Đề bài: Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định sau: Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh.
Bạn đang xem bài: Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định sau
Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định sau
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
– Nguyễn Thi là là một trong những cây bút xăn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông là nhà văn gắn bó sâu sắc với nhân dân miền Nam, được mệnh danh: nhà văn của người dân Nam Bộ.
– “Những đứa con trong gia đình” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng”. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng.
2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN:
– Trích dẫn ý kiến: “Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh”.
=> Ý nghĩa:
+ Khẳng định đặc điểm tính cách của các nhân vật Việt và Chiến.
+ Nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi.
3. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH:
3.1. Nhân vật Chiến:
– Chiến hiện lên với vóc dáng của một người lao động: hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng, thân người to và chắc nịch…
– Sự đảm đang, tháo vát: Ở Chiến, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ: Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, “nói nghe thiệt gọn” khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ. Về điều này Chiến rất giống với mẹ, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ.Theo lời chú Năm, cô “không khác mẹ một chút nào”.
=> Xứng đáng là người con cả, người chị trong gia đình.
– Phẩm chất anh hùng:
+ Cô có đức tính kiên trì, chịu khó ( bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng).
+ Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc, kiên cường, quyết tâm đánh giặc đến cùng: Trong ngày tòng quân, Chiến nói với em: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !”.
– Tuy nhiên, ở chị Chiến vẫn có những nét nữ tính: lúc nào cũng có chiếc gương nhỏ trong túi, ngậm một ít tóc trông nữ tính, quan trọng nhất là có cơ hội cầm súng.
=> Nhân vật Chiến hiện lên thật bình dị, để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
3.2. Nhân vật Việt:
– Tính cách trẻ con, hồn nhiên, hiếu động:
+ Thích dành phần hơn với chị Chiến (chiến tích sông Định Thủy, dành đi lính)
+ Vô tư nên việc nhà phó thác cho chị Chiến, khi chị Chiến bàn bạc việc nhà thì “lăn ra cười khì”, lúc lại “chụp một con đom đóm” rồi ngủ quên lúc nào không biết.
+ Đi lính vẫn mang theo súng cao su.
+ Dấu thư chị sợ các anh trong trung đoàn biết sẽ mất chị..
+ Bị thương ko sợ chết mà sợ ma…
+ Gặp đồng đội, Việt giống hệt thằng út em ở nhà “khóc đó rồi lại cười đó”
– Nhưng khi đi đánh giặc, Việt là người anh hùng thực thụ:
+ Luôn khắc ghi mối thù của gia đình “Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”
+ Quyết tâm đi đánh giặc , lập nhiều chiến công để trả thù cho ba má.
+ Trong trận chiến đấu ác liệt ở rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của đích dù bị thương rất nặng và bị lạc đồng đội.
=> Việt được khắc họa là một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, bên cạnh đó không kém phần ngây thơ, ngộ nghĩnh.
3.3. Nghệ thuật xấy dựng nhân vật:
– Nghệ thuật trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật.
– Khắc họa tính cách và tâm lí nhân vật sắc sảo.
– Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
– Với ngòi bút tài hoa, tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng thành công Chiến và Việt – những nhân vật anh hùng, là thế hệ tiếp nối cha ông đánh giặc, làm dày thêm truyền thống vẻ vang của gia đình, quê hương. Đặc biệt hơn, nhà văn còn gửi gắm ở họ những nét đặc trưng của người con sông nước, những nét bình dị, chất phác mà vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu của những người dân Nam Bộ.
– Chiến và Việt là những anh hùng mang nét đặc trưng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước nói chung, đồng thời họ cũng là những anh hùng mang nét khác biệt của Nguyễn Thi nói riêng.
– Nguyễn Thi xứng đáng được gọi là nhà văn của người dân Nam Bộ.
————————HẾT————————
Sau khi đã Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định sau các em có thể đi vào Chủ nghĩa anh hùng qua Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình hoặc tham khảo Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chị em Việt – Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình nhằm củng cố kiến thức của mình.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/qua-nhan-vat-chien-va-viet-trong-tac-pham-nhung-dua-con-trong-gia-dinh-anh-chi-hay-lam-sang-to-nhan-dinh-sau/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục