Giáo dục

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ lớp 6 hay nhất (8 Mẫu)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ bao gồm dàn ý chi tiết cùng 8 bài mẫu hay nhất được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá chọn lọc từ các bài văn đạt điểm cao sẽ là gợi ý giúp các em hoàn thành tốt bài văn của mình.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ lớp 6 hay nhất (8 Mẫu)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ

Bài thơ Về thăm mẹ lớp 6

Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày

Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

a. Mở bài:

Giới thiệu bài thơ, tác giả và nêu cảm nhận chung.

Ví dụ: Bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương. Đây là bài thơ em ấn tượng và yêu thích nhất trong chương trình Ngữ Văn của mình.

b. Thân bài:

Cảm nghĩ về bài thơ:

– Về nội dung:

+ Hình ảnh của người mẹ (gắn liền với bếp lửa và gắn liền với sự vật bình thường).

+ Tình yêu thương của con dành cho mẹ.

– Về nghệ thuật: thể thơ lục bát, gieo vần chân, nhịp thơ,…

Ví dụ:

Điều em ấn tượng nhất ở bài thơ Về thăm mẹ là nội dung sâu sắc của nó.

  • Đây là bài thơ viết về tình cảm gia đình thiêng liêng, thân thương và đầy xúc động
  • Được thể hiện qua hình ảnh người con xúc động vô cùng khi thấy cảnh sống đơn sơ của mẹ, khi thấy sự tần tảo, chịu thương chịu khó của người mẹ.
  • Còn thơ hiện qua sự yêu thương khi người mẹ chắt chiu phần những quả na cuối cùng đợi con trở về
  • Từ đó đã chạm tới cảm xúc trong em khiến em thấy yêu thương và biết ơn mẹ của mình nhiều hơn.

c. Kết bài:

Khẳng định giá trị bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ lớp 6 hay nhất
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ lớp 6 hay nhất

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 1

Bài thơ Về thăm mẹ là bài thơ giàu ý nghĩa về tình mẹ con. Qua lời tâm sự của người con, hình ảnh người mẹ hiện lên thật dịu dàng. Mẹ không xuất hiện trực tiếp, mà hiện lên qua những đồ vật, cảnh trí trong nhà. Cái nào cũng được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và tươm tất. Điều đó gián tiếp khẳng định sự tảo tần, đảm đang của người mẹ. Chi tiết trời bỗng đổ cơn mưa ở đầu bài thơ, và sự rưng rưng ở cuối bài chính là cảm xúc của người con dành cho mẹ. Vừa yêu thương, lại vừa buồn bã khi thiếu dáng mẹ ở nhà. Những chi tiết ấy, bộc lộ một cách trực tiếp về tình cảm mà người con dành cho mẹ yêu quý.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 2

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là bài thơ khiến em vô cùng cảm động về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ đã hiện lên gián tiếp qua từng đồ vật trong nhà. Đó là hũ tương, là chiếc nón mê, cái áo tơi, và cả đàn gà con với cái nơm tre. Người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm lo cho gia đình, nên nơi đâu cũng có dáng mẹ, việc gì cũng có bàn tay mẹ chăm lo. Nhờ có mẹ tảo tần chịu khó, mà người con có một mái ấm yên bình, hạnh phúc. Những từ “xưa”, “lủn củn”, “hỏng vành” đã thể hiện được phần nào sự khó khăn, thiếu thốn của ngôi nhà. Nhưng ở đó, người mẹ vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình. Hình ảnh quả na cuối mùa được để dành lại trên cành đã nói lên tất cả tâm tư của mẹ. Dù là thứ nhỏ nhặt nhất, mẹ cũng nghĩ đến con, muốn để lại cho con. Ôi, tình mẹ thật là bao la và vĩ đại. Thứ tình cảm ấy đã được nhà thơ Nam Khương khắc họa bằng những hình ảnh trong sáng và giản dị nhất. Nhờ vậy, người đọc có thể cảm nhận được một cách tha thiết nhất tình mẫu tử quý giá trong bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 3

Bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người đọc. Trước hết là bởi bài thơ vẽ nên một bức tranh cuộc sống bình dị với bao vật quen thuộc nơi làng quê như: chum tương, nón mê, áo tơi, bù nhìn, đàn gà, cái nơm… Chính từ không gian làng quê yên bình. Từ khoảng lặng trong tâm hồn, người đọc lại càng xúc động trước hình ảnh của những người mẹ Việt Nam tảo tần, giàu đức hi sinh. Cả đời mẹ gió sương, vất vả sớm lo toan cho gia đình. Đời mẹ luôn nghĩ cho con, dành những điều tốt đẹp nhất cho con: “Bất ngờ rụng ở trên cành – Trái na cuối cùng của mẹ dành cho con”. Những “món quà” giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương vô bờ bến của mẹ khiến con xúc động, rưng rưng khó nói thành lời: “Nghẹn thương mẹ nhiều hơn…”. Dấu chấm là một khoảng lặng, cho thấy con không lớn, trưởng, đã tìm hiểu những khó khăn, gian khổ của đời mẹ. Và cũng bởi vậy, bài thơ nên viết từ những câu chuyện “đơn giản ngày thường” nhưng ấm áp, thân thương, cảm xúc khiến trái tim người đọc cảm động.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 4

Bài thơ Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là một tác phẩm thơ chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện, mà gián tiếp hiện lên qua hình dáng của những đồ vật trong ngôi nhà. Từ chum tương, bếp lửa, đàn gà con, đến cái áo tơi, nón mê, tất cả đều có bóng dáng tần tảo vun đắp của mẹ ở trong đó. Chính người mẹ ấy đã thầm lặng làm tất cả, chịu đủ vất vả, để giữ gìn mái ấm đơn sơ cho người con. Tình thương của mẹ được tác giả gói trong một hình ảnh “trái na cuối vụ”. Tuy chỉ là một trái na chín bình thường, nhưng đó là biểu tượng của tình mẹ cao cả. Những thứ gì ngon, đẹp mẹ đều dành lại phần con. Sự chắt chiu, nhường nhịn ấy là kết quả của một trái tim đầy tình yêu thương của mẹ. Thật đáng trân trọng biết bao tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ấy!

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 5

Trong chương trình Ngữ Văn 6 em đã được tìm hiểu rất nhiều bài thơ lục bát, những bài thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương. Đây là một bài thơ sâu sắc khi viết về đề tài tình cảm gia đình. Ở đó em thấy sự xót xa thương mẹ vô cùng của người con khi về thăm quê. Chứng kiến cảnh sống giản dị đơn sơ của mẹ với “chiếc nón mê đã cũ” “áo tơi đã cộc”, mặc dù vậy nhưng mẹ vẫn lo toán vun vén cho căn nhà của mình để chờ con về mẹ vẫn nấu tương vẫn nuôi gà mấy chú gà dường như là màu sắc tươi tắn duy nhất nổi bật trên cảnh sống đơn xơ, u ám của mẹ. Đặc biệt hơn cảm xúc của người con còn trào dâng, xúc động khi ngước mắt nhìn thấy những quả na cuối vụ mẹ vẫn phần mình. Chỉ từ những điều rất nhỏ nhặt giản dị, đơn sơ ở cuộc sống thường ngày thôi nhưng ta thấy được tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng và da diết. Bài thơ Về thăm mẹ không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học dạy tôi phải biết yêu thương, quan tâm, lo lắng hơn với những người thân yêu của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 6

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ Về thăm mẹ biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ Về thăm mẹ là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,… Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ – chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy – cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 7

Bài thơ Về thăm mẹ là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Bằng lối diễn đạt giản dị kết hết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gùi thân thương. Câu thơ mở đầu: “Con về thăm mẹ chiều đông/ bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” như một lời kể lại nhưng người đọc dường như cảm nhận được hơi ấm của tình mẹ con. Có mẹ trong nhà tràn ngập ấm áp. Hình ảnh mẹ gắn liền với khơi khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà, cũng như đang nói về cuộc đời lam lũ, thảo thơm của mẹ. Khi mẹ vắng nhà, ngồi trước mái hiên, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhìn những đồ vật thân quen đều khiến con gợi nhớ tới hình ảnh mẹ. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dẳm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Hay như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn dưới đồng sâu với mẹ tuy đã cũ mòn những vẫn còn lủn củn khóa hờ người rơm; cái nơm, hỏng vành, đàn gà con nối đuôi mẹ tránh mưa,… tất cả đều gợi nhớ về mẹ, về hình ảnh mẹ tần tảo sớm khuya. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gắn gũi, mang tình nghĩa thẳm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng uêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: ” bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con.” Một trái na cuối vụ đõ chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái câu do tự tay mình trồng, mình chăm. Không nhiều lời, chỉ còn một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Bằng cách dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tỏ vò giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo, vất vả lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ củo Định Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà ngay như chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày..

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ – Mẫu 8

Nỗi lòng của người con sau bao ngày xa cách trở về thăm mẹ đã được tác giả diễn tả bằng lối giản dị kết hợp với thể thơ lục bát thật xuất sắc trong tác phẩm “Trong lòng mẹ”. Nó như lời nói bình thường của hai mẹ con với nhau. Câu thơ đầu như một lời kể nhưng người đọc như cảm nhận được hơi ấm của tình cảm mẹ con. Hình ảnh người mẹ gắn liền với hơi khói đượm hơi ấm của chiều tà, cũng như đang nói về cuộc đời lam lũ của mẹ. Mẹ vắng nhà, nhân vật “tôi” ngồi trước mái hiên ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, nhìn những đồ vật thân thương mà nhớ tới mẹ. Từ chiếc nón dãi dầm sương nắng, chiếc áo tơi đã từng qua bao buổi cày bừa trên đồng từng thứ từng thứ đều gợi nhớ về hình ảnh tần tảo sớm khuya của mẹ. Đồ vật nào với mẹ cũng có sự gần gũi nó như phẩm chất của những người mẹ Việt Nam đó là thủy chung. Tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của mẹ đã được tô đậm lên trong hình ảnh để dành phần con. Mẹ hằng ngày vẫn mong ngóng con trở về để nếm được hương vị trái cây do chính tay mình trồng. Chỉ với một hình ảnh như vậy đã cho ta thấy được tình yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. Điểm mạnh của bài thơ là cách tác giả khéo léo dùng lối nói ẩn dụ cùng những hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả của bài. Tác giả Đinh Nam Khương đã nêu lên rõ nét hình tượng người mẹ Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành và luôn vất vả lam lũ sớm chiều nhưng luôn đong đầy tình yêu thương con. Không chỉ riêng tác giả mà chính chúng ta cũng chung tình cảm nghẹn ngào thương yêu mẹ từ những chuyện giản đơn thường ngày.

**************

Trên đây là 6 bài mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ hay nhất được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em củng cố vốn từ, trau dồi kỹ năng viết văn để hoàn thiện tốt bài văn của mình.

Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/viet-doan-van-ghi-lai-cam-nghi-ve-bai-tho-luc-bat-ve-tham-me/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button