Giáo dục

Nhà lý được thành lập năm bao nhiêu? Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Nhà Lý là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam. Nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vậy Nhà lý được thành lập năm bao nhiêu? Nhà Lý được thành lập như thế nào? Hãy cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu nhé.

Nhà lý được thành lập năm bao nhiêu? Nhà Lý được thành lập như thế nào?
Nhà lý được thành lập năm bao nhiêu? Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Nhà lý được thành lập năm bao nhiêu?

Câu hỏi: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

Bạn đang xem bài: Nhà lý được thành lập năm bao nhiêu? Nhà Lý được thành lập như thế nào?

  • A. Năm 1008
  • B. Năm 1009
  • C. Năm 1010
  • D. Năm 1011

Đáp án đúng B: Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, triều thần nhà Lê tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý được thành lập.

Giải thích:

Lý Thái Tổ hay Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn.

Lý Công Uẩn lớn lên dưới thời Lê Hoàn, ông phò tá hoàng tử Lê Long Việt. Vào năm 1005, vua Lê Hoàn mất, triều đình Tiền Lê loạn lạc vì các con tranh giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, chính là vua Lê Trung Tông. Tuy nhiên chỉ sau 3 ngày, ông bị em trai Lê Long Đĩnh giết hại và giành ngôi.

Trong khi tất cả quan lại đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn ôm xác vua Lê Trung Tông mà khóc. Lê Long Đĩnh không trị tội ông mà còn khen Lý Công Uẩn là người sống trung nghĩa. Lý Công Uẩn tiếp tục được trọng dụng và được phong làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ. Sau đó ông được thăng chức làm Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.

Năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Đó là vua Lý Thái Tổ. Nhà Tiền Lê chấm dứt, nhà Lý bắt đầu từ đây (năm 1009).

Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Sau khi Lê Hoàn mất (năm 1005), Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng căm giận.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành lập.

Nhà Lý đóng đô ở đâu?

Buổi đầu độc lập, nhà Lý đóng đô ở Hoa Lư. Đến tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Thành Đại La sau này được đổi tên thành Thăng Long (bây giờ là Hà Nội).

Các triều đại sau này như nhà Trần, nhà Hậu Lê,… cũng lấy Thăng Long làm kinh đô của đất nước.

Nhà Lý được hình thành trong hoàn cảnh như thế nào?

Sau khi Lê Hoàn mất (năm 1005), Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng căm giận.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các con còn quá nhỏ. Sau đó các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

Thuở nhỏ Lý Công Uẩn được nhận làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Sau này, khi lớn lên Lý Công Uẩn làm quan nhà Lê. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đang giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư.

Nhận được sự tin tưởng cũng như sự giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn nhanh chóng lên ngôi vua. Từ đó, nhà Lý được thành lập.

Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Thời nhà Lý, bộ máy nhà nước được chia thành 02 cấp là ở trung ương và ở địa phương.

Tổ chức chính quyền trung ương:

  • Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
  • Các chức vụ quan trọng đều do những người thân cận nhà vua nắm giữ.
  • Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

Tổ chức chính quyền địa phương:

  • Nhà Lý đã chia nước ta thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu). Đặt các chức tri phủ, tri châu.
  • Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý

Để có thể hình dung cụ thể và hiểu hơn về các cấp chính quyền ở thời nhà Lý thì hãy cùng GiaiNgo khám phá sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý nhé!

Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Qua sơ đồ trên bạn có thể thấy tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý ngày càng chặt chẽ hơn. Không những thế bộ máy còn quy cũ và chặt chẽ hơn. Mọi quyền lực đều nằm trong tay Vua.

9 đời vua triều đại nhà Lý

Nhà Lý trải qua 09 đời vua.

  • Lý Thái Tổ (1010 – 1028), tên húy Lý Công Uẩn.
  • Lý Thái Tông (1028 – 1054), tên húy Lý Phật Mã.
  • Lý Thánh Tông (1054 – 1072), tên húy Lý Nhật Tôn.
  • Lý Nhân Tông (1072 -1127), tên húy Lý Càn Đức.
  • Lý Thần Tông (1127 – 1138), tên húy Lý Dương Hoán.
  • Lý Anh Tông (1138 – 1175), tên húy Lý Thiên Tộ.
  • Lý Cao Tông (1175 – 1210), tên húy Lý Long Cán.
  • Lý Huệ Tông(1210 – 1224), tên húy Lý Hạo Sảm.
  • Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225), tên húy Lý Thiên Hinh Nữ.

1. LÝ THÁI TỔ (1010 – 1028)

Tên húy là Lý Công Uẩn, sinh ngày 12 tháng 02 năm Giáp Tuất (974) là người châu Cổ Pháp (thuộc huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh ngày nay).

Thời Lê Ngọa Triều, Lý Công Uẩn giữ chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, sau đó được thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Bởi chức này, sử cũ thường gọi vua là Thân vệ. Năm Kỷ Dậu (1009), Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần (đại diện là Đào Cam Mộc) và các nhà sư (đại diện là Sư Vạn Hạnh) tôn lên ngôi vua. Vua lên ngôi tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) nhưng bắt đầu đặt niên hiệu riêng từ năm 1010 nên sử vẫn thường tính năm đầu đời Lý Thái Tổ là năm 1010. Tháng 7 năm 1010 vua quyết định dời đô về Thăng Long. Vua ở ngôi 18 năm, mất ngày 03 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), thọ 54 tuổi. Trong 18 năm làm vua, ông chỉ dùng một niên hiệu duy nhất là Thuận Thiên.

2. LÝ THÁI TÔNG (1028 – 1054)

Tên húy là Lý Phật Mã hay Lý Đức Chính, con trưởng của Lý Thái Tổ, mẹ đẻ là Lê Thái Hậu. Vua sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tí (1000) tại Hoa Lư. Tháng 4 năm Nhâm Tý (1012), ông được lập Thái tử và lên ngôi Vua vào ngày 04 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), ở ngôi 26 năm, mất ngày 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), thọ 54 tuổi.

Vua Lý Thái Tông là vị vua anh minh và có nhiều đóng góp trong triều đại nhà Lý. Chính ông thân chinh đem quân đi dẹp cuộc nổi dậy của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao; năm 1044 sau cuộc chiến tranh với Chiêm Thành vua cho đại xá miễn một nữa tiền thuế để khoan sức dân; năm 1049 cho xây chùa Diên Hựu (Chùa Một cột); Năm 1042 vua cho ban hành Bộ Luật Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

Trong thời gian ở ngôi, ông có 6 lần đặt niên hiệu, đó là: Thiên Thành (1028-1034), Thông Thụy (1034-1039), Càn Phù Hữu Đạo (1039-1042), Minh Đạo (1042-1044), Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1049), Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054).

3. LÝ THÁNH TÔNG (1054-1072)

Tên húy là Nhật Tôn. Các bộ chính sử đều chép vua là con trưởng của vua Lý Thái Tông, mẹ người họ Mai, tước Kim Thiên Thái hậu (duy chỉ có Đại Việt sử lược thì chép vua là con thứ ba, mẹ là Linh Cảm Thái hậu). Vua sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023) tại kinh thành Thăng Long. Ngày 6 tháng 5 năm Mậu Thìn (1028) ông được lập thành Thái tử và lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), ông ở ngôi 18 năm, mất tháng 1 năm Nhâm Tí (1072), thọ 49 tuổi.

Vua được xem là ông vua thương dân, gắn bó với nông dân, đồng ruộng, ông thường đi xem cấy, gặt hái. Năm 1070 vua cho mở trường lập Văn Miếu tại kinh đô Thăng Long.

Trong 18 năm ở ngôi, vua Lý Thánh Tông đã 5 lần đặt niên hiệu, đó là: Long Thụy Thái Bình (1054-1058), Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Long Chương Thiên Tự (1066-1068), Thiên Huống Bảo Tượng (1068-1069), Thần Vũ (1069-1072).

4. LÝ NHÂN TÔNG (1072-1127)

Tên húy là Càn Đức, con trưởng của Vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ là Linh Nhân Thái hậu (tức bà Ỷ Lan). Vua sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ (1066) tại kinh thành Thăng Long, lên ngôi tháng 1 năm Nhâm Tí (1072), ở ngôi 55 năm, mất ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), thọ 61 tuổi.

Trong thời gian vua Lý Nhân Tông ở ngôi, nhà Tống có ý đồ xâm lược nước ta, vua và Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh đuổi quân Tống, và đã chiến thắng ở sông Như Nguyệt, đánh đuổi được quân Tống.

Năm 1076 vua cho mở trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long, cũng từ đây, nền giáo dục đại học của nước ta được khai sinh.

Trong 55 năm ở ngôi vua đã 8 lần đặt niên hiệu, đó là: Thái Ninh (1072-1076), Anh Vũ Chiêu Thắng  (1076-1084), Quảng Hựu (1085-1092), Hội Phong (1092-1100), Long Phù (Long Phù Nguyên Hóa) (1101-1109), Hội Tường Đại Khánh (1110 – 1119), Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126), Thiên Phù Khánh Thọ (1127).

5. LÝ THẦN TÔNG (1127-1138)

Tên húy là Dương Hoán, con trưởng của em ruột vua Nhân Tông là Sùng Hiền Hầu, được Vua Trần Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi sau truyền ngôi cho, mẹ đẻ là phu nhân họ Đỗ. Thần Tông là cháu ruột của Vua Nhân Tông. Vua sinh tháng 6 năm Bính Thân (1116), Năm Đinh Dậu (1117) thì được Nhân Tông nhận làm con nuôi. Khi vua Nhân Tông mất, ông được lên nối ngôi vào cuối tháng 12 năm Đinh Mùi (1127). Vua ở ngôi 10 năm, mất ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1138), thọ 22 tuổi.

Vua Lý Thần Tông coi trọng việc phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, do vậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp. Trong thời gian ở ngôi, vua Lý Thần Tông đã đặt hai niên hiệu: Thiên Thuận (1128-1132), Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138).

6. LÝ ANH TÔNG (1138-1175)

Tên Húy là Thiên Tộ, con trưởng của Lý Thần Tông, mẹ đẻ là Lê thái hậu. Vua sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136) và lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ (1138), ở ngôi 37 năm, mất vào tháng 7 năm Ất Mùi (1175), thọ 39 tuổi.

Trong 37 năm ở ngôi, ông đã đặt 4 niên hiệu: Thiệu Minh (1138-1140), Đại Định (1140-1162), Chính Long Bảo Ứng (1163-1174), Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175).

7. LÝ CAO TÔNG (1175-1210)

Tên húy là Long Trát hay Long cán, là con thứ 6 của Vua Anh Tông, mẹ đẻ là Thụy Châu Thái hậu, người họ Đỗ. Vua sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tị (1173), lên ngôi tháng 7 năm Ất Mùi (1175), ở ngôi 35 năm, mất ngày 28 tháng 10 năm Canh Ngọ (1210), thọ 37 tuổi.

Trong thời gian ở ngôi, vua ăn chơi vô độ do vậy giặc cướp nổi lên nhiều nơi, dân đói kém liên miên, cơ nghiệp nhà Lý suy đồi từ đây dù đã có dấu hiệu từ thời vua Lý Anh Tông.

Vua Lý Cao Tông có 4 lần đặt niên hiệu: Trinh Phù (1176-1186), Thiên Tư Gia Thụy (1186-1202), Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1205), Trị Bình Long Ứng (1205-1210).

8. LÝ HUỆ TÔNG (1210-1224)

Tên húy là Hạo Sảm, con trưởng của Vua Cao Tông, mẹ đẻ là Đàm Thái Hậu. Vua sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194), được lập làm Thái tử vào tháng 1 năm Mậu Thìn (1208), lên ngôi cuối năm Canh Ngọ (1210), ở ngôi 14 năm. Năm Giáp Thân (1224), vua nhường ngôi cho con gái thứ là Lý Chiêu Hoàng rồi đi tu ở chùa Chân Giáo (trong thành Thăng Long, hiệu là Huệ Quang Thiền Sư). Mặc dù ông ở ngôi vua, nhưng mọi việc trong triều chính đều do Trần Thủ Độ điều hành.  Huệ Tông sau bị nhà Trần bức tử vào tháng 8 năm Bính Tuất (1226), thọ 32 tuổi. Trong 14 năm trị vì, vua chỉ đặt một niên hiệu là Kiến Gia (1211-1224).

9. LÝ CHIÊU HOÀNG (1224-1225)

Tên húy là Phật Kim, lại có tên húy khác là Lý Thiên Hinh Nữ, được vua cha là Lý Huệ Tông phong làm Chiêu Thánh công chúa, là con thứ hai của vua Trần Huệ Tông, mẹ đẻ là Thuận Trinh thái hậu Trần Thị Dung. Bà sinh tháng 9 năm Mậu Dần (1218). Tháng 10 năm Giáp Thân (1224) được vua cha truyền ngôi. Đến tháng 12 năm Ất Dậu (1225) dưới sự đạo diễn của Trần Thủ độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (là cháu gọi Trần Thủ Độ bằng chú, sau này là vua Trần Thánh Tông), từ đây bà là Chiêu Thánh hoàng hậu. Nhà Lý chấm dứt từ đó. Lý Chiêu Hoàng mất vào tháng 3 năm Mậu Dần (1278), thọ 60 tuổi. Niên hiệu trong thời gian bà ở ngôi là Thiên Chương Hữu Đạo.

Nhà Lý chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225. Lúc đó, bà chỉ mới có 7 tuổi.

Ngôi vàng của triều Lý kể từ đây bắt đầu chuyển qua cho nhà Trần. Đây cũng là lý do vì sao đền bát đế ở làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (quê gốc của dòng họ Lý) không thờ Lý Chiêu Hoàng.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/nha-ly-duoc-thanh-lap-nam-bao-nhieu/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button