Giáo dục

Bài tập luyện tập Cấu tạo Vỏ nguyên tử – Hóa lớp 10

Ở nội dung các bài trước các em biết các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

Bài học này chúng ta sẽ giải một số bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử qua đó rèn luyện kỹ năng xác định số electron của các lớp và số electron lớp ngoài cùng. Đồng thời củng cố kiến thức về phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử; Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp và cấu hình electron của nguyên tử.

Bạn đang xem bài: Bài tập luyện tập Cấu tạo Vỏ nguyên tử – Hóa lớp 10

I. Cấu tạo vỏ nguyên tử – kiến thức cần nhớ

1. Lớp và phân lớp electron

• Số electron tối đa ở lớp thứ n (1, 2, 3, 4) là: 2n2 

• Số electron tối đa ở mỗi phân lớp là: s2; p6; d10; f14.

Số thứ tự lớp (nn) 1 2 3 4
Tên của lớp K L M N
Số electron tối đa 2 8 18 32
Số phân lớp 1 2 3 4
Kí hiệu phân lớp 1s 22p 333d 4444f
Số electron tối đa ở phân lớp và ở lớp 2 (2,6)8 (2,6,10)18 (2,6,10,14)32

2. Mối liên hệ giữa lớp electron ngoài cùng với loại nguyên tố

– Lớp electron ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tố, sẽ bão hòa bền với 8e (trừ heli (He) có 2ngoài cùng).

Cấu hình electron lớp ngoài cùng

ns1

ns2

ns2np1

ns2np2

ns2np3

ns2np4

ns2np5

ns2np6

(He:1s2)

Số electron thuộc lớp ngoài cùng 12 hoặc 3 4 56 hoặc 7 8 (2 ở He)
Loại nguyên tố

Kim loại

(trừ HHeB)

Có thể là kim loại hoặc phi kim Thường là phi kim Khí hiếm
Tính chất cơ bản của nguyên tố Tính kim loại Có thể là tính kim loại hay tính phi kim Thường có tính phi kim Tương đối trơ về mặt hóa học

II. Bài tập về Cấu tạo vỏ nguyên tử

* Bài 1 trang 30 SGK Hóa 10: Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?

* Lời giải Bài 1 trang 30 SGK Hóa 10:

– Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

– Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

– Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

– Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

* Bài 2 trang 30 SGK Hóa 10: Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao?

* Lời giải Bài 2 trang 30 SGK Hóa 10:

– Các electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn lớp L vì gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thấp hơn.

* Bài 3 trang 30 SGK Hóa 10: Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.

* Lời giải Bài 3 trang 30 SGK Hóa 10:

– Trong nguyên tử, các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.

– Ví dụ: Liti (Li), Natri (Na) có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại; Oxi (O) và Lưu huỳnh (S) đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

* Bài 4 trang 30 SGK Hóa 10: Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi:

a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?

c) Đó là nguyên tố kim loại hay phi kim?

* Lời giải Bài 4 trang 30 SGK Hóa 10:

– Nguyên tử có 20 electron nghĩa là có 20 proton hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 20.

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2.

a) Nguyên tử có 4 lớp electron

b) Lớp ngoài cùng có 2 electron

c) Đó là kim loại.

* Bài 5 trang 30 SGK Hóa 10: Cho biết số electron tối đa ở các phân lớp sau:

 a) 2s.   b) 3p.    c) 4s.    d) 3d.

* Lời giải Bài 5 trang 30 SGK Hóa 10:

 a) 2s2.    b) 3p6.    c) 4s2.    d) 3d10

* Lời giải Bài 9 trang 30 SGK Hóa 10:

a) 2 nguyên tố có tối đa 8 electron ở lớp ngoài cùng là:  

 160143999910m5nskwkh : 1s22s22p6 ⇒ có 8e lớp ngoài cùng

 1601440003sd36i4tlzg : 1s22s22p63s23p6 ⇒ có 8e lớp ngoài cùng

b) 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng là:

 16014400076rn1megkiv : 1s22s22p63s1 ⇒ có 1 e lớp ngoài cùng

 1601440011oh8iu5jn5p : 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ có 1 e lớp ngoài cùng

c) 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng là:

 16014400165vwvnrip47 : 1s22s22p5 ⇒ có 7e lớp ngoài cùng

 1601440020bkennsh6ww : 1s22s22p63s23p5 ⇒ có 7e lớp ngoài cùng

Như vậy, với bài viết củng cố lại kiến thức và một số bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử ở trên các em cần ghi nhớ về lớp và phân lớp electron và mối liên hệ giữa electron lớp ngoài cùng với loại nguyên tố. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Tmdl.edu.vnghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button