Nội dung chính
Bạn đang xem bài: Soạn bài Việt Bắc – Soạn văn 12
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Trả lời:
– Hoàn cảnh sáng tác: Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cái bộ và chiến sĩ cách mạng.
– Sắc thái tâm trạng của bài thơ: Đó là một tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.
Bạn đang xem: Soạn bài Việt Bắc
– Soạn văn 12
– Lối đối đáp: Hai nhân vật đều xưng – gọi là “mình” và “ta” là thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng, tạo ra sự đồng vọng, là sự phân thân của cái tôi trữ tình.
Câu 2: Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
Trả lời:
* Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ quê hương cách mạng.
– Vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm nắng chiều trăng khuya… Đặc biệt là “bức tranh tứ bình” của Việt Bắc qua bốn mùa:
+ Mùa đông với rừng xanh, hoa chuối đỏ
+ Mùa xuân với rừng mơ nở trắng rừng.
+ Mùa hạ với tiếng ve, với ánh nắng.
+ Mùa thu với ánh trăng yên bình.
– Thiên nhiên trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn khi có sự gắn bó với con người:
+ Cảnh làng bản ấm cúng.
+ Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu.
+ Cảnh thơ mộng, ân tình: Nhớ gì như nhớ người yêu.
+ Cảnh sinh hoạt đặc trưng của Việt Bắc.
=> Những câu thơ được sắp xếp xen kẽ, cứ một câu tả cảnh lại có một câu người, thể hiện sự gắn bó giữa cảnh và người.
* Hồi tưởng về con người Việt Bắc
– Trong hồi tưởng, nhà thơ nhớ đến những con người Việt Bắc, trên cái phông chung của núi rừng. Tác giả nhớ người đi rừng: “Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”, “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, và nhớ “tiếng hát ân tình thuỷ chung” của người Việt Bắc.
– Nhớ đến cuộc sống thanh bình êm ả.
– Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng chan chứa tình yêu thương:
Thương nhau chia củ sắn bùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
=> Đó là cảnh sinh hoạt bình dị của người dân Việt Bắc. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và sự đùm bọc, che chở cho cách mạng, hi sinh tất cả vì kháng chiến, dù cuộc sống còn rất khó khăn.
Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao?
Trả lời:
Trong hồi tưởng, tác giả nhớ về những kỉ niệm kháng chiến, những khung cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi nổi của dân công và chiến sĩ:
– Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.
– Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan: Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
– Đó là vẻ đẹp của “thế trận” rừng núi đã cùng ta đánh giặc:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
– Đó là khung cảnh hùng tráng của bức tranh “Việt Bắc xuất quân”, đầy hào khí, chỉ mới ra quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay.
– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu đã được nhà thơ Tố Hữu khắc hoạ thật đẹp và đầy ấn tượng.
– Vai trò của Việt Bắc là chiếc nôi của cách mạng và kháng chiến, nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho cán bộ chiến sĩ từ những ngày đầu của cách mạng và sau này là kháng chiến chống Pháp.
Câu 4: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích.
Trả lời:
– Thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thông của dân tộc được sử dụng nhuần nhị, uyển chuyển và sáng tạo.
– Sử dụng kết cấu đối đáp thường gặp trong dân ca, tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta – mình được dùng rất sáng tạo trong bài thơ.
– Các hình ảnh quen thuộc, đại chúng theo lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu, mình về mình có nhớ ta.
– Biện pháp so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.
– Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm ân tình, khi mạnh mẽ, hùng tráng.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục