. Tả hình ảnh cây phượng vĩ

– Hàng phượng vĩ có từ bao giờ thì chắc chẳng ai nhớ nhưng hình ảnh hàng cây với gốc cây to xù xì qua năm tháng, rễ ăn rộng ra bám chắc vào đất thì đã in sâu trong tâm chí học sinh mỗi chúng em

– Từ xa, nhìn hàng phượng vĩ hệt như những chiếc ô khổng lồ, đang che nắng cho cả khoảng sân trước nhà.

– Những tán lá xanh mát rượi xòe ra rợp mát sân trường, cùng những cánh tay khẳng khiu vươn ra xa như tìm ánh sáng mặt trời

– Lá phượng nhỏ , xanh non mơn mởn tươi mát vô cùng.

– Rễ cây dài ngoằn ngoèo trồi hẳn lên mặt đất.

– Mùa hạ đến , hoa phượng đỏ rực khắp một khoảng trời

– Hàng phượng chuyển hẳn sang màu đỏ rực rỡ bao trùm lên cả khoảng sân và con đường.

– Những đóa hoa phượng kết thành từng chùm,tô điểm thêm màu thêm sắc cho vòm trời những ngày hè.

2. Tả tiếng ve

– Mùa phượng nở hoa cũng là lúc những tiếng ve râm ran bắt đầu vang dội trong những vòm cây

– Những chú ve cùng hòa ca, tấu lên một bản hòa âm du dương tuyệt vời như vẫy gọi và chào đón mùa hè

– Âm thanh thôi thúc, giục giã làm khuấy động cả không gian yên tĩnh và làm cho mùa hè rạo rực , hân hoan hơn.

c. Kết bài

– Bày tỏ cảm xúc của bản thân về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào ngày hè.

– Là những người bạn thân thiết nhất của người học trò

– Là biểu tượng của những ngày hò sôi động, náo nhiệt đầy ắp niềm vui.

Đề 4: Dàn ý tả một giàn cây leo lớp 5 – Tả giàn hoa giấy

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu giàn cây leo định tả

2. Thân bài: Tả một giàn cây leo

a. Giới thiệu chung

– Cây hoa giấy được bố em mua từ chợ xuân đã hơn năm nay.

– Bố trồng ở khoảng đất trống trước cổng nhà và đến giờ cây đã lớn, ôm trùm lên cả một khoảng sân rộng.

b. Tả chi tiết

– Thân cây to bằng cổ tay, khoác lên mình tấm áo màu nâu sẫm và có phần hơi sần sùi. Thân cây không mọc thẳng như thân tre, nó mạnh mẽ vươn lên, men theo giàn mà bố em đã làm sẵn.

– Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, lan ra thật xa để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

– Xung quanh thân cây là những chiếc gai nhọn như những người bảo vệ cho nàng hoa kiêu sa và lộng lẫy.

– Phía trên giàn là cành lá xanh tươi và những bông hoa nổi bật. Cành cây đâm ra tứ phía như những cánh tay bám chắc vào giàn, như muốn đón lấy tất cả nắng và gió của thiên nhiên đất trời.

– Trên giàn những ngọn hoa giấy tươi non xếp chồng lên nhau với những chiếc lá xanh thẫm nhìn gần giống như những hình trái tim đang rung rinh trước gió.

– Những bông hoa giấy mềm mại nhưng lại mang trong mình vẻ đẹp cuốn hút riêng như càng thiếu nữ thông quê. Những cánh hoa mềm mại và mỏng manh như những cánh bướm non chụm vào nhau, che chở cho chiếc nhị vàng bên trong. – Giàn hoa giấy nhà em có màu trắng và màu hồng hòa giữa màu xanh của lá trông rất bắt mắt và hài hòa.

c. Sự chăm sóc

– Hằng ngày em cùng bố chăm sóc rất kĩ cho giàn hoa giấy.

– Chiều chiều, em thường tưới nước và bón phân cho cây. Thỉnh thoảng hai bố con lại sửa giàn leo để cây có thêm không gian để phát triển.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ.

– Giàn hoa giấy đẹp giản dị mà vẫn cuốn hút, loài cây, loài hoa mà em rất yêu quý. Em tự nhủ lòng mình sẽ chăm sóc cây thật tốt để giàn cây mãi xanh tươi.

Đề 5: Lập dàn ý tả cây cổ thụ lớp 5 – Tả cây đa đầu làng

a) Mở bài

– Giới thiệu về cây đa em sẽ tả: (cây đa ở quê nội em).

+ Ai trồng? (cây có từ lâu đời).

+ Trồng ở đâu? (ở đầu làng).

b) Thân bài

– Cây đa này đã trải qua hàng trăm tuổi. Cây cao mấy chục mét, tán lá che bóng rợp mát cả một khoảng trời.

– Tả gốc cây: Gốc cây sần sùi, rễ uốn lượn như những con trăn nhỏ.

– Vỏ cây xù xì, bong tróc theo thời gian, có những đoạn thân bị lõm vào trong thành những hố tương đối lớn.

– Cành cây: Cây có rất nhiều cành toả ra các phía.

– Tả lá: Lá xum xuê.  Lá đa màu xanh bóng ở mặt trên, một dưới hơi pha chút nâu đỏ và nhiều xương lá.

– Các bác nông dân khi đi làm về qua đây thường dừng chân nghỉ lại dưới bóng mát của cây đa cổ thụ.

c) Kết bài

– Nêu tác dụng của của cây đa (cây cho bóng mát).

– Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: thích cây đa vì cây đa mang vẻ đẹp cổ kính, mùa hè là nơi nghỉ mát cho bà con nông dân, là nơi chúng em vui đùa.

Vậy là Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đã gợi ý cho em 5 dàn ý tả cây cối lớp 5 chi tiết nhất, mong rằng với những dàn ý gợi ý này thì các bài văn tả cây cối lớp 5 với mọi đề tài khác đều không làm khó em nữa nhé!

Tham khảo ngay hướng dẫn lập dàn ý tả cây cối lớp 5, tuyển tập những dàn ý miêu tả cây cối hay nhất sẽ giúp các em nắm được cấu trúc bài từ đó viết được những bài văn tả cây cối hay và xúc tích nhất

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-ta-cay-coi-lop-5-hay-nhat/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button