Đề bài: Nghị luận xã hội Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Bạn đang xem bài: Nghị luận xã hội Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Nghị luận xã hội Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
I. Dàn ý Nghị luận xã hội Sống trong đời sống cần có một tấm lòng (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận
– Xã hội ngày càng phát triển, con người càng bị cuốn theo công việc và rất nhiều điều khác khiến họ quên mất đi cuộc sống vui vẻ với những người xung quanh.
– “Sống trong đời cần có một tấm lòng” chưa bao giờ cần tiết như thế trong xã hội hiện nay.
2. Thân bài
a. Giải thích
– “Tấm lòng” ở đây là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau.
→ Câu nói đề cao đến vấn đề cho đi mà không cần nhận lại, lòng tốt chỉ đáng trân quý khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi điều gì.
b. Phân tích
– “Tấm lòng” trong cuộc sống là sự sẻ chia, cho đi yêu thương mà không hề tính toán vụ lợi.
– “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống quý báu mà ông cha ta để lại và hiện nay có rất nhiều hành động ý nghĩa theo đuổi lối sống này.
– Phê phán những lối sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.
c. Bài học nhận thức và hành động
– “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” là giá trị sống tốt đẹp mà chúng ta cần theo đuổi.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của nhận định.
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Sống trong đời sống cần có một tấm lòng (Chuẩn)
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng bị cuốn theo công việc và những bộn về của cuộc sống riêng tư khiến họ dần trở nên xa cách, thiếu quan tâm hơn đến những người xung quanh mình. Cuộc sống quá nhiều bộn bề, lo toan khiến người với người dần xa nhau hơn và câu nói “Sống trong đời cần có một tấm lòng” chưa bao giờ cần tiết như thế trong xã hội hiện nay.
“Tấm lòng” ở đây là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau. Liền sau câu hát đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bỏ ngỏ một câu hỏi: “Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi”. Như vậy, câu nói đề cao đến vấn đề cho đi mà không cần nhận lại, lòng tốt chỉ đáng trân quý khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi điều gì.
Chúng ta ngày càng mải miết đuổi theo vòng xoáy của cuộc sống, của nỗi lo cơm áo gạo tiền mà dần quên đi rằng chúng ta đang sống trong một cộng đồng, cần phải biết yêu thương và chia sẻ với nhau. Trong những ngày tháng tấp nập ở Hà Nội, hãy thử dành chút thời gian để sống chậm lại, lắng nghe câu chuyện của một người bạn hoặc thậm chí là một người lạ, cùng chia sẻ với họ câu chuyện của chính mình, chắc chắn bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hãy thử một lần giúp đỡ bất kỳ ai có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, nụ cười hạnh phúc và lời cảm ơn của họ sẽ khiến ngày hôm đó của bạn tuyệt vời hơn rất nhiều.
“Lá lành đùm lá rách” là lối sống quý báu mà cha ông ta đã truyền lại cho con cháu từ bao đời. Ngày nay, chúng ta có thể thấy trên các phương tiện truyền thông xuất hiện rất nhiều những chương trình đem đến niềm vui, lợi ích cho những hoàn cảnh khó khăn như: Vì bạn xứng đáng, Trái tim cho em, Thắp sáng ước mơ… Để thực hiện được một chương trình không phải là dễ nhưng bằng một trái tim nhân hậu, một tấm lòng luôn yêu thương mọi người đã trở thành nghị lực để những người làm truyền hình có đủ sự kiên nhẫn, đủ ý chí để thực hiện những chương trình đó. Không chỉ vậy, ở rất nhiều tuyến phố của Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh bạn sẽ bắt gặp những ổ bánh mì từ thiện, hòm tiền từ thiện hay tủ quần áo từ thiện… Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái của tất cả mọi người.
“Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” quả không sai. Không chỉ một, hai lần chúng ta lên án những kẻ chỉ biết lợi dụng những vụ tai nạn, hay chết đuối… để quay video, chia sẻ lên các mạng xã hội nhằm mua vui cho mình. Không hề có một cánh tay đưa ra để cứu giúp những bạn nhỏ bán hàng rong, những cụ già nghèo đói mà ngược lại là sự xua đuổi, xa lánh. Tất cả những điều đó khiến cho cụm từ bệnh vô cảm trở thành một vấn đề rất đáng bận tâm trong xã hội hiện nay.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” là một thái độ sống tích cực, một lối sống tốt đẹp mà tất cả chúng ta cần phải hướng đến. Hãy cho đi mà không cần nhận lại, cho đi không toan tính vụ lợi, có như vậy thì lòng tốt mới đáng được trân quý.
———————-HẾT————————-
Bên cạnh bài Nghị luận xã hội Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, các em có thể củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận qua việc tham khảo một số bài văn hay lớp 12 như: Nghị luận xã hội về một quan niệm sống, Nghị luận xã hội Hãy sống trọn vẹn nhất, Nghị luận xã hội sống đẹp là gì hỡi bạn?, Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-song-trong-doi-song-can-co-mot-tam-long/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục