Nhiều lợi ích của việc tận dụng Internet trong kinh doanh đã thúc đẩy nhiều tổ chức thiết lập sự hiện diện trực tuyến hơn. Điều này tạo ra nhiều dấu chân kỹ thuật số (digital footprint) trực tuyến hơn, khiến mọi chủ doanh nghiệp dễ bị tấn công mạng.
Điều thú vị là việc bị hack không hoàn toàn là lỗi của kẻ tấn công. Là chủ sở hữu mạng, nếu bạn không bảo mật hệ thống của mình, bạn sẽ phải chịu hậu quả trong trường hợp bị tấn công.
Bạn đang xem bài: Attack Surface Management (ASM) là gì?
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu thêm về Attack Surface Management (ASM) và cách có thể sử dụng nó để tăng cường bảo mật mạng của mình.
Attack Surface Management là gì?
Attack Surface Management là quá trình giám sát, đánh giá và bảo mật các thành phần trong mạng, nhằm chống lại các cuộc tấn công mạng.
Đó là quá trình thực hiện một nhiệm vụ bảo mật từ góc độ của kẻ tấn công để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra trong tương lai. Điều này làm cho Attack Surface Management trở thành mối quan tâm chính của bất kỳ giám đốc an ninh, giám đốc công nghệ hoặc bất kỳ nhân viên an ninh mạng nào khác.
Có hai loại ASM: Kiểm soát các cuộc tấn công từ bên ngoài và bên trong tổ chức.
1. Kiểm soát các cuộc tấn công từ bên ngoài
Kiểm soát các cuộc tấn công từ bên ngoài là quá trình quản lý những tài sản tiếp xúc với Internet bằng cách thu hẹp mọi entry point (điểm vào) dễ bị tấn công. Nó được thực hiện thông qua việc phát hiện, phân loại và phân bổ điểm rủi ro một cách có hệ thống cho tất cả mọi tài sản có thể nhận biết được, sau đó giảm bớt những điểm này.
2. Kiểm soát các cuộc tấn công từ bên trong tổ chức
Như tên gọi cho thấy, đây là việc quản lý các hoạt động trên những tài sản chỉ có thể truy cập được từ bên trong một tổ chức. Trong hầu hết các trường hợp, việc kiểm soát này không diễn ra trực tuyến mà ngay bên trong công ty.
Các công cụ ASM
Một số công cụ giúp bạn dễ dàng thực hiện ASM một cách hiệu quả. Những công cụ này phơi bày các điểm mù tiềm ẩn và những tiến trình cho phép kẻ tấn công né tránh các lớp phòng thủ cứng rắn để bảo vệ mạng.
Một số công cụ phổ biến trên thị trường bao gồm Sandbox Attack Surface Analysis Tools from Google, Rapid7 InsightVM, UpGuard BreachSigh, OWASP Attack Surface Detector và CoalFire Attack Surface Management, cùng nhiều công cụ khác.
Tại sao Attack Surface Management lại quan trọng?
Theo một báo cáo, khoảng 27% số lần xuất hiện phần mềm độc hại có liên quan đến ransomware. Các cuộc tấn công ransomware thường nhắm mục tiêu tới những doanh nghiệp nhỏ và lớn cứ mỗi 11 giây một lần. Những cuộc tấn công liên tục vào các doanh nghiệp là lý do cơ bản khiến mọi công ty nên có quan điểm nghiêm túc về an ninh mạng.
Hãy xem một số lý do tại sao Attack Surface Management lại quan trọng.
1. Phát hiện cấu hình sai
Attack Surface Management giúp phát hiện các cấu hình sai trong cài đặt tường lửa, hệ điều hành hoặc trang web. Nó cũng hữu ích trong việc phát hiện ransomware, virus, mật khẩu yếu, phần mềm lỗi thời và phần cứng dễ bị tấn công.
2. Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và quyền sở hữu trí tuệ
Với Attack Surface Management, việc bảo mật dữ liệu nhạy cảm và tài sản trí tuệ sẽ dễ dàng hơn. Thay vì xâm nhập vào hệ thống của bạn một cách tự do để truy cập những thông tin bí mật như vậy, những kẻ tấn công sẽ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ.
Khi được triển khai đúng cách, Attack Surface Management cũng giúp giảm thiểu rủi ro, do tài sản CNTT đã được ẩn đi. Cũng giống như các hệ thống phát hiện xâm nhập thu nhận những tín hiệu độc hại xung quanh mạng của bạn, nó sẽ thông báo và loại bỏ quyền truy cập không chính đáng.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/attack-surface-management-asm-la-gi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp