Giáo dục

Bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc – Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất.

Đề bài:

Bạn đang xem bài: Bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 114 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Việt Bắc – Phần 2: Tác phẩm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 114 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

– Cảnh vật của núi rừng Tây Bắc trong con mắt của tác giả:

   + Thiên nhiên mang vẻ khắc nghiệt, hình ảnh “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” . Đây là thiên nhiên thể hiện nỗi vất vả, gian nan, vất vả, khốc liệt.

   + Ngoài thiên nhiên đó ra, con người con bị lưu luyến bởi những hình ảnh khó quên như hình ảnh khói bếp,  cảnh thiên nhiên đẹp của bốn mùa Tây Bắc. Con người đang bị hòa quyện vào không gian của cảnh núi rừng Tây Bắc rộng lớn.

– Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:

Nhớ sao lớp học i tờ
         …
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

– Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên.

   + Đó là hình ảnh người mẹ “địu con lên rẫy” trong cái nắng cháy lưng, người lao động tự tin chủ động với hình ảnh “dao gài thắt lưng”; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo “chuốt từng sợ giang”; gợi cảm nhất là hình ảnh “cô gái hái măng một mình” giữa rừng hoa vàng.

   + Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn “miếng cơm chấm muối” nhưng “đắng cay ngọt bùi” cùng chia sẻ, gánh vác.

Cách trả lời 2

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên:

a) Qua lời của người ở lại:

Thiên nhiên Việt Bắc:

– “Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” nhịp thơ 4/4, biện pháp đối có tính chất bổ sung, khái quát sự khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trở thành thứ lửa tô luyện bản lĩnh và đúc lên khối tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến.

– Nhớ về những ngày ở chiến khu “Miếng cơm… vai”

   + Vế 1: diễn tả cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.

   + Vế 2: cả hai cùng chung mối thù giai cấp, thù dân tộc, chung chí hướng cao đẹp.

→ Những ngày ở chiến khu thật gian nan nhưng sâu nặng, nghĩa tình.

– Nhớ về con người Việt Bắc: thủ pháp nghệ thuật đối:

   + Lau xám >

   + Hắt hiu >

→ Nhằm tô đậm tấm lòng thủy chung, son sắt của con người Việt Bắc với cách mạng, kháng chiến, nhớ về những ngày đầu xây dựng căn cứ cách mạng: “Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh” – giai đoạn gian khổ mà hào hùng, đánh dấu sự lớn mạnh của cách mạng và kháng chiến, nhớ về Việt Bắc là nhớ về chính mình:

“Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

b) Qua lời của người ra đi: Kỉ niệm sâu nặng về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong những ngày kháng chiến.

Thiên nhiên Việt Bắc: Được hiện lên qua nỗi nhớ của người ra đi:

– Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc ở những thời điểm khác nhau: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.

– Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc ở những không gian khác nhau:

   + Rừng nứa bờ tre.

   + Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…

→ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người miền xuôi với những gì cụ thể nhất, thân thiết nhất. Qua đó thấy được tình cảm thủy chung của con người Việt Bắc, của người cán bộ kháng chiến với quê hương cách mạng.

– Nhớ về con người Việt Bắc:

   + Những người chia ngọt sẻ bùi với cán bộ cách mạng.

   + Nhớ về bà mẹ Việt Bắc: tần tảo, giàu đức hi sinh.

   + Nhớ về không gian sinh hoạt của con người thời kháng chiến: “Nhớ sao lớp học i tờ…”

   + Nhớ về nhịp sống ngàn đời của họ: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều…”

→ Những chuỗi âm thanh ấy gợi ra cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân Việt Bắc.

– Tuyệt vời nhất là nhớ về thiên nhiên hài hòa với con người Việt Bắc:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về tớ nhớ những hoa cùng người…”

→ Cảnh và người ở mỗi cặp câu lại có sắc thái riêng theo từng mùa tạo nên bức tranh từ bình dị về hoa và người Việt Bắc: cảnh vật hiện lên như một bức tranh tứ bình với đủ bốn mùa, trong đó mỗi mùa lại có những nét đặc sắc riêng.

Cách trả lời 3

a.  Hồi tưởng về thiên nhiên Việt Bắc.

Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ quê hương cách mạng.

–  Vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm nắng chiều trăng khuya… Đặc biệt là “bức tranh tứ bình” của Việt Bắc qua bốn mùa:

+ Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

+ Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng

+ Mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng

+ Mùa thu: Rừng thu trăng gọi hoà bình

–   Thiên nhiên trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn khi có sự gắn bó với con người:

+ Cảnh làng bản ấm cúng:

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

+ Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu:

Nhớ sao lớp học i tờ …

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

+ Cảnh thơ mộng, ân tình:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

+ Cảnh sinh hoạt đặc trưng của Việt Bắc:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đem nện cối đều đều suối xa

Những câu thơ được sắp xếp xen kẽ, cứ một câu tả cảnh lại có một câu người, thể hiện sự gắn bó giữa cảnh và người.

 b.  Hồi tưởng về con người Việt Bắc

–   Trong hồi tưởng, nhà thơ nhớ đến những con người Việt Bắc, trên cái phông chung của núi rừng. Tác giả nhớ người đi rừng: “Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”, “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, và nhớ “tiếng hát ân tình thuỷ chung” của người Việt Bắc.

–   Nhớ đến cuộc sống thanh bình êm ả:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa

–    Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng chan chứa tình yêu thương:

Thương nhau chia củ sắn bùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

Đó là cảnh sinh hoạt bình dị của người dân Việt Bắc. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và sự đùm bọc, che chở cho cách mạng, hi sinh tất cả vì kháng chiến, dù cuộc sống còn rất khó khăn.

Cách trả lời 4

Qua dòng hồi tưởng, vẻ đẹp của Việt Bắc hiện lên gần gũi, nên thơ:

– Vẻ đẹp trải dài theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya.

   + Bức tranh tứ bình của Việt Bắc : ( mùa xuân: mơ nở trắng rừng/ mùa đông: hoa chuối đỏ tươi/ mùa hạ: ve kêu rừng phách đổ vàng/ mùa thu: trăng gọi hòa bình)

– Thiên nhiên trở nên đẹp và hữu tình khi có sự gắn bó của con người:

   + Thiên nhiên có sự khắc nghiệt riêng của núi rừng Tây Bắc

   + Có những khoảnh khắc đẹp, thơ mộng

   + Hình ảnh khó quên: khói bếp, sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương

   + Âm thanh của nhịp sống yên bình, yên ả

-> Thiên nhiên Việt Bắc là sự giao hòa bốn mùa hòa với không khí kháng chiến, vất vả, gian khổ nhưng lạc quan, hào hùng

   + Cảnh làng bản ấm cúng

   + Cảnh chiến khu sinh hoạt

   + Cảnh lãng mạn, ân tình

b, Những hồi tưởng về con người Việt Bắc

– Trong dòng hồi tưởng, nhà thơ nhớ tới con người Việt Bắc trên nền chung của núi rừng

   + Nhớ tới con người Tây Bắc gắn với những hoạt động sinh hoạt đặc trưng: cô em gái hái măng, người đan nón, người đi rừng, nhớ tiếng hát ân tình thủy chung

   + Cuộc sống kháng chiến khó khăn nhưng có sự sẻ chia, đồng cảm:

Thương nhau chia củ sắn bùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng

-> Tác giả nhớ tới tình cảm nghĩa tình, những ngày được đồng bào Tây Bắc che chở, đùm bọc dù cuộc sống khó khăn, gian khổ

Tham khảo thêm:

  • Phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài Việt Bắc
  • Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc – Phần 2: Tác phẩm tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Việt Bắc – Phần 2: Tác phẩm

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bai-2-trang-114-sgk-ngu-van-12-tap-1/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button