Giáo dục

Hóa 12 bài 7: Bài tập luyện tập tính chất cấu tạo các loại CacboHidrat điển hình

Hóa 12 bài 7: Bài tập luyện tập tính chất cấu tạo các loại CacboHidrat điển hình. Ở các bài học trước các em đã học về tính chất hóa học, tính chất vật lý, cách điều chế và ứng dụng của glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo,…đây là những cacbohidrat điển hình.

Trong bài viết này, chúng ta cùng hệ thống lại về cấu tạo và tính chất của các loại cacbohidrat điển hình trên, qua đó vận dụng các tính chất này để giải các bài tập về các loại cacbohidrat.

Bạn đang xem bài: Hóa 12 bài 7: Bài tập luyện tập tính chất cấu tạo các loại CacboHidrat điển hình

I. Cacbohirat – kiến thức cần nhớ

1. Cấu tạo Cacbohidrat

– Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO

– Fructozơ ở dạng mạch hở là monoxeton và poliancol, có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ:

CH2OH[CHOH]3COCH2OH 1602736512nfd3o3ehzf CH2OH[CHOH]3CHOH-CHO

– Saccarozơ: phân tử không có nhóm CHO, có chức poliancol: (C6H11O5)2O.

– Tinh bột: các mắt xích α-glucozo liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.

– Xenlulozơ: các mắt xích β-glucozo liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n

2. Tính chất hóa học của các cacbohidrat

• Glucozơ có phản ứng của chức CHO:

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H21601332979di1id07rsm 1601343476 1602736512  CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

• Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.

• Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol:

+Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

+Xenluloz ơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenluloz ơ trinitrat:

• Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.

• Glucozơ có phản ứng lên men rượu.

II. Bài tập về Cacbohidrat

* Bài 1 trang 36 SGK Hóa 12: Để phân biệt dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ và andehit axetic có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây làm thuốc thử?

A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

B. Nước brom và NaOH.

C. HNO3 và AgNO3/NH3.

D. AgNO3/NH3 và NaOH.

* Lời giải bài 1 trang 36 SGK Hóa 12:

– Đáp án: A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

– Dùng Cu(OH)2 :

+ Kết tủa hòa tan tạo dung dịch xanh lam => glucozơ, saccarozơ

+ Kết tủa không tan => anđehit axetic

– Đun nhẹ 2 ống nghiệm vừa thu được chứa glucozơ, saccarozơ:

+ Xuất hiện kết tủa đỏ gạch => glucozo

+ Không có kết tủa đỏ gạch => saccarozơ

– Các PTHH:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H21601332979di1id07rsm 1601343476 1602736512 C5H11O5COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

* Bài 2 trang 37 SGK Hóa 12: Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mọt là 1:1. Chất này có thể lên men rượu. Đó là chất nào trong số các chất dưới đây?

A. Axit axetic

B. Glucozơ

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

* Lời giải bài 2 trang 37 SGK Hóa 12:

– Đáp án: B. Glucozơ

– Khi đốt cháy: nCO2 = nH2O → hợp chất đó có dạng CnH2nOm

– Mà chất này có thể lên men rượu → chất đó phải là gluczo

– Phương trình hóa học:

C6H12O6 + 6O2 1601343476mjwgi9d5a2 1602736512 6CO2 + 6H2O

nCO2:nH2O = 1:1

C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2

* Bài 3 trang 37 SGK Hóa 12: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:

a) Glucozơ, glixerol, andehit axetic.

b) Glucozơ, saccarozơ, glixerol.

c) Saccarozơ, andehit axetic, hồ tinh bột.

* Lời giải bài 3 trang 37 SGK Hóa 12:

a) Phương pháp hóa học phân biệt Glucozơ, glixerol, andehit axetic.

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH 16027365136segsaq21c C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

b) Phương pháp hóa học phân biệt Glucozơ, saccarozơ, glixerol.

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H216027365136segsaq21c C5H11O5COONH4 + 2Ag↓trắng + 2NH4NO3

– Hai mẫu thử còn lại ta đun nóng với xúc tác H+, sau đó đem sản phẩm cho phản ứng với AgNO3/NH3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng là saccarozo.

C12H22O11 + H2 C6H12O6 + C6H12O6

Saccarozơ                    Glucozơ       Fructozơ

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H216027365136segsaq21c C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

→ Còn lại là Glixerol.

c) Phương pháp hóa học phân biệt Saccarozơ, andehit axetic, hồ tinh bột.

– Trước tiên, trích mẫu thử, chọn thuốc thử: I2 và dd AgNO3/NH3

– Ta cho iốt I2 vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào dung dịch chuyển sang màu xanh tím là hồ tinh bột.

– Tiếp theo, cho dung dịch AgNO3/NH3 vào hai mẫu thử còn lại mẫu thử nào có kết tủa trắng là andehit axetic.

– Phương trình hóa học:

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H216027365136segsaq21c CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

* Bài 4 trang 37 SGK Hóa 12: Từ một tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ, có thể sản xuất được bao nhiêu gam glucozo, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%.

* Lời giải bài 4 trang 37 SGK Hóa 12:

– Theo bài ra, bột sắn chứ 20% tạp chất trơ, nên khối lượng tinh bột (chiếm 80%) trong 1 tấn bột sắn là:

1601343505v7i2dgkgnl 1602736514 1

(C6H10O5)n + nH21601343510mzjco507sc 1602736514 nC6H12O6

162n                             180n

0,8 tấn                           x?

– Vì hiệu suất của quá trình sản xuất (phản ứng) 75% nên khối lượng glucozo thu được là:

160134351488ts8argdd 1602736515

* Bài 5 trang 37 SGK Hóa 12: Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:

a) 1kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ.

b) 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ.

c) 1kg saccarozơ.

Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

* Lời giải bài 5 trang 37 SGK Hóa 12:

a) Khối lượng của tinh bộ là m(tinh bột) = 1.80/100 = 0,8(kg).

(C6H10O5)n + nH21601343510mzjco507sc 1602736514 nC6H12O6

162n                             180n

0,8 kg                           x?

→ Khối lượng glucozo sinh ra là:

b) Khối lượng của xenlulozo là mxenlulozo = 1.50/100 = 0,5(kg).

(C6H10O5)n + nH21601343510mzjco507sc 1602736514 nC6H12O6

162n                             180n

0,5 kg                           y?

→ Khối lượng glucozo sinh ra là:

c) 1kg saccarozo

C12H22O11 + H21601343510mzjco507sc 1602736514 C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 (fructozo)

342                             180

1 kg                               z ?

→ Khối lượng glucozo sinh ra là: 1601343541njlf0ypwru 1602736516

* Bài 6 trang 37 SGK Hóa 12: Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O

a) Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbohiđrat nào đã học?

b) Đun 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag. Giả sử hiệu suất của quá trình là 80%.

* Lời giải bài 6 trang 37 SGK Hóa 12:

a) Ta có:

1601343545blh8uzgk8b 1602736516

1601343557gpn0c7ukq1 1602736517

– Gọi công thức tổng quát CxHyOz

– Lập tỉ lệ: 1601343562jycnkaf5pd 1602736517

1601343567roqzno1ljh 1602736517

→ Công thức đơn giản C6H10O5

→ X: là polisaccarit, công thức phân tử (C6H10O5)n

b) Ta có:

(C6H10O5)n + nH21601343510mzjco507sc 1602736514 nC6H12O6

162n                              180n

16,2g                             x?

→ Khối lượng glucozo là: 1601343575drruqvf0fg 1602736518

16013435800flspoc4m7 1602736518

– Ta có PTPƯ:

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O 1601343584uf6ylkedn9 1602736518 C5H11O5COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

– Theo pt: nAg = 2. nglucozo = 2. 0,1 = 0,2 mol

– Khối lượng của Ag là: m = 0,2. 108 = 21,6 (g)

– Vì hiệu suất phản ứng đạt 80% nên khối lượng Ag thực tế thu được là:

⇒ Khối lượng bạc sau phản ứng là 17,28(g).

Như vậy, với phần hệ thống lại kiến thức về các loại cacbohidrat điển hình như glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo ở trên cùng các bài tập vận dụng ở trên sẽ giúp các em đã hiểu rõ hơn.

Thực tế, các em cần ghi nhớ các đặc điểm chính về nhóm chức ở của mỗi cacbohidrat điển hình, vì nhóm chức sẽ quyết định tính chất hóa học đặc trưng của mỗi chất.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hoa-12-bai-7/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button