Đề bài: Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận
Bạn đang xem bài: Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận
Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận
I. Mở bài Tràng giang của Huy Cận
1. Mẫu 1:
Huy Cận là một trong những “ngòi bút” chủ lực trong phong trào Thơ mới với phong cách sáng tác độc đáo, tài hoa, giàu chất sáng tạo. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận mang một nỗi sầu nhân thế: ảo não, buồn thương, mà theo nhận xét của Hoài Thanh, Huy Cận chính là “Người khơi dậy cái mạch sầu mấy ngàn năm vẫn ngẫm ngầm trong cõi đất này”. “Tràng giang” là thi phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của Huy Cận trong giai đoạn này. Bài thơ là những tâm sự nặng trĩu của người trí thức đương thời về thời thế và sự nhỏ bé, cô đơn của con người giữa cuộc đời rộng lớn.
2. Mẫu 2:
Nhà thơ Xuân Diệu từng khẳng định “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc”. Bài thơ không chỉ mở ra không gian dài rộng, buồn vắng của dòng sông mà còn đưa người đọc bước vào không gian tâm trạng của nhà thơ, nơi có những suy tư, trăn trở của người trí thức đương thời về thời thế, mà ẩn hiện sau đó chính là tình yêu giang sơn, Tổ quốc. Tràng giang còn gợi ra trong lòng người đọc những cảm thức, ý niệm sâu xa về cuộc đời, con người, về cuộc sống riêng của Huy Cận và cũng là phần nào cuộc đời của mỗi người trong sự chuyển lưu sinh hóa.
II. Kết bài Tràng giang
1. Mẫu 1:
Đọc “Tràng giang” của Huy Cận, người đọc cảm nhận được nỗi buồn xưa thấm đượm, ngả bóng trên từng câu chữ. Thông qua khung cảnh sông nước mênh mông nhưng hiu quạnh, sầu vắng, nhà thơ đã bộc lộ được những suy nghĩ, chiêm nghiệm về thiên nhiên, về con người. Và dẫu bài thơ mang một nỗi buồn man mác khi gợi ra sự nhỏ bé, lạc lõng của con người giữa cuộc đời rộng lớn thì đâu đó ta vẫn cảm nhận được sức sống mạnh mẽ của một cái tôi trữ tình đang cố gắng vươn lên để tìm kiếm hơi thở của cuộc sống con người. “Tràng giang” sống mãi trong lòng người đọc cũng bởi những cảm xúc chân thực và quá đỗi tinh tế ấy.
2. Mẫu 2:
Qua khung cảnh tràng giang rộng lớn nhưng sầu vắng và nỗi lòng cô đơn, sầu muộn của nhân vật trữ tình trong “Tràng giang”, ta có thể thấy được cái hồn thơ “ảo não bậc nhất” của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám, đó là những suy tư, sầu muộn mà trên hết đó là nỗi buồn thời thế của một người trí thức đương thời. Và “Huy Cận đã lượm nhặt những chút buồn rơi rác để sáng tạo nên những vần thơ ảo não”, Tràng giang chính là viên “châu ngọc” sáng nhất được hun đúc từ “một ít cát bụi bình thường” ấy của cuộc sống.
—————-HẾT—————–
Bên cạnh bài Mở bài và Kết bài Tràng giang của Huy Cận, để tìm hiểu thêm về bài thơ Tràng giang, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang, Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang của Huy Cận, Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang, Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/mo-bai-va-ket-bai-trang-giang-cua-huy-can/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục