Dàn ý phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến
Bạn đang xem bài: Dàn ý phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến
I. Dàn ý phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm ‘Tây Tiến” của Quang Dũng và câu thành ngữ “Thi trung hữu họa”.
2. Thân bài
a. Giải thích thành ngữ “Thi trung hữu họa”
– Giải nghĩa các từ ngữ: “thi” (thơ), “trung” (trong), “hữu” (có), “họa” (hội họa)
– Lí giải mối quan hệ giữa thơ ca và hội họa:
+ Đều là những loại hình nghệ thuật.
+ Đều sử dụng những chất liệu riêng để kiến tạo nên ý nghĩa, giá trị (thơ ca sử dụng ngôn từ, hình tượng; hội họa sử dụng màu sắc, đường nét).
+ “Thi trung hữu họa” vì văn học phản ánh hiện thực đời sống khách quan thông qua việc khúc xạ các hình ảnh có đường nét, hình khối bằng chất liệu ngôn từ.
b. Phân tích, bình luận ý kiến “Thi trung hữu họa” qua bài thơ “Tây Tiến”
– Chất “họa” được thể hiện qua bức tranh về thiên nhiên núi rừng miền Tây với vẻ đẹp:
+ Hiểm trở, hùng vĩ
+ Thơ mộng và trữ tình.
– Chất “họa” được thể hiện thông qua bức chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng
– Chất “họa” được thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật như bút pháp miêu tả từ khái quát đến cụ thể, thủ pháp đối lập tương phản,…
3. Kết bài
Đánh giá về giá trị của chất họa đối với bài thơ Tây Tiến
II. Bài văn mẫu Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến (Chuẩn)
Trong nền văn học Việt Nam, Quang Dũng là nhà thơ được biết đến với cái “tôi” hào hoa, lãng mạn, qua những cảm nhận đầy tài hoa, tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người. Bài thơ “Tây Tiến” là thi phẩm thể hiện rõ hồn thơ ấy. Một trong những đặc sắc của bài thơ là chất hội họa được thể hiện qua những hình ảnh và lớp ngôn từ có khả năng kiến tạo nên những đường nét, màu sắc về thiên nhiên cũng như con người, làm nên một tác phẩm “thi trung hữu họa”.
“Thi trung hữu họa” là chất hội họa xuất hiện trong tác phẩm thi ca: “trong thơ có nhạc”. Văn học vốn là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, và đến với độc giả thông qua con đường đọc hiểu và sáng tạo; còn hội họa là lĩnh vực nghệ thuật sử dụng màu sắc, đường nét. Nếu văn học sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật thì hội họa sử dụng những gam màu, những nét vẽ để kiến tạo nên những bức tranh…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến
—————–HẾT——————
Để hiểu hơn về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tây Tiến, ngoài dàn ý Phân tích thành ngữ “Thi trung hữu họa” qua bài thơ Tây Tiến, chúng tôi còn chia sẻ đến các bạn một số bài văn hay lớp 12 khác như: Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến; Phân tích bài thơ Tây Tiến; Phân tích từ hoa trong bài Tây Tiến; Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến;…
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-phan-tich-thanh-ngu-thi-trung-huu-hoa-qua-bai-tho-tay-tien/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục