Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây? là câu hỏi trong cuộc thi An toàn giao thông dành cho các học sinh THPT. Nếu các em chưa biết rõ chính xác câu trả lời, thì hãy theo dõi bài học dưới đây do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn nha.
Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu hỏi: Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?
Bạn đang xem bài: Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
B. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi.
C. Người tham gia giao thông ở cả phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải giảm tốc và dừng lại trước vạch dừng.
D. Người tham gia giao thông ở cả phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải nhanh chóng tăng tốc và vượt qua nút giao.
Đáp án đúng: A – Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
Giải thích:
Quy định hiệu lệnh bằng tay của người điều khiển giao thông như sau:
Hiệu lệnh của người điều khiển | Báo hiệu |
Tay giơ thẳng đứng | Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại |
Hai tay hoặc một tay dang ngang | Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở phía trước và sau người điều khiển phải dừng lại. Trong khi đó, người tham gia giao thông ở phía bên phải và trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. |
Cánh tay trái người điều khiển giao thông gập đi gập lại sau gáy | Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển đi nhanh hơn. |
Cánh tay phải người điều khiển giao thông gập đi gập lại trước ngực | Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên phải người điều khiển đi nhanh hơn |
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giao thông ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống | Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại |
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất | Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại. |
Tay phải giơ về phía trước | Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại. Trong khi đó, người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển sẽ được rẽ phải và người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. Còn người đi bộ được phép qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông. |
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và tín hiệu đèn giao thông
Hiệu lệnh của CSGT có thể hiểu là những cử chỉ, hành vì của CSGT được quy định cụ thể theo pháp luật để điều khiển phương tiện lưu thông. Bởi vậy, người tham gia giao thông cần nắm rõ để tuân theo, tránh vi phạm pháp luật.
Hiệu lệnh của CSGT là một trong những hình thức của hệ thông báo hiệu đường bộ. Ngoài hiệu lệnh của CSGT, hệ thống báo hiệu đường bộ còn bao gồm đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ và rào chắn. Hiệu lệnh của CSGT là những cử chỉ, hành động thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông và còi để thu hút sự chú ý.
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và tín hiệu đèn giao thông đường bộ được quy định tại Luật giao thông đường bộ, như sau:
* Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật giao thông đường bộ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
– Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
– Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
– Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
* Tín hiệu đèn giao thông:
Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, được quy định như sau:
– Tín hiệu xanh là được đi;
– Tín hiệu đỏ là cấm đi;
– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
*****************
Trên đây là đáp án cho câu hỏi Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây? Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các em.
Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/khi-gap-hieu-lenh-cua-nguoi-dieu-khien-giao-thong-dang-ngang-hai-tay-hoac-mot-tay-nguoi-tham-gia-giao-thong-phai-thuc-hien-hanh-vi-nao-sau-day/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục