Giáo dục

Bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1

   Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chữ người tử tù chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Bạn đang xem bài: Bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?.

Trả lời bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chữ người tử tù tối ưu nhất, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Cảnh cho chữ diễn ra trong khung cảnh:

– Thời gian: vào một đêm ở trại giam tỉnh Sơn.

– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

– Ánh sáng: bó đuốc tẩm dầu đỏ rực, vuông lụa trắng tinh.

– Con người:

+ Huấn Cao: cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên vuông lụa trắng tinh.

+ Quản ngục: khúm núm, cất những đồng tiền.

+ Thơ lại: run run bưng chậu mực.

→ Đó là cảnh tượng chưa nay xưa từng có:

– Cảnh cho chữ không diễn ra ở thư phòng sạch sẽ mà lại diễn ra trong ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu và ẩm ướt.

– Người nghệ sĩ sáng tạo: cổ đeo gông, chân viếng xiềng, kẻ tử tù đại nghịch, sắp phải rơi đầu.

– Tử tù ở tư thế bên trên oai phong, uy nghi, ngược lại với kẻ đại diện cho quyền thế (quản ngục, thơ lại) thì khúm núm, run run.

=> Trong chốn ngục tù ấy, cái đẹp, cái thiện và cái cao cả đã chiến thắng và tỏa sáng. Đây là việc làm của kẻ tri âm, tri kỉ, của một tấm lòng với một tấm lòng. Cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tài đang hòa vào nhau để sáng tạo cái đẹp.

Cách trình bày 2

– Nguyễn Tuân dụng công miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao

    + Việc cho chữ- hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám

    + Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù

    + Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >

    + Trật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục

⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao.

Cách trình bày 3

* Địa điểm cho chữ đặc biệt:

– Thông thường người ta cho chữ và xin chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, tôn nghiêm, trang trọng.

– Cảnh cho chữ và xin chữ trong tác phẩm diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, xưa nay chỉ tồn tại cái xấu và cái ác.

* Thời điểm cho chữ đặc biệt:

– Thông thường người ta cho chữ khi tâm trạng thoải mái, thư thái, thanh thản, tâm tĩnh.

– Thời điểm cho chữ ở tác phẩm là đêm trước khi Huấn Cao đi chịu án tử hình, dành trọn những phút cuối đời để tặng lại cái đẹp cho đời, cho tấm lòng ở đời  ⟶ đặc biệt.

* Vị thế của người cho chữ và xin chữ đặc biệt:

– Người cho chữ là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp lại ở vị thế của tử tù; vốn là đối tượng cần được giáo dục, cảm hóa lại ban phát những lời khuyên chí tình cho quản ngục.

– Người xin chữ ở vị thế quản ngục, cai quản tử tù, tiếp nhận, bái lĩnh những lời khuyên của tử tù.

=>  Vị thế trên bình diện xã hội khác, trên bình diện nghệ thuật lại khác.

=> Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ thống trị làm chủ mà là người làm tù làm chủ. Cái thiện vẫn hiện lên mạnh mẽ chiến thắng được cái ác. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người. 

Cách trình bày 4

Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện nổi bật và tập trung nhất trong cái đêm ông cho chữ viên quản ngục. Bằng khả năng sử dụng vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo, Nguyễn Tuân đã rất dụng công để khắc tạc lèn một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, trong đó, nổi bật là vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật ông Huấn Cao. Huấn Cao biết được tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ, cảnh cho chữ diễn ra vào ban đêm trong ngục tù tăm tối, đó là một tình huống oái oăm, cuộc kỳ ngộ đầy kịch tính giữa người cho chữ và người xin chữ tại một hoàn cảnh trớ trêu, nơi tăm tối đó chính là ngục tù. Xét trên bình diện xã hội họ là kẻ thù của nhau, nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỷ.Lúc nửa đêm vài canh giờ trước khi ra pháp trường, trong không gian trật hẹp ẩm ướt tối tăm, bẩn thỉu, khói thuốc nghi ngút, dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu là hình ảnh ba cái đầu chụm lại.Đó là một người tù cổ mang gông, chân vướng xiềng, tay vung bút viết, đang tô đậm những nét chữ trên vuông lụa trắng tinh, bên cạnh viên quản ngục khúm núm còn thầy thơ lại thì run run.Có thể thấy rằng, đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, bởi lẽ việc cho chữ diễn ra trong nhà tù trật hẹp, tối tăm, bởi người nghệ sĩ sáng tạo trong bối cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và bởi người tử tù lúc này lại ở tư thế bề trên, uy nghi lồng lộng, còn kẻ uy uyền lại khúm núm, run rẩy, kính cẩn vái lạy.Cái thiện, cái thiên lương đã thắng thế.

Với bút pháp bậc thầy về ngôn ngữ, tác giả đã dựng lên được nhóm tượng đài thiên lương. Trong chốn ngục tù ấy cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chiến thắng và toả sáng. Đây là việc làm của kẻ tri âm dành cho người tri kỷ, của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng. Cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tâm cái tài đang hoà vào nhau để sáng tạo cái đẹp.

Cách trình bày 5

– Không gian: cảnh cho chữ vốn thanh tao, tươi sáng, đẹp đẽ lại diễn ra trong chốn tù ngục dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp, dất đầy phân chuột phân gián.

– Trật tự kỉ cương của nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, cái lương thiện, thanh cao còn ngục quan vốn đại diện cho công lí lại trở nên nhỏ bé, hèn mọn.

– Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ thống trị làm chủ mà là người làm tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người.

Tham khảo: Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

-/-

Bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chữ người tử tù trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bai-4-trang-114-sgk-ngu-van-11-tap-1/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button