Giáo dục

Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó.

Đề bài: Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó.

viet bac la mot trong nhung bai tho the hien rat dam da tinh dan toc duoc the hien trong nghe thuat tho to huu hay lam ro dieu do

Bạn đang xem bài: Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó.

Bài văn mẫu Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó

Xem thêm: Phân tích bài thơ Việt Bắc

Bài mẫu: Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó.

“Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc” – Nguyễn Đình Thi đã nhận xét như thế về thơ Tố Hữu. Đọc thơ Tố Hữu, ta thấy nhận xét của Nguyễn Đình Thi thật đúng và cảm nhận được tính dân tộc đậm đà, thấy phảng phất trong “hồn thơ” của một thời quá khứ. Việt Bắc là một trong số rất nhiều bài thơ mang nét “cổ điển” như thế. Đọc Việt Bắc ta cảm nhận được sức mạnh của bản sắc dân tộc ấy.

Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu, trước tiên thể hiện ở hình thức. Có lẽ Việt Bắc là bài thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu, trong đó âm điệu lục bát đã nhuần nhuyễn, tinh diệu, đến mức mẫu mực:

Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương.

Những câu thơ lục bát ấy có thể xếp bên cạnh những câu ca dao dân gian, những câu lục bát cổ điển hay nhất của ta. Tiếng Việt trong những câu ấy thật bình dị mà đằm thắm, thật trong trẻo mà sâu lắng. Lời thơ quyện thật chặt với những tiết tấu co duỗi mềm mại, cất lên như những nét nhạc, những giai điệu bằng ngôn từ.

Nhưng nói đến Việt Bắc có lẽ cái gây ấn tượng đậm nhất trong người đọc là cái cấu trúc độc đáo của nó. Tố Hữu đã tái hiện một bức tranh hoành tráng trải ra trong một thời gian dài tới mười lăm năm (Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh) bao quát một không gian rộng, bao quát toàn bộ Việt Bắc (từ “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” đến “Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà”). Bài thơ muốn có xu hướng trở thành diễn ca lịch sử (kiểu như “Ba mươi năm đời ta có Đảng sau này!). Nhưng sở dĩ nó không là diễn ca hẳn, bởi vì thi sĩ đã tìm đến một kết cấu truyền thống của lối Hát giao duyên. Cả bài thơ dài như một cuộc hát đối đáp nam nữ. Tựa như những khúc trữ tình trong Giã bạn hay Tiễn dặn người yêu. Cả bài thơ dài chủ yếu là lời của hai nhân vật. Người ở lại rừng núi chiến khu là cô gái Việt Bắc, người về xuôi là anh cán bộ cách mạng. Tựa như “liền chị – liền anh” trong hát Quan họ. Cuộc chia tay lớn của cán bộ Đảng và Chính phủ kháng chiến với Việt Bắc được thu vào cuộc chia tay của một đôi trai gái. Nói khác hơn, tác giả đã chọn tình yêu của đôi trai gái làm một góc nhìn để bao quát toàn cảnh Việt Bắc, với “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Chuyện chung đã hoá thành chuyện riêng, chuyện cách mạng của dân nước trở thành chuyện tình yêu của lứa đôi.

Một sự kiện chính trị đã chuyển hoá thành thơ ca theo cách tâm tình hoá chính là một đặc trưng của lối thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu. Việc “dời đô” (Việt Bắc là thủ đô kháng chiến – Tố Hữu gọi là “Thủ đô gió ngàn”) đã thành câu chuyện ân tình chung thủy của người cách mạng với rừng núi chiến khu, với đồng bào, với quá khứ, với chính mình.Đôi trai gái xưng hô theo lối rất dân gian: Ta – mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của ta và mình trong cuộc chia tay giã bạn là ân tình – chung thuỷ:

Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?
Phố cao còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng

“Mình về mình có nhớ ta” đã là chuyện chung thuỷ! Nhưng “mình đi mình có nhớ mình” thì ân tình chung thuỷ đã được đẩy tới một mức thật sâu. Mình đi khỏi Việt Bắc là đi khỏi thời gian khổ, nơi gian khổ, có thể mình quên ta phụ ta. Nhưng mình có nhớ chính mình chăng, có phụ chính mình được chăng? Bởi quên Ta cũng chính là quên Mình đó. Những câu hỏi thâm thúy ân tình như vậy đã giúp Tố Hữu dân gian hoá, truyền thống hoá một vấn đề của cách mạng, vấn đề của hôm nay. Người con trai cũng trả lời, cũng ghi lòng tạc dạ với một tinh thần như thế.

-Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người

-Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông càng giục chân nhanh bước đường

-Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

Kết câu đối đáp hài hoà với lối thơ lục bát giàu chất dân gian như thế đã làm cho bài Việt Bắc của Tố Hữu có cái dáng dấp của một bài hát giao duyên được viết theo lối dân gian. Nó làm cho bài thơ gần gũi với tâm hồn quần chúng và dễ dàng gia nhập vào mạch văn hoá dân gian, trở thành những lời hát ru. Thậm chí có thể trình bày bài thơ theo lối diễn xướng dân gian rất thích hợp.

Có lẽ cũng cần phải nói thêm về phong vị cổ điển của nó. Đây là một nét truyền thống khác của thơ Tố Hữu. Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, chúng ta thấy không khí lục bát thật trang trọng. Thi sĩ đã dùng những thi liệu của”Truyện Kiều” để tâm tình với tác giả “Truyện Kiều”, ông cũng dùng hình thức lấy Kiều, tập Kiều để làm cho bài thơ có phong vị cổ điển. Còn ở đây không riêng chúng ta đã thấy kết cấu trữ tình của bài thơ, giọng điệu tứ bình của bài có phần nghiêng hẳn về cổ điển. Câu lục bát ở những chỗ ấy thường chặt chứ không lỏng, chữ “đúc” nhiều, chữ “nước” ít. Hình thức tiểu đối được sử dụng dầy và biến hoá nhịp nhàng. Nhưng có lẽ đáng nói hơn vẫn là lối vẽ thiên nhiên trong các câu thơ lục bát ấy. Nói riêng đoạn “Hoa cùng người”, có thể thấy ngay, thi sĩ tạo hình theo lối xây dựng bộ tranh trữ tình – một hình thức rất phổ biến của nghệ thuật cổ điển. Hoa và người soi chiếu nhau, tôn vinh lẫn nhau. Còn bức tranh dường như đã tái hiện trọn vẹn đầy đủ nhịp vận hành luân chuyển của thiên nhiên và con người Việt Bắc:

Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Thành công của bài thơ Việt Bắc còn ở nhiều phương diện khác như: ngôn ngữ, nội dung, hình tượng nhân vật trữ tình… Nhưng có thể khẳng định chất dân tộc, chất truyền thống đậm đà đã tạo nên sức sống, sức lay động lòng người cho bài thơ. Và Việt Bắc cùng với những bài thơ khác của Tố Hữu đã khẳng định phong cách độc đáo của ông trong suốt chặng đường cầm bút của người nghệ sĩ cách mạng: từ hiện đại trở về với cổ điển, trở về với nét dân tộc và truyền thống.

Bên cạnh Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó. các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Bình giảng đoạn thơ: “Mình đi, có nhớ những ngày… đậm đà lòng son” trong bài Việt Bắc hay phần Phân tích đoạn thơ: “Ta về, mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” trong bài Việt Bắc nhằm củng cố kiến thức của mình.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Cảm nhận về hai đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc và Tây Tiến nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Ngoài ra, Viết một bài văn ngắn nêu lên những suy nghĩ của mình về nạn bạo lực học đường đang thường xuyên xảy ra hôm nay là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/viet-bac-la-mot-trong-nhung-bai-tho-the-hien-rat-dam-da-tinh-dan-toc-duoc-the-hien-trong-nghe-thuat-tho-to-huu-hay-lam-ro-dieu-do/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button