Đề bài: Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc
Bạn đang xem bài: Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc
Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc
I. Dàn ý Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc
1. Mở bài:
Bài thơ” Hoàng Hạc lâu” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thôi Hiệu và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả.
2. Thân bài:
– Người xưa cưỡi hạc vàng bay khuất bóng, để lại riêng mình lầu hoàng hạc một cõi cô đơn, trơ trọi
– Quá khứ đẹp đẽ đối lập với Hiện tại hoang tàn
– Vẫn là chốn này nhưng cảnh xưa không còn, đất nước thái bình, nhân dân ấm no cũng chỉ là quá khứ, giờ đây là sự lầm than, khổ cực của con dân. Nỗi buồn thương, hụt hẫng, tiếc nuối
– Nỗi lòng mang nặng niềm ưu tư nên có lẽ thiên nhiên cũng mang màu tâm trạng, chậm chạp, nặng nề, vô định, lang thang một cõi
– Khói hoàng hôn bên bóng chiều thương ấy càng đượm buồn biết bao khi tâm tình nặng trĩu nỗi thương nhớ quê nhà của đứa con xa quê
– Khát khao phút giây sum vầy đoàn tụ trên mảnh đất quê hương cùng gia đình thân thuộc
3. Kết bài:
Bài thơ tuy giản dị mà chất chứa tình yêu quê hương dạt dào của một nhà thơ lớn, một tâm hồn lớn, mật nhân cách cao cả.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc
Thôi Hiệu là một nhà thơ lớn của nền văn học Trung Quốc. Nếu thơ Lý Bạch mang cảm hứng lãng mạn, bay bổng, thơ Đỗ Phủ khắc hoạ rõ nét hiện thực với những nét vẽ thấm đẫm nỗi lòng nhân thế thì thơ Thôi Hiệu mang vẻ tao nhã, nhẹ nhàng của tâm hồn kẻ sĩ phóng túng. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả.
“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”
Người xưa cưỡi hạc vàng bay khuất bóng, để lại riêng mình lầu Hoàng Hạc một cõi cô đơn, trơ trọi, có nét gì đó thật thê lương, buồn bã khi quá khứ huy hoàng đã mất, đã lụi tàn. Những điều vốn đẹp đẽ đã không còn nữa, chỉ còn lại bóng dáng đơn độc của lầu Hoàng Hạc. Vẫn là chốn này nhưng cảnh xưa không còn, đất nước thái bình, nhân dân ấm no cũng chỉ là quá khứ, giờ đây là sự lầm than, khổ cực của con dân. m điệu thơ ngậm ngùi, khắc khoải, luyến tiếc khiến ta không khỏi buồn thương, hụt hẫng trong tâm hồn.
” Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”
Hạc vàng đã đi mất không quay về, không một lần quay đầu ngoảnh lại. Dường như đó cũng là lúc đất nước khó có thể phục hưng lại để thịnh trị, thái bình như xưa kia được nữa. Càng nghĩ càng buồn, càng lo lắng, càng đau. Đó là nỗi đau lớn, nỗi đau của dân tộc, của nhân dân chứ không riêng gì nỗi đau của một cái tôi vị kỉ. Thôi Hiệu đã đặt mình vào cuộc sống của muôn dân để viết nên từng vần thơ là từng tiếng lòng của người thi sĩ thấm đượm nỗi đau nhân tình thế thái. Thời gian cứ thế vô tình trôi, những đám mây kia cũng theo quy luật riêng của nó mà trôi mãi lững lờ giữa khoảng không của bầu trời. Nỗi lòng mang nặng niềm ưu tư nên có lẽ thiên nhiên cũng mang màu tâm trạng, chậm chạp, nặng nề, vô định, lang thang một cõi.
“Hán Dương sông tạnh cây này
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non”
Nơi lầu Hoàng Hạc, thắng cảnh quê hương có Hán Dương, Anh Vũ với cây cối xanh rợp bóng bên bờ sông vắng lặng, có cỏ non xanh mát đẹp tựa bức tranh thơ. Bầu không gian thật đẹp, dẫu cho đất nước có đang trong cảnh lầm than đau thương thì nó vẫn mang vẻ đẹp rất riêng, tuy có chút hoang sơ, vắng lặng nhưng cũng đầy thơ mộng, bình yên.
Đứng giữa khung cảnh ấy, lòng người cũng đầy tâm trạng, tràn trề những xúc cảm. Phút nhớ thương khi nghĩ về quê nhà lại càng khiến thi nhân xót xa, đau đáu nỗi lòng muôn thuở của những đứa con xa quê. Khói hoàng hôn bên bóng chiều thương ấy càng đượm buồn biết bao khi tâm tình nặng trĩu:
“Chiều xuống quê nhà đâu chẳng thấy!
Khói vương trên sóng gợi sầu tây.”
Bằng nỗi lòng thiết tha, tác giả đã thốt lên lời yêu thương gửi quê nhà chốn cũ, một nỗi niềm đau buồn nặng ân tình của kẻ xa quê, thương nhớ mãi vẹn tròn mà đong đầy như thế. Càng nhớ, càng sầu; càng sầu, càng tủi, niềm riêng ấy là tiếng lòng của bao con người khát khao phút giây sum vầy đoàn tụ trên mảnh đất quê hương cùng gia đình thân thuộc.
Càng đọc bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu, tôi càng thêm yêu và trân quý những giá trị tinh thần cao đẹp của văn học thế giới. Đồng thời, từ tấm lòng tha thiết của thi nhân, tôi cũng thêm yêu và gắn bó với quê hương, đất nước mình hơn. Bài thơ tuy giản dị nhưng chất chứa tình yêu quê hương dạt dào của một nhà thơ lớn, một tâm hồn lớn, một nhân cách cao cả.
————————HẾT———————-
Nhằm giúp các em tìm hiểu và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Lầu Hoàng Hạc, bên cạnh bài Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc trên đây, Thuthuat.Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá còn giới thiệu đến các em nhiều bài văn mẫu đặc sắc khác như: Sơ đồ tư duy bài Lầu Hoàng Hạc, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Lầu Hoàng Hạc, Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu, Soạn bài Lầu Hoàng Hạc.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/cam-nhan-bai-tho-lau-hoang-hac/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục