4 Đề đọc hiểu Thuật hứng bài 24 có đáp án được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn và tổng hợp từ các đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn lớp 10 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em củng cố kiến thức trong quá trình ôn luyện để chuẩn bị cho kì thì sắp tới. Mời các em tham khảo 4 bộ đề Thuật hứng 24 đọc hiểu ngay sau đây.
Đọc hiểu Thuật hứng bài 24 – Đề số 1
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Bạn đang xem bài: 4 Đề đọc hiểu Thuật hứng bài 24 có đáp án chi tiết
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng** khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi,
NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)
*Bui: duy, chỉ có;
** chăng: chẳng, không
Câu 1. Nêu tên thể thơ của văn bản trên.
Lời giải:
Thể thơ của văn bản trên là thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn.
Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận.
Lời giải:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu luận: đối, phóng đại
Câu 3. Hai câu kết cho thấy vẻ đẹp gì của Nguyễn Trãi?
Lời giải:
Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua cặp câu kết: tấm lòng trung hiếu/ lòng yêu nước, thương dân/ kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân
Câu 4. Hai câu đề của bài thơ trên gợi cho em nghĩ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ Văn 10? Chỉ ra một điểm giống nhau giữa hai bài thơ?
Lời giải:
Hai câu đầu gợi nhớ bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: đều thể hiện tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên,…
Câu 5. Bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi gợi anh/chị nghĩ đến phẩm chất quan trọng nào của con người? Hãy viết đoạn văn ngắn 100 chữ bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó.
Lời giải:
Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.
Yêu cầu về kiến thức:
- Trình bày đúng vấn đề: bàn về một phẩm chất quan trọng của con người được gợi ra từ bài thơ Thuật hứng 24: lòng yêu nước, nhân cách thanh cao, kiên trì với lí tưởng,…
- Lí giải ngắn gọn vì sao đó là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu của con người
- Rút ra bài học, ý thức trách nhiệm của bản thân
Bài văn mẫu:
Lòng yêu nước, nhân cách thanh cao,kiên trì với lí tưởng là một trong những phẩm chất tốt đẹp, không thể thiếu của con người. Đó chính là sự chân thành, một lòng với nước, sống thanh cao, hướng về lẽ sống tốt đẹp. Từ ngày xưa phẩm chất ấy đã được phát huy. Những vị anh hùng, bậc hiền triết ngày xưa luôn có một lòng yêu nước vĩ đại, hết lòng vì nước vì dân. Không chỉ vậy, họ còn sống một lối sống đạm bạc, thanh cao, tránh xa vòng lao lí, hướng đến lẽ sống đẹp, sống cao quý. Và ngày nay những phẩm chất ấy vẫn được tiếp nối cho chúng ta noi theo. Mỗi người chúng ta cần sống với một lòng trung với Đảng, hiếu với dân. Sống phải có lý tưởng cao đẹp để hoàn thiện nhân cách bản thân. Chỉ có phát huy những phẩm chất ấy chúng ta mới có thể mang đến cuộc sống có ích, tươi đẹp cho xã hội.
Đọc hiểu Thuật hứng bài 24 – Đề số 2
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Bạn đang xem bài: 4 Đề đọc hiểu Thuật hứng bài 24 có đáp án chi tiết
Công danh đã được hợp (1) về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.
Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng bài 24 – Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006)
Chú thích:
- (1) Hợp : đáng, nên
- (2) Yên hà : khói sông
- (3) Bui : chỉ có
- (4) Chăng : chẳng
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm
Câu 2. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn bản trên
Lời giải:
Những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn bản trên: ao cạn, bèo, muốn, phong nguyệt, yên hà
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ :
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Lời giải:
Biện pháp tu từ: Liệt kê “ao cạn, vớt bèo, cấy muốn, phát cỏ, ương sen”
Tác dụng:
- Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ
- Nhấn mạnh về cuộc sống bình dị, nông nhàn của tác giả
- Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống bình dị
Câu 4. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Lời giải:
Tác dụng của phép đối:
– Diễn tả sự phong phú, vô hạn của thiên nhiên và đời sống tâm hồn thanh cao, giàu đẹp, chan hòa với tạo vật của Nguyễn Trãi.
– Giúp cho lời bài thơ hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.
Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối.
Lời giải:
Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng của một người yêu nước thương dân. Ngay cả khi sống trong cảnh nhàn hạ, gần gũi với thiên nhiên thì ông vẫn không quên mối lo cho dân, cho nước. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, thiết tha
Câu 6. Hai câu thơ
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
ngợi khen đã thể hiện thái độ và quan niệm về cuộc sống của Nguyễn Trãi như thế nào?
Lời giải:
Thái độ: Yêu thích, hài lòng với cuộc sống an nhàn, bình dị ẩn dật nơi thôn dã làng quê.
Quan niệm: Khi đã được công danh nên lui về nhàn không quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê.
Câu 7. Anh/chị có đồng tình với quan niệm nhân sinh của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu thơ đầu không? Vì sao?
Lời giải:
Quan niệm nhân sinh của Nguyễn Trãi là: Khi đã được công danh nên lui về nhàn không quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê.
– Em có đồng tình với quan niệm nhân sinh của tác giả.
Vì:
- Khi công danh, mục tiêu, lí tưởng đã trọn vẹn việc lui về ở ẩn, tận hưởng cuộc sống là một cách để di dưỡng tâm hồn.
- Không phải đối diện với bon chen, thị phi..
Đọc hiểu Thuật hứng bài 24 – Đề số 3
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Bạn đang xem bài: 4 Đề đọc hiểu Thuật hứng bài 24 có đáp án chi tiết
Công danh đã được hợp (1) về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.
Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng bài 24 – Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006)
Chú thích:
- (1) Hợp : đáng, nên
- (2) Yên hà : khói sông
- (3) Bui : chỉ có
- (4) Chăng : chẳng
Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
Lời giải:
Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 2. Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã nêu lí do về nhàn của mình là gì?
Lời giải:
Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã nêu lí do “về nhàn” của mình là:
- Đã đạt được công danh
- Không còn quan tâm đến chuyện lành, dữ, khen, chê của người đời
Câu 3. Chỉ ra những công việc gắn với cuộc sống khi về nhàn của tác giả trong hai câu thơ:
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Lời giải:
Học sinh chỉ ra được những công việc gắn với cuộc sống khi “về nhàn”của tác giả: Vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen.
Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về chữ công danh trong câu thơ: Công danh đã được hợp về nhàn?
Lời giải:
Chữ “Công danh” trong câu thơ được hiểu là: sự nghiệp và danh tiếng.
Câu 5. Nêu những sáng tạo nghệ thuật mang tính dân tộc hóa trong bài thơ.
Lời giải:
Học sinh chỉ ra được ít nhất 02 biểu hiện sáng tạo nghệ thuật mang tính dân tộc hóa:
- Việt hóa thể thơ Đường luật, sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, viết bằng chữ Nôm.
- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, sử dụng những từ ngữ thuần Việt.
- Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, vượt ra khỏi tính quy phạm của thơ Đường luật
Câu 6. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. (Trình bày trong khoảng 5 đến 7 câu)
Lời giải:
Học sinh trình bày được những nhận xét của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ:
- Không ham danh lợi, ung dung tự tại.
- Yêu thiên nhiên, gắn bó giao hòa với thiên nhiên.
- Một lòng trung quân ái quốc, hiếu thuận với mẹ cha
Đọc hiểu Thuật hứng bài 24 – Đề trắc nghiệm
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Bạn đang xem bài: 4 Đề đọc hiểu Thuật hứng bài 24 có đáp án chi tiết
Công danh đã được hợp (1) về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.
Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng bài 24 – Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006)
Chú thích:
- (1) Hợp : đáng, nên
- (2) Yên hà : khói sông
- (3) Bui : chỉ có
- (4) Chăng : chẳng
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú Đường luật.
D. Lục bát
Câu 2: Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ thứ nhất?
A. Hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.
B. Nguyễn Trãi vẫn rất khao khát đối với việc lập công danh nhưng thời thế không cho phép, bắt buộc ông phải về nhàn.
C. Đối với Nguyễn Trãi, nếu không còn công danh thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn.
D. Đối với Nguyễn Trãi, công danh chỉ là tạm bợ, thú nhàn là điều ông luôn hướng tới.
Câu 3: Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực, hai câu luận
C. Hai câu luận, hai câu kết
D. Hai câu kết
Câu 4: Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Câu 5: Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?
A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
C. Nối về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi.
D. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng.
Câu 6: “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào?
A. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
B. Công danh đã được hợp về nhàn,
C. Mài chăng khuyết, nhuộm răng đen
D. Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Câu 7: Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?
A. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi đối với cha mẹ.
B. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua.
C. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.
D. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.
Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Lời giải:
Bài thơ thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn, trở về với cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, với công việc đồng ruộng và rời xa chốn quan trường đầy toan tính.
Tuy vậy, ẩn sâu trong tâm hồn ông vẫn là tấm lòng luôn hướng về dân về nước. Bài thơ ca ngợi tâm hồn thanh cao, trái tim yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.
Câu 9: Nêu những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ.
Lời giải:
Những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ:
– Viết về lối sống nhàn, gần gũi với thú vui của người xưa trong ca dao
– Tâm thế an nhàn, ung dung, tự tại của Nguyễn Trãi có nét tương đồng với tâm thế của người bình dân trong ca dao, dân ca.
– Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ dân gian tự nhiên, gần gũi.
=> Những yếu tố tượng trưng, ước lệ của thơ trung đại đã được thay thế bằng những chất liệu gần gũi, ngôn ngữ dân tộc được sử dụng tinh tế, gợi cảm.
Câu 10: Bài thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Lời giải:
Qua bài thơ, người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp thanh cao của một con người trọng khí tiết trong Nguyễn Trãi.
Bài thơ khiến người đọc thêm yêu mến nhân cách và tấm lòng ông dành trọn cho nhân dân, đất nước.
Câu 11. Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Thuật hứng 24
Lời giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nhắc đến một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ độc đáo không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi
- Bài thơ “Thuật hứng 24” thể hiện cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông sống
2. Thân bài
– Hai câu thơ đầu: Bỏ lại công danh trở về với cuộc sống thanh nhàn
- Công danh: Ai cũng theo đuổi, đạt được và thấy được sự đối nghịch trong đó lại muốn rời bỏ
- Đối với Nguyễn Trãi: Bỏ công danh ở phía sau, trở về quê nhà, lấy thiên nhiên làm bạn, hòa mình vào thiên nhiên với những thú vui
– Hai câu thơ tiếp theo: Những thú vui chốn quê nhà
- Cuộc sống giản dị, khác so với những gì mà Nguyễn Trãi đã có, đã cống hiến, làm những công việc của những người nông dân như vớt bèo, phát cỏ.
- Ăn những món ăn giản dị, không có sơn hào hải vị: Rau muống, ương sen
– Bốn câu thơ cuối: Lối sống thanh bạch, nỗi lo cho đất nước
- Lối sống yên bình, làm bạn với gió, trăng
- Nỗi lo cho đất nước: Lo cho vận mệnh đất nước khi tồn tại bè lũ quan tham, no cho dân, hướng về đất nước
- Sự hối tiếc nhẹ khi không cống hiến toàn bộ tài năng của mình cho đất nước
3. Kết bài
– Bài thơ “Thuật hứng 24” với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở
– Bài thơ thể hiện tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi dành dân, cho nước, yêu thiên nhiên cuộc sống
***********
Trên đây là 4 bộ đề đọc hiểu Thuật hứng bài 24 có đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt để bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em luôn đạt điểm cao trong các bài thi nhé.
Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/de-doc-hieu-thuat-hung-bai-24/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục