Giáo dục

Bài tập luyện tập tính chất hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất – Hóa 12 bài 28

Ở các bài học trước các em đã biết tính chất hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ cùng một số hợp chất quan trọng của chúng như NaOH, KNO3, Na2CO3, Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4 và nước cứng.

Trong bài viết này, chúng ta cùng ôn tập lại một số tính chất hóa học của Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất quan trọng của chúng. Đặc biệt là giải một số bài tập cơ bản về kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất khi tác dụng với axit.

Bạn đang xem bài: Bài tập luyện tập tính chất hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất – Hóa 12 bài 28

I. Tóm tắt lý thuyết cần nhớ

1. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ

a) Kim loại kiềm:

– Vị trí trong bảng HT tuần hoàn: Nhóm IA

– Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1

– Tính chất hóa học đặc trưng: Tính khử mạnh nhất trong các kim loại: 15765731666emuttov6r 1639482468

– Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogenua: 1576573167b75dcpqq1j 1639482468

b) Kim loại kiềm thổ

– Vị trí trong bảng tuần hoàn: Nhóm IIA

– Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2

– Tính chất hóa học đặc trưng: Có tính khử chỉ sau kim loại kiềm: 1576573168k6kj83pgli 1639482469

– Điều chế:  1576573170nu0f6sdukd 1639482469

2. Một số hợp chất của kim loại kiềm

• NaOH: Natri hidroxit

– Là bazơ mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt: NaOH → Na+ + OH

• NaHCO3: Natri hidrocacbonat

 2NaHCO3 1576573171zzh2ftiicv 1639482469 Na2CO3 + CO2↑ + H2O

 NaHCO3 tác dụng với axit và với kiềm

• Na­2CO3: Natri cacbonat

– Là muối của axit yếu, có đầy đủ tính chất chung của muối.

• KNO3: 2KNO3  1576573171zzh2ftiicv 1639482469 2KNO2  +  O2

3. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

• Ca(OH)2: Canxi hidroxit

– Là ba zơ mạnh, dễ dàng tác dung với CO2: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

• CaCO­3: Canxi cacbonat

 CaCO3 1576573174riyw4rjqti 1639482470 CaO + CO2

• Ca(HCO3)2: Canxi hidrocacbonat

  Ca(HCO3)2  CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

• CaSO4: Canxi sunfat còn gọi là thạch cao

– Tùy theo lượng kết tinh trong tinh thể ta có:

 Thạch cao sống:  CaSO4.2H2O

 Thạch cao nung:  CaSO4.H2O

 Thạch cao khan:  CaSO4.

4. Nước cứng

a) Khái niệm

– Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

b) Phân loại:

– Nước cứng tạm thời: chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

– Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu: Chứa các muối clorua và sunfaat của canxi và magie.

– Nước cứng toàn phần: có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

c) Cách làm mềm nước cứng

– Phương pháp kết tủa

– Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion (hạt zeolit) hoạc nhựa trao đổi ion.

II. Bài tập về Kim loại kiềm kiềm thổ và hợp chất

* Bài 1 trang 132 SGK Hóa 12: Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối clorua. Khối lượng hidroxit trong hỗn hợp là:

A. 1,17 gam và 2,98 gam

B. 1,12 gam và 1,6 gam

C. 1,12 gam và 1,92 gam

D. 0,8 gam và 2,24 gam

° Lời giải bài 1 trang 132 SGK Hóa 12:

• Chọn đáp án: D. 0,8 gam và 2,24 gam

– Gọi x, y lần lượt là số mol NaOH và KOH

– Theo bài ra, hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch axit HCl ta có PTPƯ:

 NaOH + HCl → NaCl + H2O

 x(mol)           x(mol)

 KOH + HCl → KCl + H2O

 y(mol)          y(mol)

– Theo bài ra, hỗn hợp NaOH và KOH là 3,04 gam nên có:

 40x + 56y = 3,04   (1)

– Cũng theo bài ra và theo PTPƯ, thu được 4,15 gam hỗn hợp muối clorua (gồm NaCl và KCl) nên:

 58,5x + 74,5y = 4,15   (2)

– Lập hệ PT từ (1) và (2) và giải hệ này, ta được: x = 0,02 và y = 0,04

– Vậy khối lượng của hidroxit trong hỗn hợp là:

 mNaOH = 0,02.40 = 0,8 (g)

 mKOH = 0,04.56 = 2,24 (g)

* Bài 2 trang 132 SGK Hóa 12: Sục khí 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 10 gam.   B. 15 gam.   C. 20 gam.    D. 25 gam.

° Lời giải bài 2 trang 132 SGK Hóa 12:

• Chọn đáp án: C. 20 gam.

– Theo bài ra, ta có số mol CO2 là:

 1576575463dcfeek6821 1639482470 1

– Cũng theo bài ra, nCa(OH)2 = 0,25 (mol).

* Lưu ý khi giải các bài toán có khí CO2 tác dụng với kim loại kiềm, cụ thể ở đây là Ca(OH)2 thì ta làm như sau:

◊ Bước 1: Lập tỉ lệ: 1576575464e9nqkou5ws 1639482470

◊ Bước 1: So sánh k với 1

– Nếu k ≤ 1 ⇒ chỉ tạo muối CaCO3; Mọi tính toán theo số mol của CO2

 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

⇒ nCaCO3 = nCO2 => mCaCO3 = ?

– Nếu k ≥ 2 ⇒ chỉ tạo muối Ca(HCO3)2; Mọi tính toán theo số mol của Ca(OH)2

 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

– Nếu 1 < k < 2 ⇒ Tạo cả 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Tính toán theo số mol CO2 và Ca(OH)2

 CO2  +  Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

 x         x (mol)

2CO2  +  Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

 2y       y (mol)

– Từ PTPƯ và giả thiết bài toán, ta lập được hệ:

 15765754659rjp8hm8bo 1639482471

– Từ đó tìm được x và y.

* Trở lại bài toán:

– Ta có: 157657546781iu4g1tiq 1639482471

⇒ 1 < k <2 nên sẽ tạo hai muối:

– Ta có phương trình phản ứng:

 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O  (1)

  x         x              x(mol)

 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2    (2)

 2y         y               y(mol)

– Theo PTPƯ và theo bài ra, ta có:

 nCa(OH)2 = x + y = 0,25   (*)

 nCO2 = x + 2y = 0,3   (**)

– Giải hệ từ (*) và (**) ta được: x = 0,2 và y = 0,05

⇒ mCaCO3 = 0,2.100 = 20(g).

* Bài 3 trang 132 SGK Hóa 12: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng có tính vĩnh cửu

A. NaCl.   B. H2SO4.    C. Na2CO3.    D. HCl.

° Lời giải bài 3 trang 132 SGK Hóa 12:

• Chọn đáp án: C. Na2CO3.

– Vì nước cứng vĩnh cửu là nước chứa các ion:  Ca2+; Mg2+; SO42-; Cl– nên chọn chất làm kết tủa được ion Ca2+; Mg2+ sẽ làm mềm được nước, đó là Na2CO3

* Bài 4 trang 132 SGK Hóa 12: Có 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% về khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch axit HCl để lấy CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chúa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.

° Lời giải bài 4 trang 132 SGK Hóa 12:

– Ta có các PTPƯ sau:

 MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O  (1)

  x                                  x(mol)

 BaCO3 +  2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O  (2)

 y                                   y(mol)

 CO2  +  Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.      (3)

 (x+y)    (x+y)mol

– Theo PTPƯ (1), (2) và (3), để lượng kết tủa B thu được là lớn nhất thì:

 nCO2 = nMgCO3 + nBaCO3 = 0,2 mol

– Gọi x và y lần lượt là số mol của MgCO3 và BaCO3 ta có:

 ΣnCO2 = x + y = 0,2  (*)

– Theo bài ra, thì hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có khối lượng 28,1 gam nên có:

 Σmhh = 84x + 197y = 28,1  (**)

– Giải hệ từ (*) và (**) ta được x = 0,1 và y = 0,1

⇒ Khối lượng MgCO3 trong hỗn hợp là: mMgCO3 = 0,1.84 = 8,4(g).

⇒ a = %MgCO3 = 1576630625olw3geftkt 1639482471.100% = 29,89%

* Bài 5 trang 132 SGK Hóa 12: Cách nào sau đây có thể điều chế được kim loại Ca?

A. Điện phân dung dịch có màng ngăn.

B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

C. Dùng Al để khử oxit CaO ở nhiệt độ cao.

D. Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.

° Lời giải bài 5 trang 132 SGK Hóa 12:

• Chọn đáp án: B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

 1576630626muyol69n9i 1639482471

* Bài 6 trang 132 SGK Hóa 12: Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là:

A. 0,05 mol.    B. 0,06 mol.    C. 0,07 mol.    D. 0,08 mol.

° Lời giải bài 6 trang 132 SGK Hóa 12:

• Chọn đáp án: C. 0,07 mol.

– Các PTPƯ hóa học xảy ra:

 

 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)

 0,03                   0,03 (mol)

 2CO2 + Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2      (2)

 0,04                    0,02 (mol)

 Ca(HCO3)2 157663062727i6y4l56n 1639482472 CaCO3↓ + CO+ H2O    (3)

 0,02              0,02 (mol)

– Theo PTPƯ (1) thì lượng kế tủa ban đầu là 3 gam nên:

 1576630629r1kws9zccm 1639482472

– Khi lọc kết tủa, đun nóng thì Ca(HCO3)2 tạo thêm kết tủa theo PTPƯ (3) nên có số mol CaCO3 kết tủa thêm là:

 1576630630bywsfrkcrc 1639482472 

– Theo PTPƯ  (3) thì: nCa(HCO3)2 = nCaCO3 = 0,02 (mol).

– Như vậy tổng số mol CO2 là: 

 a = nCO2 = nCO2(1) + nCO2(2) = 0,03 + 2.0,02 = 0,07 (mol).

Hy vọng với bài viết về Bài tập luyện tập tính chất hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bai-tap-luyen-tap-tinh-chat-hoa-hoc-cua-kim-loai-kiem-kiem-tho-va-hop-chat-hoa-12-bai-28/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button